Áp dụng phương pháp STEM trong dạy Hóa học như thế nào?
Mô hình giáo dục STEM ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên tại nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước. Với những môn “khó nhằn” như Hóa học, giảng dạy STEM là vô cùng cần thiết bởi nó đề cao tính thực tiễn, giúp học sinh tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để STEM trong dạy Hóa học đạt được hiệu quả, qua đó giúp học sinh được năng lực khả năng tư duy và sáng tạo của bản thân.
Mục Lục
Đặc thù của môn hóa học
Hóa học được giảng dạy chính thức ở cấp độ THCS và THPT, là một môn khoa học tưởng chừng xa lạ nhưng trên thực tế rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Ví dụ như trong lúc nấu ăn, các biến đổi chất xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn, hay bột giặt, phân bón, dược phẩm… là những ứng dụng của hóa học trong cuộc sống. Hóa học được đưa vào chương trình giảng dạy và trở thành một trong những môn học quan trọng trong các môn khoa học tự nhiên.
Tuy nhiên, Hóa học lại được coi là một trong những môn học khó nhất bởi lượng kiến thức lý thuyết dày đặc và đòi hỏi khả năng ghi nhớ tốt. Đặc biệt bảng tuần hoàn 118 nguyên tố hóa học trở thành “nỗi sợ” của nhiều người trên hành trình theo học bộ môn này.
Hiện nay, phương pháp giảng dạy truyền thống thường chỉ tập trung vào các lý thuyết, khái niệm “khô khan”, bắt học sinh phải học thuộc mà thiếu đi phần thực hành để người học có thể trải nghiệm và hiểu được bản chất của vấn đề được dạy. Điều này dễ sinh ra tâm lý chán nản, không gợi được sự hứng thú trong môn học cho nhiều bạn trẻ.
Để môn học này trở nên thú vị và dễ hiểu hơn, trong chương trình giảng dạy cần lồng ghép khéo léo lý thuyết và thực hành, khiến học sinh có thể vận dụng các kiến thức học được vào thực tế. Điều này sẽ khiến môn học tưởng như khô khan này trở nên gần gũi và đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức.
STEM áp dụng trong môn Hóa như thế nào?
Tại nhiều cơ sở giảng dạy, STEM đã được áp dụng vào môn Hóa học và đạt được những hiệu quả tích cực đối với học sinh và giáo viên. Hai yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho phương pháp này là giáo án STEM và sự kết hợp khéo léo giữa lý thuyết với thực hành trong quá trình giảng dạy của giáo viên.
Xây dựng giáo án STEM cho môn Hóa học
Trước mỗi buổi học, giáo viên phải luôn nghiên cứu và chuẩn bị giáo án cẩn thận bởi giáo án STEM rất quan trọng trong việc giảng dạy STEM Hóa học. Cụ thể như sau:
- Với giáo án đã được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng và khoa học thì việc truyền tải nội dung đến học sinh sẽ có sự bài bản, đi từ cái đơn giản đến phức tạp. Vì thế, khả năng tiếp cận của học sinh cũng dễ dàng hơn, góp phần tăng hứng thú cho người học.
- Giáo án stem hóa học sẽ được giáo viên phân bố chuẩn xác thời gian cho từng hoạt động. Điều này, giúp bài học diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đáp ứng tốt nhu cầu tiếp thu của học sinh đối với mỗi tiết học, hoạt động cụ thể.
- Thông qua giáo án stem hóa học, các giáo viên sẽ chủ động hơn trong quá trình truyền tải kiến thức. Đồng thời, giúp người dạy tự tin mỗi khi đứng lớp và biết cách vận dụng linh hoạt những phương pháp giảng dạy. Từ đó, đảm bảo người học tiếp nhận kiến thức tốt hơn.
- Giáo án stem hóa học sẽ giúp quá trình học tăng cường sự tương tác giữa người học với giáo viên. Vì thế, mọi thắc mắc của học sinh sẽ được giải đáp một cách hiệu quả, nhanh chóng. Nhờ vậy, việc tiếp thu bài học cũng tốt hơn.
Khác với cách soạn bài truyền thống thường dựa vào sách giáo khoa, lấy lý thuyết làm trung tâm, giờ đây giáo án STEM Hóa học lấy người học làm trung tâm, lồng ghép các nội dung trong sách theo các chủ đề gắn liền với thực tế và mang phong cách rất riêng của mỗi giáo viên. Kiến thức được truyền tải trở nên thực tế, không còn khô khan và khiến người học dễ tiếp nhận hơn.
Áp dụng STEM cho môn Hóa học như thế nào cho hiệu quả?
Ngoài chuẩn bị giáo án đầy đủ thì giáo viên cũng cần có kế hoạch dạy học hợp lý. Có như vậy mới mang lại hiệu quả giáo dục cao, đạt mục tiêu đề ra. Theo đó, dạy học STEM Hóa học cần chú ý những vấn đề sau:
Dạy học lý thuyết
Để học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập, thực hành thì yếu tố lý thuyết đóng vai trò quan trọng. Do vậy, trước hết giáo viên phải lên kế hoạch dạy học lý thuyết nội dung trong môn hóa học.
Thông qua học lý thuyết, học sinh sẽ nắm rõ cơ bản hơn về kiến thức. Đồng thời, tạo nền tảng để người học có thêm động lực tìm tòi, khám phá đối với những bài thực hành, lên ý tưởng tạo sản phẩm…
Cho học sinh thực hành
Một trong những đặc điểm nổi bật của chương trình giáo dục STEM là luôn gắn liền lý thuyết với thực hành. Vì thế, trong quá trình học lý thuyết, giáo viên cần đan xen những bài thực hành.
Những bài thực hành là cách để học sinh vận dụng kiến thức đã học được vào thực tế, làm ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống, công việc, con người. Bên cạnh đó, từ bài thực hành, học sinh sẽ là người tìm tài liệu, khám phá thông tin. Điều này sẽ rèn luyện tính sáng tạo, chủ động của các em.
Bên cạnh đó, thực hành cũng là cách hữu ích để học sinh rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, phản biện, kỹ năng giao tiếp… Đây đều là những kỹ năng cần thiết ở hiện tại và tương lai sau này.
Ngoài ra, giáo viên cũng cần linh hoạt các phương pháp giảng dạy để đạt mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
Hiện nay, các phương pháp dạy học được áp dụng nhiều là: giảng lý thuyết, cho làm việc nhóm, thảo luận, đặt câu hỏi và học sinh trả lời, thực hành… Đặc biệt, mô hình robot giáo dục rất được ưa chuộng. Bởi thông qua các mô hình này, học sinh được tiếp cận trực quan nên càng hứng thú hơn trong học tập và hỗ trợ việc học stem đạt hiệu quả cao.
Giảng dạy STEM trong Hóa học tại STEAMe GARTEN đã được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia tư vấn cùng tập thể giáo viên tâm huyết, nhờ đó đưa đến cho trẻ phương thức giảng dạy và học tập phù hợp để trẻ có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả và khơi dậy niềm yêu thích hóa học.