Áo tứ thân – Trang phục truyền thống của người Kinh Bắc xưa
Hình ảnh áo tứ thân, nón quai thao, đôi guốc mộc gắn liền với người phụ nữ Kinh Bắc ở thế kỷ 20. Thời điểm bấy giờ, loại trang phục này được mặc hàng ngày. Tuy nhiên, đến nay chúng ta chỉ thấy chúng ở những lễ hội lớn. Vậy, để hiểu rõ hơn về loại áo này bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin bài viết nhé!
Áo tứ thân là gì?
Áo tứ thân với tên gọi tiếng Anh là four – part dress. Loại trang phục này gồm có 4 mảnh, hai mảnh phía sau được may lại ở giữa sống lưng và dấu vào phía trong. Còn hai mảnh phía được thì được buộc lại với nhau để thõng tạo thành 2 tà ở giữa. Do đó khi mặc áo này không cần phải cài khuy. Chúng ta sẽ thường bắt gặp áo này đi với chiếc yếm, nón quai thao vào khăn mỏ quạ. Đây là hình ảnh quen thuộc của người dân Kinh Bắc thời xưa.
Hình ảnh áo tứ thân được miêu tả như thế nào?
Áo tứ thân gắn liền với làng quan họ Bắc Ninh. Do đó khi nhắc đến áo trong đầu mỗi người sẽ hiện lên hình ảnh những cô gái trong chiếc áo đầy uyển chuyển dịu dàng. Khi nhìn vào áo chúng ta sẽ thấy được áo được cấu tạo từ hai vạt và bốn tà. Mỗi chiếc áo sẽ có chiều dài qua đầu gối và không có khuy áo.
Thông thường mọi người sẽ mặc yếm ở bên trong. Bên cạnh đó chị em thường sử dụng thêm chiếc thắt lưng xanh để kết hợp giữa áo và váy đen hoặc quần. Ở phía ngoài chiếc áo với những tà áo buông xuống làm cho thân hình của các cô nàng trở nên thướt tha, gọn gàng hơn. Như thế là chúng ta đã có thể hình dung ra được một bộ xiêm y đẹp và rất tiện lợi dễ dàng di chuyển khi vui chơi, làm việc.
Các kiểu áo tứ thân hiện nay
Hiện nay, kiểu trang phục sẽ chỉ xuất hiện trong các ngày lễ truyền thống. Do đó, việc cải cách lại thành nhiều kiểu áo khác nhau là điều rất cần. Khi mà nhu cầu về thẩm mỹ ngày cao thì các chiếc áo cũng được thiết kế thành nhiều mẫu mã khác nhau. Dưới đây là một số mẫu áo đang được sử dụng phổ biến mọi người hãy tham khảo.
Áo dài tứ thân nữ
Đây là mẫu áo được biến tấu và đang được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Mẫu này sở hữu thiết kế khá kín đáo nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp trẻ trung và sự tươi mới. Áo dài tứ thân được may dài so với áo truyền thống và tạo thành váy. Phần váy của mẫu áo này có độ xòe và phần trong sẽ có một chiếc quần suông ống dài.
Áo tứ thân miền Bắc
Mẫu áo của miền Bắc ở hữu một vẻ đẹp duyên dáng và tinh tế. Mẫu áo này có phần lưng bao gồm 2 tấm vải ghép lại với nhau, còn 2 tà phía trước thì sẽ tách rời và sẽ được thắt lại với nhau ở phía trước. Kiểu miền Bắc sẽ được kết hợp với một chiếc quần lĩnh màu đen gần giống như váy và tạo nên bộ trang phục hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, mẫu áo này sẽ không thể kết hợp với chiếc nón quai thao được. Hiện nay, nó cũng không sử dụng thường xuyên chỉ mặc khi có những dịp đặc biệt. Người ta thường mặc mẫu áo miền Bắc với khăn mỏ quạ.
Áo dài tứ thân miền Nam
So với 2 mẫu áo tứ thân trên thì mẫu của miền Nam được thiết kế khá khác biệt. Áo sẽ có 3 phần riêng biệt, bao gồm: áo khoác ngoài, yếm mặc ở trong và váy đụp. Riêng phần áo yếm thì sẽ được thiết kế khá kín đáo và nó có một vài họa tiết được trang trí tạo nên vẻ đẹp độc đáo riêng.
Khá giống với áo của miền Bắc thì mẫu áo này cũng sẽ không có khuy và sử dụng 2 tà áo để thắt với nhau. Còn về phần váy thì sẽ được may bằng chất liệu vải dày. Chiều dài của váy thì sẽ rất dài nhưng không chạm gót và không quá xòe.
Áo yếm tứ thân nữ
Áo yếm là loại trang phục được mặc ở trong. Tuy nhiên, áo tứ thân yếm sẽ không cần phải có áo khoác ở bên ngoài. Khi đó, mẫu áo này sẽ mặc kết hợp với váy xòe ở dưới tạo nên vẻ đẹp trẻ trung cho người phụ nữ.
Phần áo yếm sẽ được thiết kế rất tinh tế với phần cổ áo được trang trí cách điệu với một vài chi tiết đặc sắc như đính đá để tạo sự nổi bật riêng. Kiểu áo này thường được những chị em có thân hình chuẩn sử dụng bởi nó có thể khoe được hết đường con trên cơ thể một cách tinh tế.
Áo tứ thân có điểm gì đặc biệt?
Áo tứ thân sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt so với những loại trang phục khác. Một chiếc áo này sẽ có 3 lớp cụ thể: Lớp ngoài cùng là 4 mảnh vải có hình dáng giống nhau, lớp thứ hai là áo cánh và lớp trong cùng là áo yếm.
Ở bên ngoài lớp áo sẽ dài từ cổ đến tận đầu gối, phần thân sau được khâu liền và tạo nên sống lương của áo. Lớp yếm bên trong dựa vào độ tuổi của người phụ nữ mà sẽ có những thiết kế khác biệt. Người lớn tuổi thì mặc áo màu đậm còn phụ nữ trẻ sẽ có áo yếm màu đỏ. Khi mặc áo thì người ta thường sử dụng thêm thắt lưng làm từ vải lụa.
Nguồn gốc ra đời của áo tứ thân
Hiện nay, không có ai biết rõ áo tứ thân ra đời chính xác từ lúc nào. Theo sử sách thì khoảng thời gian xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 vào năm 1920 đến 1930. Sau đó mẫu áo này được sử dụng hàng ngày như một bộ trang phục bình thường.
Trải qua quá trình phát triển dài như vậy nhưng chưa có một ai biết được nguồn gốc chính xác của áo này. Theo một số di sản khảo cổ còn sót lại thì đã thấy được hình ảnh của các mẫu áo có mặt trên các mặt của trống đồng và xuất hiện từ khoảng vài nghìn năm trước.
Sự ra đời của mẫu áo tứ thân còn được nhiều người truyền tai nhau qua một câu chuyện truyền thuyết. Cụ thể, trong cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược thì Hai Bà Trưng đã khoác lên một chiếc áo dài có tà áo giáp vàng. Do đó, để thể hiện sự tôn kính với vị nữ anh hùng này thì người dân mới mặc loại áo dài tứ thân.
Bên cạnh đó thì trên thực tế cũng có rất nhiều cách giải thích khác cho sự ra đời của các mẫu áo dài tứ thân. Tuy nhiên lý do phổ biến nhất vẫn là do cách thức và vật liệu dệt vải của người dân khi xưa còn khá đơn sơ. Do đó, người ta chỉ dệt được những tấm vải nhỏ và chỉ có thể tạo được những chiếc áo với việc ghép 4 tấm vải với nhau.
Những nét ý nghĩa tứ thân mang lại cho mọi người
Từ trước đến nay thì áo tứ thân không là một loại trang phục để hàng ngày của người phụ nữ Việt Nam. Mà nó sở hữu rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Với 2 tà phía trước và 2 tà ở phía sau là hình ảnh của cha mẹ chồng và cha mẹ đẻ đối với người phụ nữ. Chiếc áo yếm được may ở bên trong là hình ảnh của của 2 cha mẹ ấp ủ cho con.
Bên cạnh đó, 5 vị trí cố định ở trên áo là 5 hạt núi ngoài có tác dụng giữ nếp còn là biểu tượng của 5 đạo làm người: Tín, trí, lễ, nghĩa, nhân. Về hình ảnh 2 vạt áo phía trước được buộc chặt với nhau thể hiện tình cảm của vợ chồng gắn bó keo sơn và bền bỉ.
Như vậy, chiếc áo tứ thân này không đơn giản chỉ là một loại trang phục được sử dụng hàng ngày mà nó còn mang nhiều hình ảnh đẹp của người phụ nữ. Ông bà ta khi xưa thông qua thiết kế mẫu áo này còn truyền bá những đạo làm người, tư tưởng tốt đẹp đến cho con cháu đời sau.
Cách mặc áo tứ thân
Áo tứ thân được thiết kế khá đơn giản và vẻ ngoài thì dễ mặc. Tuy nhiên khi thực hành thì thực sự không dễ chút nào. Để mặc đẹp áo này thì chúng ta phải mặc phần yếm ở bên trong trước. Việc thắc yếm ở vị trí cổ cũng không thể quá lỏng. Nó phải được thắt sao cho ôm sát vào cơ thể để khoe vóng dáng của các chị em.
Ngoài ra, nếu bạn mặc quá lỏng nó thì nó sẽ bị thùng thình và mang lại cảm giác không gọn gàng. Riêng phần áo mặc bên ngoài thì chúng ta phải thắt ở vị trí lưng chừng eo. Như vậy vừa toát lên sự dịu dàng, nữ tính cho người mặc mà còn tôn dáng nữa.
So sánh tứ thân truyền thống và hiện đại
Hiện nay khi thời đại phát triển, nhu cầu về thẩm mỹ tăng cao khiến cho áo tứ thân được cách điệu so với trước. Hãy so sánh xem mẫu áo truyền thống và hiện đại có gì khác biệt ở nội dung bên dưới nhé!
Áo tứ thân truyền thống
Mẫu áo truyền thống thường được may từ những mảnh vải có chất liệu mềm mại và mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho mọi người. Thông thường, màu sắc được chọn là màu nâu, đen, tím. Còn phần áo phía ngoài thì sẽ may với màu áo nổi bật hơn để làm cho bộ trang phục trở nên nổi bật hơn nhiều.
Phần quần sẽ được may bằng vải lụa màu đen với thắt lưng vàng rất ấn tượng. Những chi tiết này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành những mẫu trang phục rất giản dị nhưng lại tinh tế. Ngoài ra, khi lựa chọn màu sắc thì mọi người cũng sẽ dựa vào độ tuổi.
Áo tứ thân hiện đại
So với mẫu áo truyền thống thì áo hiện đại được giới trẻ ưa chuộng hơn. Nó được thiết kế dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của hiện đại và truyền thống. Điều này tạo nên một bộ trang phục có nét ấn tượng riêng.
Áo hiện đại thường sẽ không sử dụng áo yếm nên phần cổ thường được may cao hơn một chút. Quần dài cũng sẽ được may nhỏ hơn để không bị vướng víu. Ngoài ra, họa tiết của áo cách tân cũng được thiết kế đặc sắc hơn rất nhiều.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về áo tứ thân của người Kinh Bắc xưa. Đây là một nét văn hóa lâu đời, đáng được gìn giữ và phát huy. Nếu mọi người còn muốn tìm hiểu thêm những nét đẹp về văn hóa của nước ta thì có thể tìm kiếm trên website này.