Anime
Anime, là từ mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là “phim hoạt hình”), chỉ các bộ phim phim hoạt hình|hoạt hình sản xuất theo vẽ tay hoặc máy tính tại Nhật Bản với phong cách Nhật Bản. Từ này là cách phát âm rút ngắn của “animation” tại Nhật Bản, nơi thuật ngữ này được dùng để nói tới tất cả các bộ phim hoạt hình.[1][2] Bên ngoài Nhật Bản, anime ám chỉ tính đặc trưng riêng biệt của hoạt hình Nhật Bản, hoặc như một phong cách hoạt hình phổ biến tại Nhật Bản mà thường được mô tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động và những chủ đề tuyệt vời.[3][4] Có thể cho rằng, cách tiếp cận cách điệu hóa kết hợp các tầng ý nghĩa có thể mở ra khả năng anime được sản xuất tại các nước bên ngoài Nhật Bản.[5][6][7][8] Một cách căn bản, đa số Phương Tây|người phương Tây đã nghiêm túc coi anime như là một sản phẩm hoạt hình đến từ Nhật Bản.[4] Một số học giả đề nghị định nghĩa anime như là nét đặc trưng hoặc sự tinh hoa Nhật Bản mà có thể liên quan đến một hình thái mới của chủ nghĩa Đông phương học.
Hoạt hình Nhật Bản giao thương rất sớm từ năm 1917, và quá trình sản xuất các tác phẩm anime tại Nhật Bản kể từ đó vẫn tiếp tục tăng đều đặn. Phong cách nghệ thuật anime đặc trưng được nổi bật trong những năm 1960 với các tác phẩm của Tezuka Osamu, sau đó nhanh chóng lan rộng ra quốc tế trong những năm cuối thế kỷ XX, dần phát triển thành một lượng lớn khán giả người Nhật và quốc tế. Anime được phân phối tại các rạp chiếu phim, phát sóng qua hệ thống đài truyền hình, xem trực tiếp từ phương tiện truyền thông tại nhà và trên internet. Nó được phân loại thành nhiều thể loại hướng đến các mục đích đa dạng và những đối tượng khán giả thích hợp. Theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản vào tháng 1 năm 2004, anime chiếm khoảng 60% số lượng phim hoạt hình sản xuất trên toàn thế giới.[9][10]
Anime là hình thái nghệ thuật phong phú với các phương pháp sản xuất đặc biệt và nhiều kỹ thuật đã được cải tiến theo thời gian trong việc đáp ứng những công nghệ mới nổi.[11][12] Nó bao gồm một thủ pháp kể chuyện về ý tưởng, kết hợp với nghệ thuật đồ họa, bản ngã nhân vật, kỹ thuật điện ảnh, các hình thái khác của sự sáng tạo và kỹ thuật mang tính chất chủ nghĩa cá nhân. Quá trình sản xuất anime tập trung ít hơn vào hoạt họa cử động mà quan tâm nhiều hơn đến cách xây dựng chủ nghĩa hiện thực, cũng như các hiệu ứng Máy ảnh|camera: bao gồm việc đảo máy, cách thu phóng và các góc quay. Khi được vẽ tay, anime được tách rời so với thực tế bởi một sự thu hút chủ yếu từ trí tưởng tượng, cung cấp một hướng đi về ý tưởng cho khuynh hướng thoát ly thực tế mà khán giả có thể dễ dàng chìm đắm bản thân vào bên trong với mối quan hệ không bị ràng buộc. Nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau đã được sử dụng cùng với các tỷ lệ nhân vật và những nét nổi bật có thể hoàn toàn được biến đổi, bao gồm các đặc trưng gây nhiều xúc động hoặc đôi mắt có kích thước thực tế.[13][14][15]
Ngành công nghiệp anime gồm hơn 430 xưởng phim gia công, bao gồm những cái tên chính như Studio Ghibli, Gainax và Toei Animation. Mặc dù chỉ là một phần nhỏ thuộc thị trường phim trong nước tại Nhật Bản nhưng anime lại chiếm một thị phần khá lớn doanh thu từ DVD và Đĩa Blu-ray|Blu-ray Nhật Bản.[16][17][18] Nó cũng cho thấy sự thành công trên phương diện quốc tế sau sự trỗi dậy của các chương trình sản xuất tại Nhật Bản được lồng tiếng Tiếng Anh|Anh. Sự gia tăng trên phương diện Văn hoá đại chúng|văn hóa đại chúng quốc tế này dẫn đến nhiều sản phẩm không phải của người Nhật sử dụng phong cách nghệ thuật anime, nhưng những tác phẩm này thường được mô tả như Hoạt hình bị ảnh hưởng từ hoạt hình ảnh hưởng từ anime hơn là anime đúng nghĩa.[19][20]
Định nghĩa và cách dùng
[
]
Anime là một hình thái nghệ thuật, đặc trưng bởi hoạt họa; bao gồm tất cả các thể loại được xây dựng trong điện ảnh, nhưng nó cũng có thể bị phân loại gây nhầm lẫn như một thể loại.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Trong tiếng Nhật, thuật ngữ anime đề cập đến tất cả các dạng phim hoạt hình trên thế giới.[1][21] Trong tiếng Anh, anime (Trợ giúp:IPA for English|/ˈænəˌmeɪ/) hầu như được sử dụng trong phạm vi giới hạn để chỉ một “phim hoạt hình hoặc truyền hình giải trí phong cách Nhật Bản” hoặc như “một phong cách hoạt hình được sáng tạo tại Nhật Bản”.[3][22]
Từ nguyên học của từ “anime” đã gây ra tranh luận. Thuật ngữ tiếng Anh “animation” được viết trong katakana tiếng Nhật dưới dạng アニメーション (animēshon, phát âm là Trợ giúp:IPA for Japanese|[animeːɕoɴ])[4] và là アニメ (anime) trong cách viết ngắn lại.[4] Một vài nguồn xác nhận rằng anime bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Pháp về hoạt họa là dessin animé,[23]Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. nhưng nhiều nguồn khác tin rằng đó là một câu chuyện thần thoại được bắt nguồn từ sự phổ biến truyền thông đại chúng tại Pháp trong cuối những năm 1970 và 1980.[4] Trong tiếng Anh, anime – khi được sử dụng như một danh từ chung – thì thông thường sẽ có chức năng như một danh từ không đếm được. (Ví dụ: “Do you watch anime? [Bạn đã xem anime chưa?]” hoặc “How much anime have you collected? [Bạn đã sưu tập được bao nhiêu anime?”).[24] Trước khi anime được sử dụng phổ biến, thuật ngữ Japanimation thường được dùng phổ biến trong suốt những năm 1970 và 1980. Khoảng giữa những năm 1980, thuật ngữ anime bắt đầu thay thế Japanimation.[23]Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Nói chung, thuật ngữ thứ hai hiện tại chỉ xuất hiện trong các tác phẩm thời nay nhằm phân biệt và nhận dạng hoạt hình Nhật Bản.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.
Từ “anime” cũng đã bị bình phẩm; ví dụ vào năm 1987, khi Miyazaki Hayao phát biểu rằng “Anime là một sự sai lầm” ông xem thường từ bị cắt xén “anime” bởi vì với ông thì nó thể hiện sự hoang tàn của ngành công nghiệp anime. Ông đã đặt ngang hàng sự hoang tàn đó với các họa sĩ hoạt họa thiếu động lực và các sản phẩm thái quá chủ nghĩa biểu hiện được sản xuất hàng loạt, dựa vào một biểu tượng học cố định của biểu cảm khuôn mặt cùng những phân cảnh hành động bị kéo dài và phóng đại nhưng lại thiếu đi chiều sâu và sự tinh tế bên trong do họ không cố gắng truyền đạt cảm xúc hoặc suy nghĩ.[25]
Lịch sử phát triển
[
]
Bước khởi đầu
[
]
Hoạt hình Nhật Bản bắt đầu hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi các nhà làm phim Nhật Bản tiến hành thử nghiệm với các kỹ thuật hoạt hình đang được phát triển tiên phong tại Pháp, Đức, Hoa Kỳ và Nga.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Một xác nhận cho rằng bộ phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện sớm nhất là Katsudō Shashin, một tác phẩm không công khai và chưa xác định được thời gian ra đời do một tác giả vô danh thực hiện.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Năm 1917, các tác phẩm chuyên nghiệp và được trình chiếu công khai bắt đầu xuất hiện. Nhiều họa sĩ hoạt họa như Shimokawa Ōten và Kitayama Seitarō đã tạo ra nhiều tác phẩm; trong đó tác phẩm Namakura Gatana của tác giả Kouchi là bộ phim còn được lưu trữ lâu nhất, đó là một Video clip|clip dài 2 phút mô tả một samurai đang thử một Kiếm|thanh kiếm mới mua vào các mục tiêu của anh ta nhưng phải chịu thất bại đau đớn.[26][27][28][29] Đại thảm họa động đất Kantō 1923 dẫn đến sự tàn phá trên diện rộng các cơ sở hạ tầng tại Nhật Bản và nhà kho ở Shimokawa cũng đã bị phá hủy; do đó làm hủy hoại hầu hết các tác phẩm đầu tiên này.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.
Hoạt hình những năm 1930 đã được củng cố vững chắc tại Nhật Bản như một hình thức thay thế cho ngành công nghiệp phim người đóng. Nó đã chịu sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất và những họa sĩ hoạt họa nước ngoài; Ōfuji Noburō và Murata Yasuji vẫn tiếp tục làm việc trong phần hoạt họa cắt bỏ (cutout) có giá thành rẻ hơn hoạt hình cel.[30] Các tác giả khác như Masaoka Kenzō và Seo Mitsuyo đã tạo ra không ít những bước tiến lớn trong kỹ thuật hoạt hình, họ được hưởng lợi từ sự bảo trợ của chính phủ khi chính các họa sĩ hoạt họa được thuê để sản xuất những bộ phim ngắn mang tính chất giáo dục và tuyên truyền tại Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai.[31] Anime phim nói đầu tiên là Chikara to Onna no Yo no Naka được sản xuất bởi Masaoka vào năm 1933.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.[32] Năm 1940, các tổ chức của nhiều họa sĩ anime đã tăng lên, bao gồm Shin Mangaha Shudan và Shin Nippon Mangaka.[33] Phim dài hoạt hình đầu tiên là Momotarō: Umi no Shinpei, được Seo đạo diễn vào năm 1944 cùng với sự tài trợ từ Hải quân Đế quốc Nhật Bản.[34]
Sự thành công từ phim dài Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (phim 1937)|Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (năm 1937) của Công ty Walt Disney đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều họa sĩ hoạt họa Nhật Bản.[35] Trong những năm 1960, Mangaka|họa sĩ manga kiêm họa sĩ hoạt họa Tezuka Osamu đã mô phỏng lại và giản lược hóa nhiều kỹ thuật hoạt hình của Công ty Walt Disney|Walt Disney nhằm giảm bớt chi phí và giới hạn số khung hình trong quá trình sản xuất.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Tezuka Osamu đã chủ định điều đó như một biện pháp tạm thời cho phép ông sản xuất các bộ phim trên một lịch trình chặt chẽ cùng với đội ngũ hoạt họa còn thiếu kinh nghiệm.[36] Bộ phim Three Tales phát sóng năm 1960, là anime đầu tiên được chiếu trên truyền hình.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Loạt anime theo tiêu chuẩn phim truyền hình đầu tiên là Otogi Manga Calendar, phát sóng từ năm 1961 đến năm 1964.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.
Những năm 1970 cho thấy sự phát triển đột biến mang tính đại chúng của manga, tiểu thuyết hình ảnh, Truyện tranh|sách truyện Nhật Bản; và nhiều trong số đó đã được hoạt họa hóa sau này. Tác phẩm của Tezuka Osamu đã thu hút được sự chú ý: ông đã được gọi là một “huyền thoại”[37] và “cha đẻ của manga”.[38][39] Nhà sáng lập Hiroshi Okawa của Toei Animation đã hợp tác chuyển thể nhiều tác phẩm của Tezuka Osamu, góp phần quan trọng cho sự phát triển Công nghiệp anime|ngành công nghiệp anime. Tác phẩm của Tezuka Osamu – và những người tiên phong khác trong lĩnh vực này – đã truyền cảm hứng cho anime những đặc trưng và các thể loại mà vẫn còn ảnh hưởng đến các quy tắc cơ bản của hoạt hình hiện tại. Thể loại robot khổng lồ (hay còn được gọi là “mecha” bên ngoài Nhật Bản) là một ví dụ: căn bản dựa trên hình dáng robot trong tác phẩm của Tezuka Osamu, rồi sau đó được Nagai Go cùng những tác giả khác phát triển thành thành thể loại “Super Robot – Robot siêu cường”; tiếp tục được Tomino Yoshiyuki cách mạng hóa vào cuối Thập niên|thập kỷ khi phát triển thành thể loại “Real Robot – Robot thực tế”. Anime robot như loạt phim Gundam và Super Dimension Fortress Macross đã lập tức trở thành kinh điển trong những năm 1980, và thể loại anime robot tiếp tục là một trong những thể loại phổ biến tại Nhật Bản và trên toàn thế giới hiện tại. Những năm 1980, anime đã được đón nhận nhiều hơn trong thị hiếu đại chúng tại Nhật Bản (mặc dù ít hơn manga), và trải qua một thời kỳ phát triển bùng nổ trong việc sản xuất. Sau một vài phiên bản anime chuyển thể thành công tại thị trường nước ngoài trong những năm 1980, anime đã gia tăng được nhiều hơn sự đón nhận tại thị trường nước ngoài những năm 1990 và thậm chí còn nhiều hơn khi bước sang thế kỷ XXI. Năm 2002, bộ phim Sen và Chihiro ở thế giới thần bí của Studio Ghibli do Miyazaki Hayao đạo diễn giành được giải thưởng Gấu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin; đồng thời cũng chiến thắng Giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất tại Giải Oscar lần thứ 75 năm 2003.
Cách mạng Anime
[
]
Mecha
[
]
Trong suốt những năm 80 của thế kỷ XX, trào lưu Suparobo anime rất ăn khách và thể loại mecha chiếm đa số những anime được sản xuất. Những anime về “Super Robot” này bắt đầu với Mazinger Z, và sau đó xuất hiện hàng loạt bộ phim khác như Getter Robo, Dancouga. Tổng quan chung là một nhà khoa học chế tạo robot khổng lồ do Vị thành niên|một số nhân vật tuổi vị thành niên điều khiển, nhằm chống lại Sự sống ngoài Trái Đất|người ngoài hành tinh xâm lăng. Ngày nay, Người hâm mộ|những người hâm mộ gọi thể loại này là oldschool. Gần đây, một số nhà sản xuất cố gắng khôi phục thể loại Suparobo với những loạt anime như Gao Gai Gar nhưng thất bại.
Tiếp theo, hãng Sunrise Inc.|Sunrise cho ra đời loạt phim thể loại mecha về robot Gundam nhưng người lớn hơn, có cốt truyện sâu sắc và mô phỏng theo Chiến tranh thế giới thứ hai. Một bên là anh hùng Amuro Ray của phe Earth Federation (tương tự như phe Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh), một bên là Char Aznable của Neo Zeon (tương tự như phe Trục). Loạt Gundam cổ điển đã đưa ra những vấn đề lớn và nghiêm túc: như hai phe đều là người, đều theo đuổi lý tưởng riêng, đều có tình cảm chứ không chỉ là những anh hùng bắn Sự sống ngoài Trái Đất|người ngoài hành tinh gian ác rồi chiến thắng vui vẻ. Dù một số bộ phim mới như Gundam Seed Destiny bị chỉ trích khá nhiều nhưng loạt anime này đã lấy lại được uy tín với thương hiệu Gundam mới nhất là Gundam 00 – một trong những anime được đón xem nhiều nhất tại Nhật cuối năm 2008.
Bộ anime làm thay đổi cả thể loại mecha là Shin Seiki Evangelion|Neon Genesis Evangelion (NGE) của hãng GAINAX do Hideaki Anno đạo diễn. Bộ phim ẩn chứa nhiều thông điệp mà các khán giả con nít không thể tiếp thu nổi. Khi mới khởi chiếu lần đầu, NGE không được hâm mộ nhưng sau đó luôn nằm trong 10 anime truyền hình nổi tiếng nhất mọi thời đại.[40] Macross cũng là một bộ thể loại mecha khá nổi tiếng trước đó. Anime dần có xu hướng có nhân vật trẻ con hơn là người lớn, cũng như ít bạo lực đẫm máu hơn.
Mahō shōjo
[
]
Bản mẫu:Phần sơ khai
Thể loại khác
[
]
Bộ anime Cowboy Bebop đã đạt được danh tiếng không chỉ trong nước Nhật mà cả thị trường nước ngoài, nhờ phong cách cowboy đặc sắc và jazz|nhạc jazz và blues|nhạc blues. Kéo theo đó là hàng loạt phim đột phá như Akira, Ninja Scroll, Ghost in the shell… Các hãng phim thi nhau nhảy vào thị trường và các thể loại anime cũng do đó mà tăng dần. Những anime như Giỏ trái cây|Fruits Basket, Tiny Snow Fairy Sugar, Ichigo Mashimaro hoàn toàn không có bạo lực nên chiếm được cảm tình nhiều người hâm mộ, đa phần là nữ.
Ngày nay, thay vì các nhân vật được vẽ tối, có gương mặt chi tiết khá giống kiểu hoạt hình của Mỹ; các nhân vật anime thường có tóc và quần áo màu sáng và rực rỡ hơn, khuôn mặt được vẽ đơn giản nhưng Moe (tiếng lóng)|moe (xinh) hơn, với đôi mắt lớn hơn, mũi và miệng rất nhỏ, cơ thể trở nên thực tế hơn.[41] Những nhân vật kiểu chibi (nhỏ nhắn) thường được ưa chuộng. Phim hài cũng được ưa thích hơn, và anime thể loại mecha như Full Metal Panic! cũng đã rất thành công khi chuyển thể thành anime hài hước với Full Metal Panic! Fumoffu.
Kịch bản anime cũng được chú trọng hơn, và những anime như Ergo Proxy có tính triết lý khá cao, hay Chào mừng đến với N.H.K! đưa ra vấn đề xã hội.[42] Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều tốt đẹp, do có quá nhiều anime được sản xuất hàng năm, kịch bản đa phần là lặp lại các thể loại như Harem (thể loại)|harem và có cả những anime sao chép nội dung của phim khác như DearS là phim nhái Chobits. Thêm nữa, một số lượng anime bạo lực nhảm nhí và vô số hentai khiến nhiều người nghĩ xấu về anime, như Microsoft viết “Anime: một phong cách hoạt hình của Nhật Bản, thường dữ dội hoặc bao hàm tính chất giới tính rõ ràng – Japanese style of animated cartoon, often with violent or sexually explicit content” Microsoft® Encarta® 2007. © 1993-2006 Microsoft Corporation. All rights reserved.
Đặc điểm
[
]
Anime khác biệt rất nhiều so với các khuôn mẫu hoạt hình khác bởi phong cách nghệ thuật đa dạng của nó, các phương pháp hoạt họa, sự trình bày của nó và quá trình sản xuất. Một cách trực quan, anime là một hình thái nghệ thuật phong phú, bao hàm một sự rộng lớn các phong cách nghệ thuật, có sự khác nhau giữa từng người sáng tạo, từng họa sĩ, Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim. Trong khi chưa có một phong cách nghệ thuật nào chiếm ưu thế vượt trội trong anime hoàn toàn, họ chỉ đóng góp một vài đặc tính giống nhau trong các thuật ngữ của kỹ thuật hoạt hình và thiết kế nhân vật.
Kỹ thuật hoạt hình
[
]
Anime tiếp nối quá trình sản xuất đặc trưng của hoạt hình, bao gồm: kịch bản phân cảnh, diễn xuất giọng nói, thiết kế nhân vật, hoạt hình cel (Shirobako là bộ phim nói rất rõ các kỹ thuật hoạt hình, nổi bật nhiều khía cạnh phức tạp trong quá trình sản xuất anime). Từ những năm 1990, họa sĩ hoạt họa đã tăng cường sử dụng hoạt hình máy tính (CGI) để cải thiện hiệu suất quá trình sản xuất. Các họa sĩ giống như Noburō Ōfuji đã đi tiên phong sớm nhất trong các tác phẩm anime, lựa chọn thử nghiệm và có sự phù hợp với những hình ảnh được vẽ trên bảng đen, hoạt hình tĩnh vật từ cắt giấy, hoạt hình rọi bóng.[43][44] Hoạt hình hoạt hình cel dần dần phổ biến đến cho đến khi chiếm ưu thế các phương tiện truyền đạt. Trong thế kỷ XXI, họ sử dụng nhiều kỹ thuật hoạt hình khác mà hầu hết bị giới hạn trong các phim ngắn độc lập,[45] bao gồm tác phẩm hoạt họa dùng con rối được sản xuất bởi Tadahito Mochinaga, Kihachirō Kawamoto và Tomoyasu Murata.[46][47] Máy tính đã được tích hợp vào quá trình sản xuất phim hoạt hình như Ghost in the Shell (1995 film)|Ghost in the Shell và Mononoke Hime|Công Chúa Mononoke được kết hợp giữa hoạt hình cel và những hình ảnh được máy tính tạo ra.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Fujifilm, một công ty lớn sản xuất cel hàng đầu, tuyên bố dừng việc sản xuất cel, gây ra sự hoảng loạn cho ngành công nghiệp về việc mua nhập khẩu cel.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.
Trước khi tới thời đại kỹ thuật số, anime được sản xuất với các phương pháp hoạt hình truyền thống sử dụng một phép xấp xỉ tạo dáng gần đúng.[44][48] Phần lớn xu hướng anime sử dụng một ít các key frame để diễn đạt và nhiều hoạt họa Inbetweening|in-between.[49] Chủ tịch Mitsushisa Ishikawa của Production I.G nói rằng phương pháp kết hợp giữa 2D và 3D được áp dụng rộng rãi trong Công nghiệp anime|ngành công nghiệp anime: vẽ trên giấy trước tiên, Máy quét ảnh|scan vào máy vi tính, sau đó thêm màu và các hiệu ứng; cơ bản vẫn là vẽ tay, đặc biệt không dùng cel nữa.[50] Workstation là một thiết lập phụ trợ quan trọng cho việc Máy quét ảnh|scan các khung hình vào máy tính nhằm gia công phần hoạt họa in-between trong Công nghiệp anime|ngành công nghiệp anime.[51][52] Đặc biệt, khi bộ phim có một phân cảnh hoạt họa gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ hoặc sự tinh tế sắc sảo trong cách thể hiện sẽ được gọi là một cảnh sakuga,[53][54] là một đặc trưng có tính chu kỳ trong anime hiện đại cho phép các họa sĩ hoạt họa Nhật Bản thể hiện phong cách nghệ thuật đặc trưng cá nhân.[55][56] Một số thuật ngữ sakuga nền tảng ảnh hưởng đến phương pháp hoạt họa tại Nhật Bản và tiếp tục được nhiều họa sĩ sử dụng với nhiều biến đổi khác nhau như: “Itano Circus”, “Yutapon Cubes”, “Ebata Walk”, “Akai Smile”.[11]
Các xưởng phim hoạt hình Nhật Bản đã đi tiên phong về các kỹ thuật limited animation, và đưa anime một đến một xu hướng các quy ước riêng biệt. Không giống như hoạt hình Disney – nơi nhấn mạnh về cử động, anime nổi bật về chất lượng nghệ thuật và cho phép kỹ thuật limited animation đền bù thiếu sót phần sử dụng thời gian về cử động. Các kỹ thuật như vậy thường được sử dụng không chỉ khi gặp hạn chót dự án, mà còn là những cách thức thuộc tính nghệ thuật.[57] Sự nhấn mạnh vị trí các cảnh quay anime vào việc đạt được góc nhìn 3 chiều, và background (hậu cảnh) góp phần trong cách tạo bầu không khí của tác phẩm.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”. Background (hậu cảnh) không phải lúc nào cũng được sáng tạo ra và đôi khi cũng dựa trên những địa điểm đời thực, như Lâu đài bay của pháp sư Howl (phim)|Lâu đài bay của pháp sư Howl hay Suzumiya Haruhi no Yūutsu|Suzumiya Haruhi.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.[58] Oppliger đã phát biểu rằng anime là một trong những phương tiện hiếm có – nơi đặt vào đồng thời một dàn diễn viên có các đặc tính nổi bật, thường lộ ra cái nhìn “gây rất nhiều ấn tượng”.[59]
Các hiệu ứng điện ảnh của anime đã rất khác biệt với chính bản thân nó từ giai đoạn chuyển mình dựa trên hoạt hình Mỹ.[19] Anime là cảnh phim nghệ thuật điện ảnh gần như do Máy ảnh|máy ảnh (camera) thực hiện, bao gồm việc đảo máy (panning), cách thu phóng (zooming), cự ly quay và các góc quay để phức hợp Động lực học|tính động lực học trong các cảnh phim mà sẽ khó khăn thực hiện trong đời thực.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.[60][61] Trong anime, hoạt họa được thực hiện trước khi Seiyū|diễn xuất âm thanh, trái ngược với hoạt hình Mỹ khi chọn Lồng tiếng|diễn xuất âm thanh trước; điều này có thể gây ra một số lỗi nhép môi trong các phiên bản Nhật Bản.Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Footnotes”.[62]
Ngành công nghiệp anime
[
]
-
Công nghiệp anime
Quá trình tăng trưởng
[
]
Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản (AJA) công bố “bản báo cáo công nghiệp anime năm 2016” theo thống kê số liệu từ năm 2015 cho biết đã thu về 1,8 nghìn tỉ Yên Nhật|Yên năm 2015 (khoảng $18,1 tỉ Đô la Mỹ|USD) tăng trưởng 12% so với năm 2014 (khoảng 1,63 nghìn tỉ Yên Nhật|yên, tương đương $13,5 tỉ Đô la Mỹ|USD);[63][64] tổng giá trị tiêu thụ của thị trường năm 2014 tăng trưởng 10% so với năm 2013 (khoảng 1,49 nghìn tỉ Yên Nhật|yên, tương đương khoảng $12,4 tỉ Đô la Mỹ|USD).[65] Báo cáo nêu ra việc tăng trưởng năm 2014 là do Quyền tác giả|cấp phép bản quyền phát sóng trực tuyến anime tại thị trường Trung Quốc; năm 2013 là do sự gia tăng các sự kiện và hội chợ triển lãm liên quan đến anime, cũng như các Buổi hoà nhạc|buổi hòa nhạc và Nhạc kịch|những sự kiện nhạc kịch anime.[63][64][65] Năm 2009, chủ tịch Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản (AJA) là Yamaguchi Yasuo đã mô tả Công nghiệp anime|ngành công nghiệp anime Nhật Bản như “một bong bóng kinh tế mà nhiều năm trước đó đã bị vỡ. Các hội chợ ở trên một đường cong đi xuống do Danh sách các nước theo tỷ lệ sinh|tỷ lệ sinh quốc gia giảm và Suy thoái kinh tế toàn cầu, 2008-2009|suy thoái kinh tế toàn cầu (giai đoạn 2008-2009)”. Báo cáo của AJA cũng công bố số lượng phim sản xuất tăng từ 124 bộ năm 2000 lên đến 306 bộ năm 2006, sau đó giảm xuống còn 288 bộ năm 2008.[66][67] Báo cáo của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố Xuất khẩu|giá trị xuất khẩu các Phim truyền hình Nhật Bản|chương trình phát thanh truyền hình Nhật Bản ra Thương mại quốc tế|thị trường nước ngoài từ năm tài chính 2012 đến 2013 của riêng anime vào khoảng 8,6 tỉ Yên Nhật|Yên (khoảng $71 triệu Đô la Mỹ|USD).[18][68] Theo thống kê của Viện Nghiên cứu sự phát triển của truyền thông đại chúng, quy mô thị trường anime Nhật Bản năm 2003 đạt 191,2 tỷ yên, bao gồm doanh thu từ các phòng chiếu hoặc cho thuê và bán đĩa Blu-ray; có khoảng 20.659.179 người Nhật (khoảng 1/6 dân số) đến rạp chiếu xem phim hoạt hình mà chưa kể đến số người xem trên các kênh truyền hình.[69]
Hệ thống tương hỗ
[
]
Anime News Network mô tả quá trình sản xuất anime gồm: đơn vị lập kế hoạch (tiếng Nhật: kikaku) có vai trò lên kế hoạch và xúc tiến sản xuất anime, Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim được kikaku thuê để gia công sản xuất anime (đặc biệt Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim có thể là kikaku), đài truyền hình phù hợp với đối tượng người xem, nhà tài trợ kinh doanh sản phẩm đi kèm (các công ty sản xuất mô hình đồ chơi, Hãng phát triển trò chơi điện tử|công ty phát triển trò chơi điện tử, Hãng thu âm|công ty xuất bản âm nhạc, Danh sách nhà xuất bản manga|nhà xuất bản manga,…).[70][71][72][73] Hình thức liên kết giữa Xưởng phim hoạt hình|các xưởng phim hoạt hình Nhật Bản với các quốc gia khác cũng đã hình thành, như Trung Quốc,[74][75] Hoa Kỳ.[76] Đôi khi vẫn xuất hiện các bộ phim do các Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim hoạt hình tại Nhật Bản tự sáng tạo và gia công sản xuất, thường được gọi là “original anime” (anime nguyên tác). Ngoài ra, hình thức gây quỹ quần chúng để tiến hành sản xuất các dự án phim anime đang dần trở thành xu hướng phát triển tại Nhật Bản.[77][78][79][80] Xưởng phim hoạt hình|Xưởng phim hoạt hình Nhật Bản tiến hành sản xuất gia công anime thường có: họa sĩ làm tự do, họa sĩ hoạt họa thuê ngoài từ xưởng phim khác, và nhiều khi đội nhóm cốt lõi sản xuất anime cũng có thể không thuộc Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim.[56][81] Nhiều họa sĩ hoạt họa được thuê ngoài từ Châu Á|các nước châu Á có mức lương thấp, tham gia thực hiện công đoạn gia công trong các bộ phim anime như Hàn Quốc,[76] Hồng Kông, Trung Quốc,[74] Philippines,[82] Việt Nam,[83] Indonesia, Thái Lan; thậm chí có cả họa sĩ đến từ Thế giới phương Tây|các nước phương Tây.[81][84] Xưởng phim hoạt hình|Xưởng phim hoạt hình Nhật Bản thường có một đội nhóm chuyên xem xét từng phân cảnh trong mỗi bộ phim với mục đích phát hiện Thương hiệu|các thương hiệu nổi tiếng, các áp phích và bản vẽ phần hậu cảnh đã Quyền tác giả|đăng ký bản quyền, hoặc những điều tương tự gây ra Vi phạm bản quyền|vi phạm luật bản quyền; vì vậy giải pháp Quyền tác giả|xin cấp phép bản quyền từ tác giả, nhại hoặc đặt lại Thương hiệu|tên thương hiệu nổi tiếng thường phổ biến trong Công nghiệp anime|ngành công nghiệp anime.[85] Mức lương tăng dần theo thứ tự: họa sĩ làm tự do, đạo diễn tập phim truyền hình, họa sĩ CG, đạo diễn toàn bộ loạt phim truyền hình, giám đốc sản xuất; nhưng nhiều nhất là Seiyū|các diễn viên lồng tiếng Nhật Bản với khoảng hơn nửa triệu Đô la Mỹ|USD một năm.[82][86] Công nghiệp anime|Ngành công nghiệp anime chịu ảnh hưởng giữa anime, manga, light novel và visual novel. Khi một manga, light novel,… được khán giả hâm mộ và trở nên ăn khách; ngay lập tức các đối tác tiến hành mua bản quyền (có thể là kikaku, Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim,..) và thực hiện sản xuất anime.[69][71][73] Ngược lại, nếu anime có một cốt truyện mới (original anime) trở nên nổi tiếng thì sau đó sẽ có hàng loạt manga được chuyển thể phát hành ăn theo, ví dụ như Suzumiya Haruhi|Haruhi Suzumiya. Ngoài ra, những hãng làm game visual novel như Type-Moon|TYPE-MOON hay Aqua Plus đã có nhiều game được chuyển thể sang anime như Tsukihime, Fate/stay night|FATE/Stay night, Comic Party, To Heart. Một số game như Super Robot Taisen cũng đã rất thành công khi ăn theo những loạt anime về robot. Ngược lại, những anime mới nổi tiếng như Zero no Tsukaima, Strawberry Panic! đã được chuyển thể thành game cho hệ máy PlayStation 2|PS2 không lâu sau khi chúng được phát trên TV.
Phân phối sản phẩm
[
]
Các xưởng phim hoạt hình Nhật Bản thường phát sóng trực tiếp các bộ phim hoạt hình trên Đài truyền hình|hệ thống đài truyền hình, hoặc chiếu trong Rạp chiếu phim|hệ thống rạp; thậm chí trên Streaming|các dịch vụ streaming trực tuyến trả tiền tại Nhật Bản (phổ biến như Niconico|Nico Nico Douga, Bandai Channel, d-anime store,…); đặc biệt trong thời gian phim đang phát sóng tại Nhật Bản, nhân sự làm phim tổ chức các sự kiện trình chiếu nhằm thảo luận và quảng bá bộ phim với khán giả người Nhật.[87] Sau đó, các xưởng phim hoạt hình đồng thời phát hành anime Phim truyền hình Nhật Bản|truyền hình hoặc phim điện ảnh anime ra thị trường Nhật Bản và toàn cầu trên phiên bản DVD hoặc Đĩa Blu-ray|Blu-ray,[88] thông qua hệ thống bán hàng ngay tại xưởng phim hoạt hình hoặc Thương mại điện tử|hệ thống thương mại điện tử như amazon.com.[89][90] Chuỗi hệ thống cửa hàng Animate cũng liên kết với các Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim hoạt hình Nhật Bản để phân phối bán lẻ anime; Animate hiện tại có 117 cửa hàng hoạt động trong phạm vi 47 Tỉnh của Nhật Bản|tỉnh ở Nhật Bản, 2 cửa hàng tại Đài Loan, 1 cửa hàng tại Hồng Kông, 1 cửa hàng tại Thái Lan.[91][92] Nhật Bản cũng cấp phép Quyền tác giả|bản quyền phát sóng Truyền hình giao thức Internet|trực tuyến trả tiền cho các sản phẩm tại thị trường nước ngoài với các đối tác như Crunchyroll, Funimation Entertainment|Funimation,…[17][93] Các công ty được Quyền tác giả|cấp phép bản quyền sẽ phân phối theo khu vực với các Lồng tiếng|bản lồng tiếng hoặc phụ đề.[94][95] Văn hóa quyển tiếng Anh|Khối các nước nói tiếng Anh thường phát hành các bản lồng tiếng Anh;[96] đặc biệt tại Việt Nam có HTV3, VTV6 thường hay phát sóng anime đã được Quyền tác giả|cấp phép bản quyền trên truyền hình và có thể lồng tiếng Việt cho khán giả.[97]
Phim điện ảnh anime đôi khi là một phim rút gọn từ một anime truyền hình (Rahxephon hay Shakugan no Shana có cùng nội dung giống với phiên bản truyền hình nhưng được rút gọn còn 95 phút). Ngoài ra, các anime còn có thể có OVA, thường gồm khoảng 3 hay 4 tập, và được phát hành thẳng ra thị trường trên DVD mà không chiếu trên truyền hình bao giờ.
Bản mẫu:Ngành công nghiệp hoạt hình ở Nhật Bản
Thời gian phát sóng
[
]
-
Anime đêm khuya
Những bộ anime chiếu trên truyền hình thường được sản xuất theo mùa (season) trong năm, được gọi là Phim truyền hình Nhật Bản|TV series; mỗi mùa thường bao gồm 10-13 tập, có những phim chiếu cả hai mùa (khoảng từ 22-26 tập) hay cũng có loại chiếu quanh năm như One Piece, Naruto, Bleach – Sứ mạng thần chết|Bleach… Anime mùa xuân được tính bắt đầu từ khoảng tháng 4 (mùa Anh đào Nhật Bản|hoa anh đào Nhật Bản), vì thế anime mùa đông có thể gọi là mùa anime đầu tiên của năm mới.
- Anime mùa xuân: được phát sóng từ khoảng tháng 4 đến tháng 6.
- Anime mùa hạ: được phát sóng từ khoảng tháng 7 đến tháng 9.
- Anime mùa thu: được phát sóng từ khoảng tháng 10 đến tháng 12.
- Anime mùa đông: được phát sóng từ khoảng tháng 1 đến tháng 3.
Ngoài một số anime được phát sóng vào giờ vàng tại Nhật Bản như One Piece, Naruto,… thì phần lớn “shinya anime” (hay còn gọi là “late night anime – anime đêm khuya”) được chiếu vào khoảng từ 22 giờ đến 4 giờ sáng trên các kênh nổi tiếng như TV Tokyo|Tokyo TV, Tokyo Broadcasting System|TBS.[87]
Diễn viên lồng tiếng
[
]
-
Seiyū
Nói đến anime ngoài phần hình, không thể không nói đến phần tiếng. Đội ngũ diễn viên lồng tiếng (Seiyū|Seiyuu) là một lực lượng không thể thiếu. Họ là những người chuyên nghiệp được đào tạo trường lớp bài bản. Hayashibara Megumi|Megumi Hayashibara là một diễn viên lồng tiếng cực kỳ nổi tiếng, và cũng là ca sĩ, thường thể hiện luôn các ca khúc trong phim. Cô nổi tiếng với vai Lina Inverse trong phim Slayers, hay Rei Ayanami trong Shin Seiki Evangelion|Neon Genesis Evangelion.
Sáng tác nhạc phim
[
]
Nhạc phim|Soundtrack của anime là một công việc có nhiều yêu cầu tại Nhật Bản. Do đó, mỗi một bộ phim anime thường có nhạc phim riêng, được các nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc cho anime viết. Các Nhạc chủ đề|bài hát chủ đề thường được trình bày bởi các nhạc sĩ nổi tiếng hay các thần tượng ca nhạc Nhật Bản. Những bản nhạc này được dùng riêng cho mỗi anime đó, và sau đó được phát hành album gọi là OST (Original Soundtrack).[98] Một số OSTs rất nổi tiếng là Cowboy Bebop, Vision of Escaflowne, Noir (anime)|Noir, hay .hack//SIGN. Những nhà soạn nhạc cho anime nổi tiếng có Kanno Yoko|Yoko Kanno, hay Kajiura Yuki|Yuki Kajiura. Đặc biệt, một số anime không sử dụng bài hát tiếng Nhật mà là tiếng Anh, đôi khi có Tiếng Hàn Quốc|tiếng Hàn, và các ban nhạc nổi tiếng trên thế giới như Oasis (ban nhạc)|Oasis, Duran Duran, Radiohead, Backstreet Boys.[99][100] Tại Nhật Bản, Đại học Âm nhạc Senzoku Gakuen đã quyết định mở khóa đào tạo về nhạc phim hoạt hình.[101]
Hệ thống giải thưởng
[
]
Ngành công nghiệp anime có nhiều giải thưởng thường niên, nơi vinh danh các giải thưởng tốt nhất của năm. Các giải thưởng lớn thường niên tại Nhật Bản bao gồm: Giải Ōfuji Noburō, Giải phim Mainichi cho Phim hoạt hình Xuất sắc, Giải hoạt hình Kobe, giải thưởng Liên hoan Nghệ thuật truyền thông Nhật Bản, Giải phim hoạt hình Tokyo và Giải Viện Hàn lâm Nhật Bản cho Hoạt hình của năm. Tại Hoa Kỳ, các bộ phim anime cạnh tranh trong giải thưởng Anime ICv2.com.[102] Tại Hoa Kỳ|Mỹ cũng có giải thưởng Giải Anime Hoa Kỳ, nơi được thiết kế để công nhận sự vượt trội xuất sắc trong các tựa phim anime đã phát hành bởi ngành công nghiệp điện ảnh, giải thưởng được tổ chức một lần duy nhất vào năm 2006.[103] Các tác phẩm anime cũng được nhận đề cử và chiến thắng trong các giải thưởng không dành riêng cho anime, như giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất hay giải thưởng Gấu Vàng.
Khác biệt giữa anime và cartoon
[
]
Anime
Cartoon
Phim hoạt hình của Nhật, thường sẽ được lồng tiếng lại để phát sóng ở các nước khác, hoặc dùng phụ đề và đưa lên mạng nếu người xem thích nghe giọng nhân vật bằng tiếng Nhật.
Phim hoạt hình của Mỹ, thường được phát sóng rộng rãi toàn cầu. Thường được phụ đề hoặc thuyết minh.
Có nhiều thể loại dành cho nhiều nhóm tuổi khác nhau, tùy thuộc vào nhóm đối tượng mà nhà sản xuất hướng tới. Lượng fan hâm mộ cực kỳ đông khắp toàn cầu
Phù hợp với mọi lứa tuổi (trừ những bộ hạn chế về số tuổi nhưng có rất ít). Lượng người hâm mộ rất đông.
Thường có cốt truyện rõ ràng nên không dài lắm. Mỗi tập anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch. Cốt truyện anime thường diễn ra và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập. Tuy nhiên một số anime được kéo rất dài (như Naruto chẳng hạn).
Thường không có cốt truyện rõ ràng dành cho cả một bộ phim mà cốt truyện được lồng ghép trong mỗi tập phim khác nhau hoặc chỉ mang tính chất giải trí.
Thường miêu tả cuộc sống đời thực (ngoại trừ các anime có đề tài phép thuật hay thần tiên).
Thường mang tính giải trí và khoa học viễn tưởng nên hư cấu nhiều, sự chân thực rất thấp, hay xa rời với thực tế. (VD: Tom and Jerry)
Thường có chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với cartoon. Do hình ảnh các nhân vật, phong cảnh trong anime được vẽ chi tiết hơn và đẹp hơn nhiều. Đồ họa, hoạt cảnh, nhân vật trong anime được đánh giá là được làm, vẽ chân thực hơn và có tính nghệ thuật hơn cartoon (do anime có phong cách vẽ nghệ thuật riêng). Cử động của môi các nhân vật anime thường không chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl.
Chi phí sản xuất thường thấp do có hình vẽ đơn giản (VD Steven Universe, Power Puff Girls…..), khẩu hình từng nhân vật được tinh chỉnh sao cho khớp như khẩu hình của người thật, kể cả khi nhân vật hát.
Phân loại
[
]
Cũng như Manga#Các thể loại chính|Manga, Anime cũng được phân loại theo đối tượng người xem, bao gồm Kodomo (thuộc phạm trù trẻ nhỏ), Shōjo|shoujo (thuộc phạm trù thiếu nữ), shounen (phạm trù dành cho chàng trai trẻ tuổi) và một phạm vi đa dạng các thể loại hướng đến khán giả trưởng thành như Seinen manga|Seinen (phạm trù cho nam giới trưởng thành) hay Josei (phạm trù cho nữ giới trưởng thành). Anime về Shōnen|shounen và Shōjo|shoujo thỉnh thoảng bao hàm các yếu tố phổ biến với những Vị thành niên|nhóm người vị thành niên của cả hai giới trong một nỗ lực để đạt được sự tán thưởng. Anime dành cho Người lớn|người trưởng thành có lẽ nổi bật là một nhịp độ chậm hơn hoặc một cốt truyện phức tạp hơn, nơi mà những khán giả trẻ hơn thường cảm thấy không hấp dẫn, cũng như những chủ đề và tình huống bao hàm mang tính trưởng thành.[104] Một nhánh nhỏ trong các tác phẩm anime dành cho người trưởng thành nổi bật với các yếu tố khiêu dâm và được gắn nhãn “R18” tại Nhật Bản, nhưng trên phương diện quốc tế thì những tác phẩm này đã được nhóm lại cùng với nhau dưới một thuật ngữ là hentai (tiếng Nhật ám chỉ “sự lầm lạc”). Ngược lại, một nhánh nữa của thể loại anime trong nhóm độ tuổi những người xem có sự kết hợp chặt chẽ giữa ecchi, Giới tính xã hội|các chủ đề giới tính hoặc sắc độ màu da mà không có những miêu tả của quan hệ tình dục, với tư cách được phân loại trong phương diện các thể loại mang tính hài hước hoặc Harem (thể loại)|harem; do tính phổ biến của chúng trong lứa tuổi những người trẻ và những người say mê anime trưởng thành, sự sáp nhập của các yếu tố ecchi trong anime được coi như là một khuôn bản của định dạng fan service.[105][106]
Sự phân loại gắn nhãn tiêu đề anime mang tính khác biệt ngay từ các thể loại khác nhau của hoạt hình và không được pha trộn bản thân nó để nhận diện dễ dàng.[107] Gilles Poitras đã so sánh việc gắn nhãn tiêu đề Gundam 0080, cùng sự miêu tả phức tạp của nó trong chiến tranh như là một anime “giant robot” (robot khổng lồ) tương tự đơn giản như việc gắn nhãn tiêu đề Chiến tranh và hòa bình là một “tiểu thuyết chiến tranh”.[108] Khoa học viễn tưởng là một thể loại chủ yếu và bao gồm nhiều tác phẩm lịch sử quan trọng giống như Astro Boy của Tezuka Osamu|Tezuka và Tetsujin 28-go của Mitsuteru Yokoyama|Yokoyama. Một thể loại lớn nữa trong khoa học viễn tưởng là mecha, với một loạt thương hiệu Gundam trở thành một khuôn mẫu mang tính biểu tượng.[109] Kỳ ảo|Thể loại kỳ ảo bao gồm Văn hóa dân gian|nhiều tác phẩm dựa trên truyền thuyết và văn học dân gian của cả phương Đông lẫn phương Tây; nhiều dẫn chứng bao gồm các câu chuyện cổ phong kiến Nhật Bản như InuYasha, hay sự mô tả Thần thoại Bắc Âu|các vị thần Bắc Âu tới Nhật Bản để bảo vệ một Máy tính|chiếc máy tính được gọi là Yggdrasil|Cây thế giới Yggdrasil trong Aa Megami-sama|Oh My Goddess!.[110] Thể loại bị chồng chéo trong anime cũng khá phổ biến, chẳng hạn như sự pha trộn giữa sự tưởng tượng và tính hài hước trong Dragon Half, hay sự hợp nhất óc hài hước tếu táo như trong anime tội phạm Lâu đài của Cagliostro.[111] Các phân loại khác dựa vào việc trong anime có Mahō shōjo|cô gái phép thuật, Harem (thể loại)|harem, thể thao, võ thuật, phim chuyển thể từ văn học, tác phẩm đặc trưng nghiên cứu thời Trung Cổ[112] hoặc chiến tranh.[113]
Sự phân loại được nổi bật để thám hiểm chủ nghĩa Đồng tính luyến ái|tình yêu đồng giới. Khi mà nguyên bản gốc Khiêu dâm|tính khiêu dâm trong thuật ngữ ngôn ngữ học gồm yaoi (tình dục đồng giới nam) và Yuri (thể loại)|yuri (tình dục đồng giới nữ) là thuật ngữ khái quát, được sử dụng trên phương diện quốc tế để mô tả bất kỳ những nổi bật trong các chủ đề hoặc sự phát triển của những mối quan hệ tình dục đồng giới mang thiên hướng lãng mạn. Trước năm 2000, các nhân vật tình dục đồng giới đặc trưng được sử dụng cho hiệu ứng gây hài hước, nhưng một số tác phẩm đã miêu tả sinh động những nhân vật này khá đứng đắn hoặc giàu tình cảm.[114]
Thể loại theo độ tuổi
[
]
- Kodomo
子供
(Tử cung)
,
?
Mái ấm của Chi, Doraemon) - Shōjo (Shoujo)
少女
(Thiếu nữ)
,
?
, Kimi ni Todoke, Con đường mùa xuân, Ore Monogatari, Orange (manga)|Orange). - Shōjo-ai (Shoujo ai)
少女爱
(Thiếu nữ ái)
,
?
Strawberry Panic!). - Shōnen (Shounen)
少年
(Thiếu niên)
,
?
Dragon Ball – 7 viên ngọc rồng|Dragon Ball, One Piece, Naruto). - Shōnen-ai (Shounen ai)
少年爱
(Thiếu niên ái)
,
?
Graviation, Super Lovers) - Seinen
青年
(Thanh niên)
,
?
Akira, Berserk, Vagabond, Metropolis (phim anime)|Metropolis, Solanin, Gantz, Kaiba (phim)|Kaiba) - Josei
女性
(Nữ tính)
,
?
レディース
,
?
レディコミ
,
?
- Makoto
誠人
(Thành nhân)
,
?
成人
(Thành nhân)
,
?
Thể loại đặc trưng
[
]
- Phim hành động|Action: Phim anime hành động (như One Piece, Naruto, Bleach – Sứ mạng thần chết|Bleach, Fate/Zero, Black Lagoon, Đại chiến Titan)
- Phim phiêu lưu|Adventure: Phim anime phiêu lưu, mạo hiểm (như InuYasha, Tsubasa -RESERVoir CHRoNiCLE-|Tsubasa, Mushishi, Black Lagoon)
- Anthropomorphism hay “thuyết hình người” là thể loại trong đó những sinh vật không phải là con người, đồ vật vô tri giác, các hiện tượng tự nhiên hay siêu nhiên được gán cho đặc tính của loài người. Nếu bạn coi phim mà bắt gặp một con thú hay đồ vật (không tính trí thông minh nhân tạo) nói chuyện hay làm những việc giống con người thì đó chính là thể loại này.
- Bishōjo game|Bishōjo (Bishoujo)/Moe (tiếng lóng)|Moe: Phim anime có các nhân vật chính là nữ, xinh đẹp (như Mai-HiME)
- Bishōnen (Bishounen): Phim anime có các nhân vật chính nam, nhưng thường được vẽ như nữ, hoặc những nhân nữ có nét đẹp nam tính (như Ran The Samurai Girl)
- Bounty Hunters: Phim anime nói về thợ săn tiền thưởng. (như Cowboy Bebop, Vampire Hunter D, Hunter x Hunter)
- Clubs: Phim anime xoay quanh các hoạt động trong câu lạc bộ (CLB) ở trường học. Thường một CLB phải có 3 thành viên trở lên. (như Suzumiya Haruhi)
- Phim hài|Comedy: Phim anime hài (như Lũ ngốc, bài thi và linh thú triệu hồi, School Rumble, Gintama, Nichijō|Nichijou, Golden Boy (anime)|Golden Boy, Great Teacher Onizuka, Danshi Kōkōsei no Nichijō|Danshi Koukousei no Nichijou)
- Coming of Age: Phim anime miêu tả quá trình trưởng thành của nhân vật chính. Họ phải đối đầu với thử thách, quyết định quan trọng, chịu trách nhiệm hay rút ra được một bài học bằng cách vượt qua trở ngại để trưởng thành hơn. (như Naruto, Dragon Ball – 7 viên ngọc rồng|Dragon Ball)
- Daily life: như Slice of life.
- Demetia: Những phim thuộc thể loại này thường “điên điên” Fooly Coolly, FLCL
- Detective: Phim anime thám tử (như Thám tử lừng danh Conan, Death Note, Liar Game, Monster (manga)|Monster, Thám tử Kindaichi, Pluto (manga)|Pluto)
- Drama: Phim anime kịch tính, có thể tạo cảm giác vui vẻ hay đau buồn, thậm chí phẫn uất (như Metropolis (phim anime)|Metropolis, Colorful)
- Dystopia: trong tiếng Hy Lạp cổ là: δυσ- “xấu xa, bệnh hoạn” và τόπος, “nơi chốn, địa quan”, còn gọi là cacotopia hay “phản không tưởng”. Trong văn học, xã hội tương lai suy thoái rơi vào tình trạng bạo lực, chính phủ nắm quyền tất cả và thường dưới chủ nghĩa không tưởng. Dystopia trong văn học lên tiếng cảnh báo về tình trạng vô chính phủ về mặt đạo đức trong một kỷ nguyên khoa học nếu con người cứ sống theo lề lối hiện tại sẽ dẫn tới hậu quả tất yếu. Do đó, dystopia được coi là một loại không tưởng tiêu cực và thường được mô tả như chính phủ chuyên quyền độc đooán. Dystopia thường đặc trưng bởi hệ thống kiểm soát xã hội, ít hoặc hoàn toàn không có quyền tự do cá nhân, ngôn luận và đất nước liên tục trong tình trạng xung đột hay bạo lực (như Psycho-Pass).
- Gia đình|Family: Phim anime về gia đình. (như Lá thư gửi đến Momo, Ame và Yuki – Những đứa con của Sói, Tokyo Godfathers, Colorful)
- Phim kỳ ảo|Fantasy hoặc Fantasy world: Phim anime có bối cảnh tưởng tượng, phép thuật, giả tưởng (như Slayers, Fate/Zero, Re:Zero kara Hajimeru Isekai Seikatsu)
- Food porn|Food: Phim về ẩm thực (như Shokugeki no Souma)
- Game: Phim anime được chuyển thể từ game hoặc nói về game(như Utawarerumono,WixOSS, No Game No Life).
- Gender bender: Phim anime trong đó giới tính của nhân vật bị lẫn lộn: nam hoá thành nữ, nữ hóa thành nam… (như Hourou Musuko)
- Girls-with guns: Phim anime có mấy cô bắn súng (như Noir (anime)|Noir, Gunslinger Girl, Chrno Crusade|Chrono Crusade, Black★Rock Shooter)
- Gunfights: Phim anime có 2 phe hoặc nhiều hơn đấu súng với nhau. (như Black Lagoon)
- Harem (thể loại)|Harem: Phim thường có nhân vật chính (có thể không có điểm gì đặc biệt) có nhiều nhân vật phụ là nữ xung quanh, hâm mộ (nếu là nam) và nhiều nhân vật phụ là nam xung quanh, hâm mộ (nếu là nữ). Những nhân vật nữ và nam phụ thường là bishounen (trai đẹp) hoặc bishoujo (gái xinh) (như Love Hina, Ai Yori Aoshi, Kami nomi zo Shiru Sekai, Date A Live, Chàng quản gia, Nisekoi, Highschool DxD|HighSchool DxD, Princess Lover!)
- High school: tương tự School nhưng xoay quanh những nhân vật đang học cấp 3 (như Yahari Ore no Seishun Rabu Kome wa Machigatteiru.|Yahari Ore no Seishun Love Come wa Machigatteiru, Aku no Hana, Colorful, Sakurasou pet na kanojo).
- Hikikomori
引きこもり
,
?
- Historical: Phim anime có liên quan đến thời xa xưa. (như Kingdom, Vinland Saga, Arslan Senki, Berserk)
- Phim kinh dị|Horror: Phim anime kinh dị (như Another, Nhật ký tương lai (manga)|Nhật ký tương lai, Blood+, Gyo, Shiki, Elfen Lied, Yami Shibai, Jigoku Shōjo|Jigoku Shoujo, Akira, Corpse Party, Tokyo Ghoul, Asura (phim)|Asura, Vampire Hunter D, Ghost Hound)
- Juujin
獣人
(Thú nhân)
,
?
- Live action: Phim anime đã được chuyển thể thành phim người thật đóng (như Yamada kun to 7 nin no Majo (Live-action))
- Live show: Phim anime về chương trình biểu diễn trực tiếp
- Love Polygon: Trên lý thuyết thì là mối quan hệ tình cảm giữa nhiều người (ví dụ A thích B, B thích C và C thích ngược lại A – có thể nhiều hơn 3 người) và không bắt buộc phải khác giới (có thể là đồng giới). Nhưng trong anime thì thường là hai nhân vật nữ thích một chàng – hay con gọi là tình tay ba (Như School Days).
- Mafia: Phim anime có mafia (như Gungrave, Baccano!, Black Lagoon)
- Mahō shōjo|Mahō Shōjo (Mahou Shoujo)
魔法少女
(Ma pháp Thiếu nữ)
,
?
Thủy thủ Mặt Trăng (manga)|Thủy thủ Mặt trăng, Mahō Shōjo Madoka ☆ Magica) - Mahou Shounen
魔法少年
(Ma pháp Thiếu niên)
,
?
- Magic: Phim anime giả tưởng có tồn tại những sức mạnh siêu nhiên như thần chú, gây phép, vòng tròn ma thuật…(như Dragon Ball – 7 viên ngọc rồng|Dragon Ball, Fairy Tail, Fate/Zero, Mahouka Koukou no Rettousei)
- Manga: Phim anime được chuyển thể từ Manga (như Berserk, Sidonia no Kishi, Nana (manga)|Nana, Metropolis (phim anime)|Metropolis)
- Martial Arts: Giống với tên gọi, bất cứ gì liên quan đến võ thuật trong truyện từ các trận đánh nhau, tự vệ đến các môn võ thuật như akido, karate, judo hay taekwondo, kendo, các cách né tránh.
- Mecha hay Meka
メカ
,
?
Gundam, IS (Infinite Stratos)|IS: Infunite Stratos) - Military: Phim anime có xoay quanh chủ yếu về quân đội (như Sidonia no Kishi)
- Music: Phim anime kể về cuộc sống hằng ngày của những nhân vật có liên quan tới âm nhạc. Thường là theo một thể loại nhạc nhất định, xoay quanh quá trình luyện tập, khao khát hoàn thiện bản thân của nhân vật và theo đuổi một mục tiêu nào đó. Thể loại này khác với thể loại Sports. (như K-ON!, Beck (manga)|Beck, Khúc nhạc Nodame, Piano no Mori, Giai điệu trên triền dốc (manga)|Giai điệu trên triền dốc, Hibike! Euphonium, Nana (manga)|Nana, Kowarekake no Orgel, Love Live!, Lời nói dối tháng Tư)
- Movie: Phim điện ảnh anime không phải dạng OVA hay TV SERIES (như Pokémon, Metropolis (phim anime)|Metropolis)
- Mystery: Thể loại thường xuất hiện những điều bí ẩn không thể lý giải được và sau đó là những nỗ lực của nhân vật chính nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng (như Hắc Quản Gia, Another)
- Ninja
忍者
(Nhẫn giả)
,
?
Ranma ½) - Light novel|Novel: Phim anime được chuyển thể từ tiểu thuyết (như Fate/Zero, Kem đá, Sword Art Online, Colorful)
- Otaku
おたく
/
オタク
,
?
Ore no Imouto ga Konna ni Kawaii Wake ga Nai|Ore no Imōto ga Konna ni Kawaii Wake ga Nai, No Game No Life, Chào mừng đến với N.H.K!): Phim anime chỉ một kiểu người, kì quái (tiếng Anh: geek), làm bạn những người giống như họ hoặc dùng để chỉ một ai đó quá say mê (mọt) một cái gì, đặc biệt là anime (hoạt hình), manga (truyện tranh), hay game (trò chơi điện tử). Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người đọc truyện tranh và xem phim hoạt hình. Ở nước ngoài, “otaku” thường được dùng để chỉ những người hâm mộ anime hay manga và gọi một ai đó là “otaku” cũng “không có gì” là xấu hay lăng mạ, chỉ là bất bình thường (nhưChào mừng đến với N.H.K!)
- OVA: Ngoại truyện
- Parallel universe: Vũ trụ song song (hay còn gọi là thế giới song song) là một thế giới khác riêng biệt tồn tại song song với chúng ta. Thế giới khác đó đôi khi là biến thể của chính thế giới chúng ta, chẳng hạn như thế giới trong gương. Nói tóm lại, thể loại này có nhiều hơn 1 thế giới/ vũ trụ/ hiện thực tồn tại trong anime (như Bleach – Sứ mạng thần chết|Bleach, Gintama, Higurashi no Naku Koro ni, Re:Zero kara Hajimeru Isekai Seikatsu)
- Nhại|Parody: Phim anime hài hước, nhái hay chọc những anime/manga khác (như Excel Saga, Gintama)
- Proxy battles: Phim anime về những trận chiến mà con người dùng những sinh vật hoặc rô bốt chiến đấu thay thế cho họ, mặc cho họ cho ra lệnh hay chỉ đơn thuần là chuyển chúng sang chế độ chiến đấu. Thường là những vật có thể huấn luyện được (Pokemon), hoặc chỉ là ảnh không gian 3 chiều (như Pokémon, Yu-Gi-Oh!|Yu☆Gi☆Oh!)
- Psychological: Thể loại liên quan đến những vấn đề về tâm lý của nhân vật (tâm thần bất ổn, điên cuồng…) (như Nhật ký tương lai (manga)|Nhật ký tương lai, Higurashi no Naku Koro ni)
- Romance: Phim anime lãng mạn,cảm động (như Ichigo 100%, Baby love (manga)|Baby love, Vườn ngôn từ, 5 Centimet trên giây (phim)|5 Centimet trên giây, Khúc nhạc Nodame, Koi Kaze, Kaichou wa Maid-sama|Kaichou wa Maid- sama)
- Samurai
侍
(Thị)
,
?
Rurouni Kenshin, Samurai Champloo, 7 Samurai|Samurai 7) - School: Phim anime trường học (như Nữ sinh Trung học – Azumanga Daioh, Kem đá, Yahari Ore no Seishun Rabu Kome wa Machigatteiru.|Yahari Ore no Seishun Love Come wa Machigatteiru, Danshi Kōkōsei no Nichijō|Danshi Koukousei no Nichijou, Colorful)
- Sci-Fi: Phim anime khoa học viễn tưởng (như Ong đưa thư, Patema đảo ngược, Serial Experiment Lain, Uchū Kyōdai, Steamboy|SteamBoy, Paprika, Metropolis (phim anime)|Metropolis)
- Slice of life (SOL): Phim anime trong đó tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống đời thường với những nhân vật rất đời thường. Bây giờ tại sao người ta lại muốn xem một bộ phim hoạt hình về những người bình thường làm những việc hoàn toàn bình thường như thế? Khá rõ ràng là bởi cuộc sống của “họ” thường tốt hơn so với của riêng bạn… Nếu bạn đã luôn luôn có các vấn đề phải giải quyết, những phiền hà và rắc rối trong cuộc sống mà bạn phải “căng não” ra để điều chỉnh, Slice of Life sẽ chỉ cho bạn thấy rất rất nhiều cách khác nhau để làm điều đó. Chúng cũng sẽ cho bạn một cái nhìn tươi mới và lạc quan hơn, nâng cao tinh thần cho bạn ở cuộc sống nói chung và thúc đẩy bạn đi ra thế giới bên ngoài và có thể sống với nó một cách đầy đủ hơn… (như Hanasaku Iroha, Non Non Biyori, Gin no Saji, Kokuriko-zaka Kara)
- Space Travel: Phim anime có liên quan đến vũ trụ (như Dragon Ball GT: Yūki no Akashi wa Sūshinchū|Dragon Ball GT, Plannet|Planetes, Sidonia no Kishi, Uchū Kyōdai)
- Sports: Phim anime thể thao (như Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Eyeshield 21|EyeShield 21, Slam Dunk, Kattobi Itto)
- Phim siêu anh hùng|Super Hero: Phim về siêu anh hùng (như One-Punch Man)
- Super Power: Phim anime nhằm hướng đến những bộ anime có những nhân vật có sức mạnh đặc biệt (như Toaru Majutsu no Index, Angel Beats!, Metropolis (phim anime)|Metropolis, Akira)
- Supernatural: Phim anime thể hiện những sức mạnh đáng kinh ngạc và không thể giải thích được, chúng thường đi kèm với những sự kiện trái ngược hoặc thách thức với những định luật vật lý (như Toaru Majutsu no Index, Fate/Zero)
- Swordplay: Phim anime có các cảnh hành động trong đó nhân vật sử dụng kiếm hay những thứ vũ khí tương tự như vậy một cách thao luyện (như Gintama, Sword Art Online, Rurouni Kenshin, Bleach – Sứ mạng thần chết|Bleach, Vagabond, Swords of Stranger)
- Time Travel: Phim anime về du hành thời gian. Vì một lý do nào đó, nhân vật có thể nhảy về quá khứ hoặc tương lai (như InuYasha, Cô gái đi xuyên thời gian, Mahō Shōjo Madoka ☆ Magica, Boku Dake Ga Inai Machi)
- Time Loop: Phim anime về vòng lặp thời gian. (Steins;Gate, Yojōhan Shinwa Taikei, Mahō Shōjo Madoka ☆ Magica, All You Need Is Kill, Re:Zero kara Hajimeru Isekai Seikatsu)
- Bi kịch|Tragedy (bi kịch): Phim anime chứa đựng những sự kiện mà dẫn đến kết cục là những mất mát hay sự rủi ro to lớn (như Angel Beats!, Akame ga KILL!|Akame ga kill, Lời nói dối tháng Tư, Fate/Zero, Metropolis (phim anime)|Metropolis)
- Underworld: Thế giới ngầm – thể loại liên quan đến những tổ chức tội phạm. Thế giới trong bóng tối này ít người biết đến nơi xảy ra những chuyện phạm pháp như giết người, buôn lậu, bán thuốc phiện, những cuộc ẩu đả thanh toán lẫn nhau… xảy ra như cơm bữa. Những tổ chức trong thế giới này thường là Mafia hoặc Yakuza (xã hội đen) (như Durarara!!, One Piece, Baccano!, Black Lagoon)
- Ma cà rồng|Vampire: Phim anime về Ma cà rồng – những sinh vật giống con người nhưng có răng nanh dài để hút máu con người. Trong những bộ anime, chúng sống trong bóng đêm, sợ hãi trước ánh nắng ban ngày và có nhược điểm sợ hành, thánh giá… Ngoài ra, họ còn có tuổi thọ cao hơn con người rất nhiều và trong nhiều tác phẩm còn có siêu năng lực (như Blood Lad, Hellsing, Vampire Hunter D, Strike the Blood)
- Violence: Phim anime dính dáng tới bạo lực (như Dragon Ball – 7 viên ngọc rồng|Dragon Ball Kai, Black Lagoon)
- Visual novel: Phim anime được chuyển thể từ những game nhập vai dùng text để điều khiển nhân vật với những hình minh họa tĩnh (như Date A Live, Little Busters!)
Thể loại nhạy cảm
[
]
- Adult: Phim anime có các cảnh nhạy cảm, chỉ phù hợp với lứa tuổi 17+ (như Seikon no Qwaser)
- Ecchi: Phim anime thường có những cảnh hở hang gây cười để dụ khán giả, nhưng không có cảnh quan hệ tình dục (như Mahoromatic)
- Erotic game (Eroge): chỉ video game hay trò chơi máy tính của Nhật Bản có các đặc điểm mang nội dung khiêu dâm, là một dạng trong artwork anime-style. Trong tiếng Anh, eroge được gọi là hentai game dựa theo định nghĩa từ hentai trong tiếng lóng của tiếng Anh, đôi khi được viết ngắn lại thành H games. Ở Nhật Bản, Eroge chỉ tới những game 18+. Đa phần là visual novel hay mô phỏng hẹn hò nhưng không chỉ giới hạn nhiêu đó. Nói tóm lại, miễn game đó có chứa nội dung 18+ mặc cho có cốt truyện thế nào đi nữa thì đều vẫn liệt vào hàng eroge (như Kono Koi, Seishun ni Yori)
- Hentai: Phim anime bao gồm Quan hệ tình dục|quan hệ thể xác giữa những người khác giới lẫn đồng giới, có chứa nội dung 18+ (cấm trẻ em dưới 18 tuổi) (như Akiba Girls, La Blue Girl, Yosuga no Sora)
- Mature: Thể loại dành cho lứa tuổi 17+ bao gồm các pha bạo lực, máu me, chém giết, tình dục ở mức độ vừa (như Dakara Boku wa, H ga Dekinai.|Dakara Boku wa, H ga Dekinai)
Tính cách nhân vật
[
]
Tsundere
[
]
Một tính cách nhân vật thường nghiêm nghị, lạnh lùng và/ hoặc không thân thiện với người mà họ thích; trong khi thỉnh thoảng vẫn lộ ra cảm giác yêu thương và ấm áp mà họ đang ẩn dấu trong lòng do xấu hổ hoặc lo lắng, cảm xúc thay đổi hoặc chỉ là không thể có những hành động tốt trước mặt người mà họ thích. Nó là một từ kết hợp giữa từ tiếng Nhật tsuntsun (ツンツンTrợ giúp:Installing Japanese character sets|?) có nghĩa là nghiêm nghị hoặc không thân thiện, và từ deredere (デレデレTrợ giúp:Installing Japanese character sets|?) có nghĩa là “ủy mị”.[115]
- Classic Tsundere: Bạo lực từ trong ra ngoài, có 2 chế độ nhất định: tsun (mạnh mẽ) và dere (nhút nhát), một khi đã chuyển chế độ rồi thì không có chuyện chuyển lại nữa (trừ lúc ghen). Có thể xem các nhân vật kiểu này là Một chiều (điện)|dòng điện một chiều. (như nhân vật Aisaka Taiga trong Toradora).
- Modern Tsundere: Nhân vật thường thay đổi tính cách cũng như tâm trạng nhanh chóng mặt: có thể vừa đỏ mặt e thẹn đó nhưng chỉ vài giây sau, nhân vật khác có thể ăn nguyên… một quyển từ điển (hay thứ gì đó ném được) mà không được báo trước. Đặc điểm này cũng làm cho những nhân vật trở nên lôi cuốn một cách lạ kì (đó là lý do điện xoay chiều luôn cho công suất cao hơn dòng 1 chiều). (như nhân vật Fujibayashi Kyou trong CLANNAD (phim)|Clannad).
- Mayadere: Trái với tsundere, nhân vật bình thường rất hiền, có khi yếu đuối và thường rất chung thủy, nhưng khi phát hiện người yêu đang bị dụ dỗ hay cặp kè với ai đó thì nhân vật sẽ trở nên hoàn toàn khác: biến đổi tâm lý điên loạn và có khi giết cả tình địch. Có thể xem mayadere là khái niệm kết hợp giữa tsundere và yandere, đó là luôn tìm cách lấy mạng của nhân vật khác cho đến khi sự quan tâm đến nhân vật này được chứng thực.
Yandere
[
]
Một thuật ngữ tiếng Nhật dành cho một nhân vật lúc đầu yêu thương và chăm sóc một người mà họ thích rất nhiều cho đến khi tình yêu lãng mạn, sự ngưỡng mộ và lòng chung thủy của họ dần trở nên nóng nảy và tinh thần bị tàn phá một cách tự nhiên thông qua sự bảo vệ quá mức cần thiết, bạo lực, tính hung hăng hoặc cả ba. Thuật ngữ này là một từ kết hợp của từ yanderu (病んでるTrợ giúp:Installing Japanese character sets|?) nghĩa là một bệnh về tinh thần hoặc cảm xúc, và từ deredere (でれでれTrợ giúp:Installing Japanese character sets|?), nghĩa là thể hiện tình cảm chân thật mạnh mẽ. Nhân vật Yandere có tinh thần không ổn định về suy nghĩ trong lòng, tâm lý bất ổn, sử dụng bạo lực cực đoan hoặc tính hung hăng như một lối thoát cho những cảm xúc của họ.[115]
Nhân vật trái ngược hoàn toàn với tsundere, khi tâm lý bất ổn có thể giết cả tình địch; yandere được xem là một trạng thái rối loạn tâm lý bắt nguồn từ ý muốn độc chiếm cho riêng bản thân (như nhân vật Gasai Yuno trong Nhật ký tương lai (manga)|Mirai Nikki).
Coodere (hay Kuudere)
[
]
Nhân vật luôn giữ vẻ ngoài lạnh lùng và chỉ nói khi thật sự cần thiết, đến khi tìm hiểu kĩ và tin tưởng một ai đó thì nhân vật mới mở lòng ra với người đó (như nhân vật Saber [Artoria Pendragon]trong Fate/stay night, Sakagami Tomoyo trong CLANNAD (phim)|Clannad, Tobiichi trong [Date A Live], Vietnam trong Hetalia).
Dandere
[
]
Nhân vật gần tương đồng Coodere, nhưng vẻ ngoài lạnh lùng có thể không phải là lớp vỏ bọc mà đơn thuần do ngại ngùng và khó giao tiếp. Nhân vật chỉ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với những người thực sự tin tưởng (như nhân vật Nagato Yuki trong Suzumiya Haruhi no Yūutsu).
Toàn cầu hóa
[
]
Anime đã trở thành một ngành thương mại mang lại lợi nhuận cao trong khối Thế giới phương Tây|các quốc gia phương Tây, điều này đã được khẳng định rõ ràng bằng việc thương mại hóa từ rất sớm các phiên bản chuyển thể của phương Tây từ anime, ví dụ như Astro Boy. Ngay từ thuở sơ khai, các phiên bản chuyển thể của người Mỹ trong những năm 1960 đã giúp Nhật Bản mở rộng vào sâu bên trong thị trường Châu Âu lục địa; đầu tiên là việc các sản phẩm hướng tới đối tượng trẻ em tại Châu Âu và Nhật Bản như Heidi, Girl of the Alps|Heidi, Vicky the Viking|Vicky the Vicking hay Barbapapa đều được phát sóng ở nhiều nước khác nhau. Đặc biệt tại Ý, Tây Ban Nha và Pháp đã hình thành nên một sự ảnh hưởng tới sản lượng đầu ra của Nhật Bản, do giá thành bản quyền khá rẻ của nó và số lượng sản xuất phong phú. Đặc biệt khi Ý đã nhập khẩu hầu hết thị trường anime bên ngoài của Nhật Bản.[116] Sự ảnh hưởng mang tính đại chúng này đã gây ấn tượng, tạo thành một sự phổ biến của anime trong thị trường các nước Nam Mỹ, Ả Rập Xê Út và Đức.[117] Anime đang dần trở thành văn hóa đại chúng tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irelannd.[118]
Bắt đầu từ năm 1980 đã chứng kiến sự xuất hiện của các phim anime Nhật Bản tiến sâu vào bên trong nền văn hóa người Mỹ. Trong những năm 1990, hoạt hình Nhật Bản dần dần đã đạt được tính Văn hoá đại chúng|phổ biến đại chúng tại Hoa Kỳ. Nhiều công ty truyền thông như Viz hay Mixx đã bắt đầu xuất bản và phát hành anime Quyền tác giả|bản quyền bên trong thị trường Hoa Kỳ.[119] Sự phát triển của Internet cung cấp cho khán giả phương Tây cách thức dễ dàng hơn để truy cập tới những nội dung đặc trưng của Nhật Bản.[120] Điều này càng đặc biệt hơn trong trường hợp có các dịch vụ xem phim trực tuyến Quyền tác giả|bản quyền như Netflix và Crunchyroll.[17][93] Như là một kết quả trực tiếp tất yếu, nhiều ảnh hưởng khác nhau xoay quanh Nhật Bản đã tăng lên.[121][122]
Phản ứng của người hâm mộ
[
]
Các câu lạc bộ anime nhanh chóng phát triển thành các hội chợ anime trong những năm 1990 với tên gọi “anime boom”, một thời kỳ được đánh dấu bằng sự gia tăng tính Văn hoá đại chúng|phổ biến đại chúng của anime.[123] Các hội chợ này được dành riêng cho anime, manga và bao gồm nhiều yếu tố giống như các cuộc thi cosplay, đồng thời có những khách mời của ngành công nghiệp anime.[124] Cosplay là một Tiếng lóng|từ lóng kết hợp của “costume play – hóa thân vào trang phục”, và nó không chỉ độc nhất trong anime mà đã trở nên phổ biến trong các cuộc thi và các buổi dạ hội giả trang tại các hội chợ anime.[125]
Tiếng Nhật|Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản đã đi sâu vào thói quen sử dụng tiếng Anh thông qua tính Truyền thông đại chúng|phổ biến đại chúng của truyền thông, bao hàm cả otaku – một thuật ngữ tiếng Nhật mang hàm ý xúc phạm, nhưng lại được sử dụng bình thường trong tiếng Anh để chỉ một người hâm mộ manga và anime.[126] Một từ khác cũng được sử dụng rộng rãi để mô tả những người hâm mộ tại Hoa Kỳ là “wapanese”, có nghĩa là những người da trắng khao khát được trở thành người Nhật; hoặc còn được biết dưới tên gọi “Thân Nhật Bản|weeaboo” – nghĩa là những người bộc lộ “một sự hứng thú đến cuồng nhiệt” trong nhóm văn hóa anime Nhật Bản, nơi mà thuật ngữ này được hình thành như một sự sỉ nhục, bao hàm các bài viết đã được đăng trên bảng thông báo từ trang website diễn đàn hình ảnh 4chan.[127] Những người yêu thích anime thường tạo ra fan fiction và fan art, bao gồm cả các bản vẽ đồ họa máy tính cùng với anime music video.[128]
Người Nhật nói rằng anime lấy chất liệu từ cuộc sống gần gũi với đời thực,[129][130] một số địa danh được trình chiếu trên anime và bảo tàng Ghibli đã trở thành địa điểm du lịch[131][132] giúp phát triển kinh tế vùng.[133] Nhật Bản chịu ảnh hưởng của anime vào sâu trong Xã hội hóa|đời sống xã hội như hình thức cà phê manga,[134][135] ô tô mang phong cách hoạt hình;[136][137][138] thiết bị công nghệ cũng được truyền cảm hứng từ anime như máy ảnh[139] và xe mô tô phân khối lớn.[140] Nhiều phim Điện ảnh Hoa Kỳ|điện ảnh Hollywood bị ảnh hưởng bởi cách xây dựng cốt truyện và kịch bản từ anime.[141][142][143] Kết quả điều tra mục đích học tiếng Nhật của sinh viên Trung Quốc năm 2010 tại đại học Phục Đán (một trường ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản) thì 78% học để hiểu phim và phim hoạt hình của Nhật Bản.[122]
Đặc điểm của người hâm mộ
[
]
Độ tuổi
[
]
Đối tượng người xem anime không chỉ giới hạn, dừng lại ở trẻ em như cartoon của nước ngoài mà ngày càng đa dạng mở rộng từ tuổi mới lớn, tuổi đôi mươi tiến dần đến tận lứa tuổi 30 và người lớn. Chính khách người Nhật Asō Tarō thừa nhận là người rất hâm mộ manga Rozen Maiden.
Tâm lý
[
]
Student.mynavi của Nhật Bản đã thảo luận những tác động của anime/manga đến cuộc sống, tâm lý, suy nghĩ của những người hâm mộ; bài viết lập tức trở thành đề tài được bàn luận trên nhiều website về anime/manga.[144][145]
Student.mynavi đã đánh giá về sự tác động tích cực của anime/manga đến đời sống của một bộ phận người hâm mộ Nhật Bản rất đáng kể. Một trong những nét độc đáo của anime là lấy chất liệu chủ yếu từ cuộc sống nên gần gũi với đời thực. Chính vì vậy, khi chứng kiến nhân vật mình yêu thích cố gắng thực hiện điều gì đó, thì người xem cũng bị thúc đẩy khát khao muốn vượt qua, muốn chiến thắng, giống như thần tượng của mình. Anime có quyền năng riêng đối với khá nhiều người. Cũng giống như bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác, những lời nói và thông điệp trong anime có thể tác động đến cảm xúc của người xem, có thể khiến ai đó hạnh phúc hoặc được an ủi. Vì vậy có thể nói rõ ràng nếu tiếp thu và biết thưởng thức có chọn lọc, anime/manga là sản phẩm văn hóa có giá trị rất tích cực đối với những ai đã trót yêu và hâm mộ nó. Tuy nhiên, với một sản phẩm văn hóa rất dễ gây “nghiện” này, việc lãng phí quá nhiều thời gian, tâm trí và để cuộc sống của mình chỉ xoay quanh gói gọn trong bức tường chật hẹp của chúng, sẽ dễ dẫn đến những tác động tiêu cực không đáng có. Mà tiêu cực luôn là yếu tố quan trọng hơn để xã hội nhìn vào và đánh giá một sự vật, một vấn đề.[146]
Sau khi đọc bài viết từ trang Student.mynavi, rất nhiều fan của trang báo trực tuyến chuyên về anime/manga đã hào hứng tham gia thảo luận trên diễn đàn của Animenewsnetwork (ANN), có trụ sở tại Mỹ này những ảnh hưởng tốt/xấu mà anime/manga đã ảnh hưởng tới họ. Dường như, so với các fan Nhật bản và châu Á, fans phương Tây cũng có tình yêu dành cho anime/manga không hề kém cạnh. Tuy nhiên, tình cảm mà họ dành cho nét văn hóa Nhật Bản đặc biệt này không quá dữ dội và “cực đoan” như nhiều fan châu Á. Mọi đánh giá, nhận xét về các tác động tích cực của anime đều rất khách quan, chân thực, ít có sự áp đặt thiên kiến cá nhân của mình lên một thành viên khác, dẫu thành viên đó đang nói tiêu cực đến bộ manga/anime mà họ mến mộ.
Các ví dụ thực tế
[
]
Tích cực
[
]
Một nữ kỹ sư cơ khí 26 tuổi. Cô từng mong muốn tự viết nhạc. Nhưng cô thực sự không biết bắt đầu bằng cách nào nếu không có một ngày cô xem Hatsune Miku, một thần tượng nổi tiếng trong giới Vocaloid. Từ đó cô bắt đầu học sáng tác và viết nhạc. Một phụ nữ 30 tuổi khác kể về việc cô đã gia nhập một câu lạc bộ bóng rổ vì cảm hứng từ bộ truyện tranh Slam Dunk. Cô cũng có nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình chơi bóng vì “ngấm” cách chơi của các nhận vật trong bộ truyện. Cũng nhờ Final Fantasy VII, một cô gái 25 tuổi hiểu rằng vị trí của mình chính là làm việc bằng tất cả đam mê trong ngành công nghiệp game. Một anh chàng 25 tuổi, đã được truyền cảm hứng để không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm một công việc tốt nhờ manga Glass Mask.
Một phụ nữ 29 tuổi chia sẻ, bất cứ khi nào đang trải qua những giây phút đau đớn trong cuộc đời, cô luôn luôn nhớ những lời của Jinbei, một tên cướp biển trong One Piece: “ Đừng chỉ đếm những điều mà bạn đã bị mất”, có nghĩa là người ta phải đếm những điều mà họ đang có. Nói cách khác, người này biết rằng tập trung vào những khoảnh khắc hạnh phúc hơn trong cuộc sống quan trọng hơn là chỉ nghĩ đến những điều xấu ảnh hưởng đến cuộc sống của mình.
Tiêu cực
[
]
Tuy nhiên, không phải tất cả người hâm mộ của anime/manga đều có lối sống và suy nghĩ tích cực như vậy, thậm chí với nhiều người những tác động của anime/manga khiến cuộc sống của họ trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp của một người đàn ông 23 tuổi, anh trở thành một otaku sau khi xem anime The Melancholy of Haruhi Suzumiya. Tương tự như vậy, một phụ nữ trẻ 26 tuổi cũng đổ lỗi cho tình trạng hiện tại của cô sau khi quá ghiền anime Neon Genesis Evangelion. Trong thế giới của trò chơi trực tuyến có nguồn gốc từ anime, một người đàn ông 39 tuổi đổ lỗi cho game Final Fantasy XI khi anh trở thành con nghiện của trò chơi trực tuyến này và nó hiện chiếm hết tất cả thời gian, tâm trí thậm chí cả sức khỏe mà anh mà không sao dứt ra được.
Tác phẩm đóng góp của người hâm mộ
[
]
Thông thường, cả năm sau khi chiếu ở Nhật thì các anime mới được lồng tiếng Anh xong và phát hành Đĩa Blu-ray|Blu-ray ra thị trường nước ngoài; nhưng hiện nay đã mở rộng hơn khi Quyền tác giả|cấp phép bản quyền trình chiếu đồng thời với thị trường Nhật Bản do sự phát triển của Truyền hình Internet|truyền hình internet trả tiền như Funimation Entertainment|Funimation, Crunchyroll, Netflix,…[93] Việc chờ đợi cấp phép bản quyền có thể do: người sáng tạo không muốn cấp phép vì chính tác giả không thích nó, hoặc không đạt được đồng thuận với đối tác mua bản quyền; ủy ban sản xuất gặp rắc rối pháp lý bản quyền tác phẩm,…[147]
Đối với Người hâm mộ|những người hâm mộ không sống ở Nhật, việc chờ đợi các bộ phim anime mới được phát hành sang Hoa Kỳ|Mỹ hay châu Âu hoặc chiếu trên truyền hình là khó khăn. Khi Người hâm mộ|những người hâm mộ bên ngoài Nhật Bản không đủ kinh phí để sử dụng các dịch vụ streaming bản quyền và mua đĩa Đĩa Blu-ray|Blu-ray lồng tiếng, hoặc phải chờ đợi việc cấp phép bản quyền thì Fansub là cứu cánh cho người hâm mộ, mặc dù có thể vi phạm về Quyền tác giả|luật bản quyền.[148]
Quá trình thực hiện của một fansub như sau: một người xem ở Nhật sẽ thu lại chương trình anime trên truyền hình, rồi tải lên Internet; hoặc có thể sao chép lại từ đĩa phim DVD, Đĩa Blu-ray|Blu-ray và các dịch vụ Streaming|streaming trực tuyến Quyền tác giả|được cấp phép bản quyền. Fansub sau đó phải dịch các đoạn đối thoại trong tập phim, rồi đính kèm phụ đề vào phim.[149] Do đa phần những người hâm mộ nghèo, nên họ dùng BitTorrent|Torrent để cho người hâm mộ|những người hâm mộ khác tải xuống. Với cách này, Người hâm mộ|nhiều người hâm mộ ở ngoài nước Nhật có thể xem được phim mới phát sóng chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, các nhóm fansub thường ngừng việc làm khi các công ty anime đăng ký bản quyền tại Hoa Kỳ|Mỹ.[149] Và những người hâm mộ khi xem các sản phẩm từ fansub không nên bán lại cho người khác để kiếm lời (vi phạm pháp luật về Quyền tác giả|luật bản quyền), cũng như nên mua DVD hoặc Đĩa Blu-ray|Blu-ray chính hãng để ủng hộ các hãng làm anime.
Phản ứng từ truyền thông
[
]
Truyền thông đại chúng|Truyền thông Trung Quốc đưa tin Bộ Văn Hóa Trung Quốc đã cấm phát hành một số sản phẩm từ Nhật Bản với lý do nhằm “bảo vệ sự phát triển của tuổi trẻ nước nhà”.[150][151] Một bài báo tại Việt Nam phản ánh lịch chiếu anime trên truyền hình ảnh hưởng đến trẻ nhỏ,[152] đài truyền hình cần gắn nhãn cảnh báo độ tuổi cho khán giả,[153] phụ huynh cần tra cứu phân loại độ tuổi chương trình trên các trang bách khoa điện ảnh và nêu ra những điểm tích cực mà anime mang lại,[42] nên giải quyết những vấn đề cốt lõi trong xã hội hơn là chối bỏ trách nhiệm và đổ lỗi cho một hình thức văn hóa như anime.[154] Trong cuộc họp của Ủy ban Sở hữu trí tuệ 2016|năm 2016, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzō|Abe Shinzou tuyên bố bảo vệ Dōjinshi|doujinshi trước Luật bản quyền Hoa Kỳ|luật bản quyền khi Nhật Bản tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương|Hiệp định TPP.[155][156][157] Nhật Bản đã tổ chức nhiều sự kiện liên hoan phim hoạt hình Nhật Bản tại Việt Nam.[158][159][160] Anime và manga còn là phương tiện truyền bá văn hóa Nhật Bản ra nước ngoài, tạo nên một hình ảnh Cool Japan trong lòng cộng đồng quốc tế.[121][161]
Nghiên cứu năm 2015 được thực hiện bởi Cục văn hóa của chính phủ Nhật Bản cùng Hiệp hội Tác giả hoạt hình Nhật Bản (JAniCA) về các tiêu chí như: điều kiện làm việc, thu nhập trung bình và giờ làm việc của 759 họa sĩ mới trong Công nghiệp anime|ngành công nghiệp hoạt hình Nhật Bản. Nghiên cứu chỉ ra cường độ làm việc áp lực cao 11 giờ mỗi ngày với người mới vào nghề, không hề có thời gian nghỉ ngơi, thu nhập kiếm được khoảng 1,1 triệu yên Nhật (khoảng 9.200 USD/năm), thấp hơn cả một nhân viên văn phòng, ngủ lại ở công ty khá phổ biến.[162][163][164][165][166][167] Cựu nhà làm phim hoạt hình Kamimura Sachiko (City Hunter, Phim điện ảnh Doraemon|loạt phim điện ảnh Doraemon) đã nhận xét “nhiều nhà làm phim trẻ mới ra trường đột nhiên bị đẩy vào một nghề mà họ thậm chí không thể kiếm ăn”, mức lương khởi điểm gây sốc nhất của ngành công nghiệp anime khoảng 120 yên Nhật (Đô la Mỹ|US $1) mỗi giờ.[168][169][170] Họa sĩ hoạt họa kỳ cựu Takamatsu Shinji đã viết “Hy vọng làm mà chỉ dựa vào doanh số đĩa Blu-ray là một mô hình kinh doanh thất vọng, nhưng đó gần như là cách của hầu hết anime phát sóng tối muộn”.[171] Một thảo luận trên trang Anime News Network nhận xét những người hoạt động trong Công nghiệp anime|ngành công nghiệp anime ngồi gò bó nhiều giờ trên bàn làm việc, hầu như không đi lại hay di chuyển, dùng thức ăn nhanh và Thức uống|đồ uống ở tiệm tạp hóa, kéo theo những tổn hại về sức khỏe, một số phải nhập viện vì áp lực.[172][173] Trên website Mag2 tại Nhật Bản, một người giấu tên có 20 năm kinh nghiệm trong Công nghiệp anime|ngành công nghiệp anime chia sẻ: nhiều họa sĩ hoạt họa làm tự do (freelancer) thường làm việc tại nhà, yêu cầu trợ lý chạy việc (animation runner) suốt ngày lái xe qua lại giữa họa sĩ và Xưởng phim hoạt hình|xưởng làm phim, để thu thập từng khung hình hoàn chỉnh;[174][175] họ thực hiện nhiều dự án của các Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim khác cùng một lúc, thường xuyên đối mặt với hạn chót hoàn thành dự án; Phim truyền hình Nhật Bản|chương trình được lên sóng đúng thời gian là một “điều kỳ diệu”.[176][177]
Hoạt hình phong cách anime
[
]
Một trong những điểm quan trọng làm anime khác biệt so với hầu hết hoạt hình phương Tây là sự thỏa mãn cảm xúc. Một khi sự kỳ vọng các khía cạnh của cốt truyện thị giác trực quan hay phần hoạt họa chỉ dành cho trẻ con được đặt qua một bên, khán giả có thể thực sự nhận được nhiều cảm xúc như sự đau đớn hằn sâu bên trong, cái chết, nỗi đau cảm nhận bên ngoài, cuộc tranh đấu khó khăn và niềm vui mà có thể trở thành tất cả yếu tố dẫn dắt câu chuyện – thường được sử dụng trong anime nhiều như các phương tiện truyền thông khác.[178] Tuy nhiên, giống như chính bản thân anime trở lên ngày càng phổ biến, phong cách anime đã chắc chắn là chủ đề của những tác phẩm mang cả sự châm biếm và tính sáng tạo nghiêm túc.[4][6] Tập phim Chinpokomon và Good Times with Weapons của South Park, Perfect Hair Forever của Adult Swim, Kappa Mikey của Nickelodeon là những ví dụ mang tính châm biếm trào phúng của văn hóa Nhật Bản và anime. Một vài tác phẩm đã làm dấy lên các cuộc tranh luận về sự xóa nhòa ranh giới giữa các tác phẩm “phong cách anime” châm biếm và sự nghiêm túc, như bộ phim hoạt hình Mỹ mang phong cách anime là Avatar: The Last Airbender.[6] Các tác phẩm mang phong cách anime này đã hình thành sự mô tả như hoạt hình ảnh hưởng từ anime trong một nỗ lực để phân loại tất cả các bộ phim không có nguồn gốc từ Nhật Bản mà có phong cách anime.[19][20] Một số các nhà sáng tạo của những tác phẩm có tham chiếu đến anime như một nguồn gốc cảm hứng và giống như đội nhóm các nhà làm phim người Pháp thực hiện Ōban Star-Racers đã chuyển đến Tokyo để hợp tác với một đội nhóm làm phim người Nhật.[179][180][181]
Khi anime được định nghĩa như một “phong cách” hơn là một sản phẩm thuộc một quốc gia, nó mở ra khả năng anime sẽ được sản xuất ở các nước khác.[3][6][8] Một bộ phim truyền hình được sản xuất giữa Philippines-Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất|U.A.E tên là Torkaizer được lồng tiếng như là “bộ phim anime đầu tiên của Trung Đông” và hiện đang trong quá trình sản xuất,[7] đồng thời cũng đang tìm kiếm nguồn tài trợ.[182] Loạt phim RWBY phát hành trên website, sản xuất dựa trên một phong cách nghệ thuật anime và đã được tuyên bố là anime.[5][183] Trong sự bổ sung, loạt phim sẽ được phát hành tại Nhật Bản, dưới nhãn “anime” theo định nghĩa thuật ngữ ở Nhật Bản và ám chỉ như là một “anime làm bởi người Mỹ”.[184][185] Netflix tuyên bố ý định của công ty là sản xuất anime.[186][187] Khi làm như vậy, công ty đang cung cấp một kênh phân phối tiếp cận nhiều hơn tới thị trường Thế giới phương Tây|các nước phương Tây.[188] Việc định nghĩa anime như một phong cách đã gây ra các cuộc tranh luận giữa Người hâm mộ|những người hâm mộ, với Oppliger John thì nêu ra rằng: “Việc nhấn mạnh sự ám chỉ rạch ròi tới nghệ thuật Mỹ nguyên bản cũng giống như ‘anime’ và ‘manga’ từ Nhật Bản làm mất đi những tác phẩm mang bản sắc văn hóa của nó”.[4][189] Reddit coi anime như hoạt hình được sản xuất, trình chiếu và định hướng tới khán giả người Nhật; đồng thời cho rằng Shelter (bài hát)|Shelter của Porter Robinson hợp tác với Xưởng phim hoạt hình|xưởng phim A-1 Pictures không phải là hoạt hình có nguồn gốc nguyên bản từ Nhật Bản.[190]
Xem thêm
[
]
Tham khảo
[
]
Chú thích
[
]
Tài liệu trích dẫn
[
]
Liên kết ngoài
[
]
- Japanese Anime Staff Wiki (
tiếng Nhật
). Danh sách nhà làm phim hoạt hình Nhật Bản.
- Anime News Network Encyclopedia (
tiếng Anh
). Bách khoa toàn thư danh sách anime của
Anime News Network
.
- Animators Corner (
tiếng Anh
). Bách khoa từ điển danh sách tra cứu các họa sĩ hoạt họa Nhật Bản.
- Sakuga Wiki (
tiếng Nhật
). Bảng tra cứu hoạt họa sakuga tại Nhật Bản.
- Sakugabooru (
tiếng Anh
). Bách khoa tra cứu trích đoạn ngắn về kỹ thuật hoạt họa sakuga.
- 1,0 1,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 3,0 3,1 3,2
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 5,0 5,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 6,0 6,1 6,2 6,3
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 7,0 7,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 8,0 8,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 11,0 11,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 17,0 17,1 17,2
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 18,0 18,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 19,0 19,1 19,2
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 20,0 20,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 23,0 23,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
American Heritage Dictionary, 4th ed.; Dictionary.com Unabridged (v 1.1).
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 42,0 42,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 44,0 44,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 56,0 56,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 63,0 63,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 64,0 64,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 65,0 65,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 69,0 69,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 71,0 71,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 73,0 73,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 74,0 74,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 76,0 76,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 81,0 81,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 82,0 82,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 87,0 87,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 93,0 93,1 93,2
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 115,0 115,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 121,0 121,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 122,0 122,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- 149,0 149,1
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.
- ↑
Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “Citation/CS1”.