AnswerTest

Câu hỏi 1:

Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?

1- Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

2- Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

3- Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Câu hỏi 2:

Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?

1- Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ.

2- Không được phép.

3- Được phép tùy từng trường hợp.

4. Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình.

Câu hỏi 3:

Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm bạn phải đi ở làn đường nào?

1- Đi ở làn bên phải trong cùng.

2- Đi ở làn phía bên trái.

3- Đi ở làn giữa.

4- Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác

Câu hỏi 4:

Người lái xe sử dụng đèn như thế nào khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư vào ban đêm?

1- Bất cứ đèn nào miễn là mắt nhìn rõ phía trước.

2- Chỉ bật đèn chiếu xa (đèn pha) khi không nhìn rõ đường.

3- Đèn chiếu xa (đèn pha) khi đường vắng, đèn pha chiếu gần (đèn cốt) khi có xe đi ngược chiều.

4- Đèn chiếu gần (đèn cốt).

Câu hỏi 5:

Bạn đang lái xe phía trước có 1 xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?

1- Không được vượt.

2- Được vượt khi đang đi trên cầu.

3- Được phép vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông.

4- Được vượt khi đảm bảo an toàn.

Câu hỏi 6:

Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu nào?

1- Biển báo hiệu cố định.

2- Báo hiệu tạm thời

Câu hỏi 7:

. Biển báo hiệu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen là loại biển gì?

1- Biển báo nguy hiểm.

2- Biển báo cấm.

3- Biển báo hiệu lệnh.

4- Biển báo chỉ dẫn

Câu hỏi 8:

Biển nào cấm đi ngược chiều?

1. Biển 1.

2. Biển 2

3. Cả ba biển

Câu hỏi 9:

Biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt?

1. Biển 1

2. Biển 1 và biển 2

3. Biển 2 và biển 3

4. Cả 3 biển trên

Câu hỏi 10:

Biển nào báo hiệu đường 2 chiều?

1. Biển 1

2. Biển 2

3. Biển 3

Câu hỏi 11:

Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

1. Biển 1 và 2

2. Biển 2 và 3

3. Biển 2

4. Cả 3 biển

Câu hỏi 12:

“Dải phân cách” trên đường bộ gồm những loại nào?

1. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động

2. Dải phân cách gồm tường chống ồn, hộ lan cứng và hộ lan mềm

3. Dải phân cách gồm giá long môn và biển báo hiệu đường bộ

Câu hỏi 13:

Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?

1. 5 mét

2. 3 mét

3. 4 mét

Câu hỏi 14:

Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

1. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại

2. Người tham gia giao thông được đi tất cả các hướng

3. Người tham gia giao thông phải đi chậm lại

Câu hỏi 15:

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe đạp điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc (trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc) là bao nhiêu?

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2000.000 đồng

2 . Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Câu hỏi 16:

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (cả xe máy điện) có hành vi vi phạm nào sau đây bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng?

1. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h

2. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

3. Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Câu hỏi 17:

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (cả xe máy điện) có hành vi vi phạm nào sau đây bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng?

1. Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

2. Dừng, đỗ xe trên cầu

3. Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt.

Câu hỏi 18:

Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm gì?

1. Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

3. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

4. Tất cả các ý trên

Câu hỏi 19:

. Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là gì?

1. Phần mặt đường và lề đường

2. Phần đường xe chạy

3. Phần đường xe cơ giới

Câu hỏi 20:

Trong các khái niệm dưới đây khái niệm “dừng xe” được hiểu như thế nào là đúng?

1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hoá hoặc thực hiện công việc khác

2. Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hoá hoặc thực hiện công việc khác

3. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hoá hoặc hành khách