Axit là gì? Tính chất, những ứng dụng quan trọng của axit | Hải Tiến
Axit là một hợp chất có độ pH bé hơn 7, được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Hãy đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm về chất hóa học này.
Axit là gì và có những loại nào? Cách xác định độ mạnh, yếu và tính chất của hợp chất này? Axit được ứng dụng để làm gì? Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả, đặc biệt là các bạn học sinh. Hãy cùng Giấy Hải Tiến tìm hiểu thêm về hợp chất hóa học này qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Axit là gì?
Đây là một hợp chất hóa học có có nồng độ pH < 7, công thức tổng quát có dạng HxA, có vị chua và tan trong nước tạo thành dung dịch. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu và ngược lại độ pH càng ít thì tính axit càng mạnh.
Ngoài ra, còn một cách định nghĩa axit khác như sau: “ axit là các phân tử hay ion có khả năng nhường proton H+ cho bazơ hay nhận các cặp electron không chia từ bazơ”.
Phân loại axit
Axit được phân loại dự vào một số tiêu chí: tính chất hóa học, nguyên tử oxi và phân loại khác, cụ thể:
Phân loại dựa vào tính chất hóa học của axit
- Axit mạnh: Axit clohidric (HCl), axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3),…
- Axit yếu: axit cacbonic (H2CO3), Hydro sunfua (H2S)…
Phân loại axit dựa vào nguyên tử oxi
- Axit không có nguyên tử oxi: HCl, HBr, HI, H2S, HF…
- Axit có nguyên tử oxi: H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3…
Phân loại khác
- Vô cơ: H2SO4, HCl, HNO3,…
- Axit hữu cơ có công thức – RCOOH: CH3COOH, HCOOH,…
Tính chất vật lý của axit
- Có vị chua và có thể tan trong nước.
- Khi để da tiếp xúc với axit mạnh sẽ có cảm giác đau nhói.
- Do đây là chất điện li nên có thể dẫn điện.
Tính chất hóa học của axit
- Làm đổi màu các chất chỉ thị như quỳ tím, giấy đo độ pH và dung dịch phenolphtalein.
- Tác dụng được với một số kim loại tạo sản phẩm gồm muối và giải phóng khí hydro. Đối với H2NO3 và H2SO4 đặc nóng có thể tác dụng với hầu hết các kim loại, tạo khí SO2 hoặc NO2.
- Tác dụng với bazơ tạo sản phẩm muối và nước.
- Tác dụng với oxit bazơ tạo sản phẩm gồm muối và nước.
- Tác dụng với muối tạo sản phẩm gồm muối mới và axit mới.
Điều kiện xảy ra phản ứng
- Muối tham gia phản ứng phải tan được.
- Muối mới không thể hòa tan trong axit mới.
- Trong sản phẩm chứa một chất kết tủa hoặc bay hơi.
Cách xác định độ mạnh và yếu của axit
- Dựa vào sự linh động của nguyên tử Hidro trong axit để phân loại, nếu H càng linh động thì tính axit càng mạnh và ngược lại.
- Đối với những axit có oxy trong cùng một nguyên tố thì càng ít oxy axit sẽ càng yếu.
- Với những nguyên tố cùng chu kỳ trong bảng tuần hoàn, nếu nguyên tố của Axit đó có tính phi kim càng yếu thì Axit đó sẽ càng yếu.
- Với axit của nguyên tố cùng nhóm A thì Axit có nguyên tố oxi, tính axit sẽ tăng dần từ dưới lên; Axit không có nguyên tố oxi thì tính axit giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF.
- Với axit hữu cơ RCOOH thì nếu R đẩy electron (gốc R no), tính axit sẽ giảm; nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen,…), tính axit mạnh.
Axit có những ứng dụng quan trọng gì?
- Loại bỏ gỉ sắt và cả những sự ăn mòn khác từ kim loại.
- H2SO4 được dùng làm chất điện phân trong pin xe hơi.
- Các loại axit mạnh được dùng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến khoáng sản, hóa chất.
- Trong khai thác dầu, người ta bơm HCl vào tầng đá của giếng dầu để hòa tan một phần đá hay còn gọi là rửa giếng, từ đó tạo ra các lỗ hổng lớn hơn.
- Trộn HCl và HNO3 đặc với tỷ lệ 3:1 để hòa tan vàng và bạch kim bằng cách.
- Dùng làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản các loại đồ uống và thực phẩm.
- H2NO3 tác dụng với NH3 để tạo ra phân bón amoni nitrat.
- H2CO3 có thể được este hóa với rượu và cồn để tạo ra este.
- Trong giới y học, các loại axit như acetylsalicylic, axit boric, axit clohydric, amino axit, axit nucleic, axit cacbonic,…đều được chứng minh là có công dụng rất quan trọng.
Trên đây là các thông tin về axit mà Giấy Hải Tiến đã tổng hợp và muốn gửi đến bạn đọc. Ngoài ra, nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm các kiến thức khác hoặc mua các loại đồ dùng phục vụ việc học tập thì hãy ghé ngay Giấy Hải Tiến nhé.