Ánh Sáng Là Gì? Các Tính Chất Quan Trọng Của Ánh Sáng

Ngày: 22/01/2021 lúc 11:34AM

Ánh sáng là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người. Vậy ánh sáng là gì? Ánh sáng quan trọng ra sao? Hãy cùng Garan Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ánh sáng

 là gì?

Ánh sáng là một từ phổ thông được sử dụng để chỉ các loại bức xạ điện từ nằm ở trong vùng quang phổ từ 380nm cho đến 700nm. Trong vùng này thì con người hoàn toàn có thể nhìn thấy ánh sáng bằng mắt thường.

Ánh sáng

2. Các loại ánh sáng

  • Phân chia theo nguồn phát sinh ánh sáng

Dựa vào sự phân loại này mà ánh sáng thành các loại như sau:

  • Ánh sáng tự nhiên do mặt trời tạo ra sẽ được gọi là ánh nắng (hay còn được biết đến với tên là ánh sáng trắng gồm nhiều ánh sáng đơn sắc có khả năng biến thiên liên tục từ sắc đỏ 

    tới

     sắc tím).

  • Ánh sáng tự nhiên do mặt trăng tạo ra mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy là ánh sáng thực tế. Đây là ánh sáng được phát sinh do mặt trời chiếu tới mặt trăng sau đó phản xạ tới mắt người

  • Ánh sáng nhân tạo do đèn tạo ra thì được gọi là ánh sáng đèn.

  • Ánh sáng do loài vật ra phát sẽ được gọi là ánh sáng sinh học.

  • Phân chia theo bước sóng

Xét trên yếu tố này thì ánh sáng được phân thành các loại như sau:

  • Ánh sáng lạnh: Đây là những ánh sáng mà bước sóng tập trung ở gần vùng quang phổ tím.

  • Ánh sáng nóng: Là loại ánh sáng mà bước sóng sẽ nằm ở gần vùng đỏ

3. Một số tính chất quan trọng của ánh sáng

  • Tính chất vận tốc ở trong chân không

Đã có nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học chứng minh vận tốc của ánh sáng ở trong chân không nói riêng và vận tốc của các bức xạ điện từ ở trong chân không nói chung là 299.792.458 m/s. Chúng được ký hiệu là “c” và không bị phụ thuộc đến hệ quy chiếu.

Ánh sáng

  • Năng lượng, khối lượng và động lượng

Năng lượng của hạt photon có bước sóng λ được ký hiệu là hc/λ, trong đó:

H là hằng số Planck.

C là tốc độ của ánh sáng ở trong chân không

Do khối lượng nghỉ của hạt photon không có nên động lượng của hạt sẽ bằng năng lượng hạt chia cho tốc độ của ánh sáng.

  • Tính chất tương tác với các loại vật chất

Tương tác với mắt người

Trong mắt người có 3 loại tế bào có khả năng cảm thụ ánh sáng giúp chúng ta cảm nhận được 3 vùng quang phổ khác nhau nghĩa là ba loại màu sắc khác nhau. Nhờ vào sự kết hợp 3 tín hiệu cùng một lúc từ 3 loại tế bào này đã tạo ra những cảm giác màu sắc vô cùng phong phú. Ngoài ra để tạo hình ảnh màu sắc ở trên màn hình thì chúng ta cũng sử dụng 3 loại đèn có khả năng phát sáng tại 3 vùng quang phổ vô cùng nhạy cảm của con người.

Do tế bào cảm giác màu lục và màu đỏ có phổ hấp thụ ở rất gần nhau vì thế mắt người có khả năng phân biệt được rất nhiều loại màu sắc nằm giữa màu lục và màu đỏ (chẳng hạn như màu vàng, màu da cam, màu xanh nõn chuối…). Ngoài ra tế bào cảm giác màu lam và màu lục có phổ hấp thụ nằm ở xa nhau vì thế mắt người sẽ phân biệt màu xanh không tốt.

Ánh sáng

Về võng mạc của người sẽ được chia thành 2 lớp theo chức năng bao gồm lớp tế bào dẫn truyền xung thần kinh điện thế và tế bào cảm nhận ánh sáng. Xét theo y học thì chúng ta sẽ phân võng mạc thành 10 lớp xét theo cấu trúc giải phẫu mô học cũng như hình thái của nó.

Đối với mắt sinh vật

So với con người thì sinh vật sẽ cảm nhận được nhiều màu sắc hơn (chẳng hạn như chim cảm nhận được 4 màu gốc) hoặc ít hơn (như bò cảm nhận được 2 màu gốc) và tại những vùng quang phổ khác.

Mắt của các loài sinh vật thường nhạy cảm hơn với bức xạ điện từ với bước sóng nằm trong khoảng 300nm cho tới 1.200nm. Đây là khoảng bước sóng trùng khớp với cường độ của vùng phát xạ mạnh nhất trong hệ mặt trời.

Trên đây là khái niệm cơ bản nhất về ánh sáng, nếu như các bạn có cần tìm hiểu thêm bất cứ thông tin nào cụ thể hơn thì hãy liên hệ ngay với Bảo Hộ Garan nhé! Chúng tôi luôn sẵn lòng phục vụ.

Trong ánh sáng mặt trời cũng chứa một số thành phần gây tổn hại đến mắt, vì vậy khi đi ra ngoài dưới trời nắng bạn cần trang bị kính bảo hộ để bảo vệ tốt đôi mắt của mình nhé!