Auramax | Thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến con người và môi trường như thế nào?

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến con người và môi trường như thế nào?

Thực phẩm bẩn là một trong những vấn đề nhức nhối cho người tiêu dùng và cả người nuôi trồng. Hàng ngày người sản xuất thực phẩm lo lắng thực phẩm của họ không đạt chất lượng, dịch bệnh tấn công hay để tăng thêm lợi nhuận nên đã dùng nhiều biện pháp xử lý ngay cả việc sẳn sàng “tắm” lên thực phẩm của mình những hóa chất độc hại, mà không quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, không quan tâm đến việc gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường. Bài viết hôm nay sẽ nói về việc thực phẩm bẩn bẩn ảnh hưởng đến con người cũng như tác động đến môi trường như thế nào?

Dùng hóa chất để tẩm ướp thịt. Photo by internet

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Rau nhiễm bẩn là do quá trình trồng trọt, nhiều nông dân đã sử dụng nhiều loại hóa chất phun tưới lên rau củ quả, một lượng hóa chất dư thừa ngấm vào trong đất, ngấm vào nước và phát tán trong không khí góp phần gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc phun hóa chất lên các loại rau của quả thì việc vứt rác thải vô tội vạ ra khắp nơi cũng là một trong những hành động đầu độc môi trường. Những loại rác thải như bao bì, vỏ hộp hóa chất bảo quản thực vật, thuốc tăng trưởng hay những loại thực phẩm vứt ra ngoài môi trường mà không bỏ đúng nơi quy định sẽ bị phân hủy ngoài tự nhiên, trong quá trình phân hủy sẽ sản sinh ra chất độc, vi khuẩn gây bệnh sẽ phát tán ra môi trường xung quanh. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

Hóa chất được người sử dụng vứt thải vô tội vạ gây ô nhiễm môi trường. Photo by internet

Thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
Không chỉ có những người tiêu dùng mới chịu tác hại của thực phẩm bẩn mà ngay cả những người sản xuất thực phẩm bẩn cũng chịu ảnh hưởng. Trên thực tế những người nông dần sử dụng hóa chất để phun tưới lên các loại rau củ quả, những hóa chất này sẽ rơi xuống đất và ngấm vào nguồn nước sinh hoạt của họ. Với nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc, thói quen sử dụng nước ngầm, nước giếng để chế biến thức ăn sẽ bị nhiễm độc cao hơn nhiều lần so với người tiêu dùng sử dụng thực phẩm nhiễm bẩn.

Ngoài việc hóa chất ngấm vào trong nguồn nước thì hóa chất trong quá trình phun tưới lên rau củ quả sẽ lẫn vào không khí, bám vào đồ đạc ít nhiều, lâu dài sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại Việt Nam, cứ mỗi năm thì có 150 nghìn người mới mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, 250 nghìn người mắc ung thư mỗi ngày và có đến 75 nghìn người chết do sử dụng và tiếp xúc với thực phẩm bẩn. Đây là một trong những con số thống kê tố cáo thực phẩm bẩn là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư.

Vậy làm thế nào để hạn chế thực phẩm bẩn để bảo vệ sức khỏe, giảm ô nhiễm môi trường?
Để tránh cho những loại rau củ quả không bị nhiễm bẩn bởi các hóa chất bảo vệ thực vật, người nông dần nên hạn chế việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng hóa chất, sử dụng những biện pháp sinh học, giảm thiểu sử dụng lượng hóa chất ít nhất có thể trong quá trình chăm sóc rau củ quả của mình. Nếu sử dụng hóa chất để bảo vệ, chăm sóc rau củ quả cần tuân thủ lịch phun cụ thể, liều lượng hóa chất trong quá trình phun, khi chuẩn bị thu hoạch dừng phun từ 7 đến 10 ngày.

Đối với những mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, các cơ quan ban ngành cần kiểm định chất lượng rỏ ràng, nghiêm khắc sử phạt những cá nhân lợi dụng thuốc tăng trưởng, chất kích thích để bơm tẩm vào trong thịt, cá.

Về người tiêu dùng, để hạn chế những rũi ro thấp nhất những loại thịt cá cần được rửa sạch và kỹ, nấu chín trước khi ăn để giảm khả năng nhiễm độc, chọn những cơ sở uy tín để mua thịt cá, khi mua nên chọn những loại thịt cá có nguồn gốc rỏ ràng. Các loại rau củ quả cũng cần được rửa sạch với nước, rửa sạch tất cả kể cả những loại rau quả được gắn mác là “có thể dùng ngay không cần rửa với nước”. Có thể ngâm với nước rửa rau quả để nhanh chóng trung hòa, loại bỏ hóa chất, dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn hay ký sinh trùng bám trên rau củ quả.