Ảnh Hưởng Của Trầm Cảm Sau Sinh Đối Với Mối Quan Hệ Giữa Mẹ Và Bé

Ảnh Hưởng Của Trầm Cảm Sau Sinh Đối Với Mối Quan Hệ Giữa Mẹ Và Bé

Nhiều người chỉ biết rằng trầm cảm sau sinh đơn thuần tác động tới tâm lý người mẹ mà quên mất rằng căn bệnh này còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa mẹ và bé. 

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh đối với mối quan hệ giữa mẹ và con, điều mà mọi người cần lưu ý để đảm bảo sự an toàn cho cả người phụ nữ và sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. 

Đặt Vấn Đề 

Trầm cảm sau sinh hay tên tiếng Anh là Postpartum Depression (PPD), được định nghĩa là những cảm giác tiêu cực sau khi sinh như buồn bã, lo âu, mệt mỏi, lo lắng quá mức về đứa trẻ mới sinh của một người phụ nữ. Những dấu hiệu này xuất hiện ở 10 – 15% các bà mẹ mới sinh.

Rõ ràng, trầm cảm sau sinh gây ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ cũng như các công việc hàng ngày của người phụ nữ. Ví dụ như nó ảnh hưởng đến việc người mẹ đáp ứng các nhu cầu của con họ. Các bà mẹ mắc chứng PPD cũng có xu hướng giảm hạnh phúc, dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, sự thèm ăn, sự mất tập trung, tâm trạng tiêu cực và thậm chí là suy nghĩ tự tử. 

Giai đoạn đầu đời của trẻ sơ sinh là thời điểm quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, và giai đoạn này ảnh hưởng tới sự gắn bó và liên kết giữa mẹ và bé. Do đó, con của những người phụ nữ mắc hội chứng PPD cũng có nguy cơ gặp các vấn đề về sự kết nối và gắn bó giữa chúng và chính mẹ của chúng. Vậy, trầm cảm sau sinh ảnh hưởng như thế nào tới mối quan hệ giữa mẹ và bé?

XEM THÊM: 

>>> Trầm cảm sau sinh là gì?

>>> Nguyên nhân dẫn tới PPD

Trầm Cảm Sau Sinh và Sự Tương Tác Giữa Mẹ và Bé Ở Những Năm Đầu Tiên

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến sự tương tác giữa mẹ và con ngay ở những năm đầu tiên hội chứng bộc phát. Tương tác giữa mẹ và con trong những năm đầu tiên — và nhất là những tương tác đặc biệt trong ba tháng đầu — chúng rất quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh của mối quan hệ mẹ con. 

Tuy nhiên, những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh có xu hướng ít bộc lộ tình cảm và ít tương tác tích cực hơn so với những bà mẹ không bị trầm cảm. Bằng chứng là mẹ và con sẽ tách rời tương tác trong các hoạt động như đọc sách, hát bài hát, chia sẻ câu chuyện và chơi trò chơi. 

Các bà mẹ mắc chứng PPD cũng thể hiện các hành vi ít nhạy cảm hơn đối với con cái của họ và có xu hướng đáp ứng các nhu cầu của con họ theo cách hời hợt, ít chăm chú. 

Ngược lại, những hành vi này góp phần làm giảm đi sự tham gia của các bà mẹ vào hoạt động của trẻ em, từ đó làm giảm giao tiếp giữa mẹ và con. Những tương tác tách rời này ngăn cản việc hình thành mối quan hệ mẹ con theo cách quan tâm tích cực – thể hiện sự chu đáo của người mẹ.

Sự đụng chạm cơ thể trong những năm đầu đời là rất quan trọng đối với sự phát triển các kỹ năng điều tiết và ứng phó với căng thẳng của trẻ. Lý do là bởi các tương tác với sự ấm áp và nuôi dưỡng từ người mẹ sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng tự điều chỉnh.

Tuy nhiên, khi các bà mẹ mắc hội chứng PPD, tần suất đụng chạm thể xác sẽ giảm đáng kể. Những người mắc bệnh có xu hướng chăm sóc trẻ bằng cảm xúc nhiều hơn bằng hành động, và cho rằng trẻ có thể tự xoa dịu bản thân chúng. Do đó, họ tự thiết lập một khoảng cách nhất định với người con.

Ảnh Hưởng Lâu Dài Của PPD Đối Với Phong Cách Nuôi Dạy Con Cái

Mối quan hệ giữa mẹ-con càng kém, càng ảnh hưởng đối với phong cách nuôi dạy con cái sau này. 

Điều đó đồng nghĩa với việc khi tác động tiêu cực của PPD đối với mối quan hệ giữa mẹ và bé tăng lên, khả năng người mẹ có thể chăm sóc cho con mình càng kém đi. 

Đặc biệt, trẻ em dưới 10 tuổi có mẹ bị trầm cảm sau sinh 6 tháng có nguy cơ cao gấp đôi mắc các vấn đề tâm lý nghiêm. 

Thái độ không chăm sóc của các bà mẹ, cũng có liên quan đáng kể đến chứng lo âu và trầm cảm của trẻ em cho đến 8 tuổi. Hành vi của người mẹ bị PPD ảnh hưởng tới phong cách nuôi dạy con cái, ví dụ phong cách nuôi dạy con tiêu cực như áp đặt hoặc buông lỏng trong thời gian dài của các bà mẹ.

Cả hai kiểu nuôi dạy áp đặt và buông lỏng đều khiến trẻ kém khả năng tự điều chỉnh, nhưng thực tế, hai kiểu nuôi dạy này sẽ ảnh hưởng khác nhau đến mối quan hệ mẹ con. 

Người mẹ áp đặt thường hung hăng và cáu kỉnh hơn đối với con mình. Họ giao tiếp với con theo cách rất khó chịu và không mong muốn chúng làm điều mà mình không muốn. Điều đó khiến đứa trẻ không muốn dành thời gian cho mẹ của mình. 

Mặt khác, người mẹ buông thả luôn thu mình và ít chú ý trong việc chăm sóc các nhu cầu của con mình. Nó ngược lại làm tăng tính cáu kỉnh của trẻ. 

Dù là theo cách nào, mối quan hệ tiêu cực sẽ tạo ra lỗ hổng về mặt cảm xúc giữa đứa trẻ và mẹ của chúng. Một vòng luẩn quẩn sẽ xảy ra từ hành vi của người mẹ đến thái độ của trẻ. Kết quả là trẻ trở nên phụ thuộc vào mẹ mình về mặt thể chất và tình cảm, cho dù là mẹ ít quan tâm và ít muốn chăm sóc trẻ.  

Lại nói, việc chăm sóc trẻ dựa trên hai phong cách tiêu cực nói trên đều thúc đẩy mối quan hệ giữa mẹ và con theo chiều hướng làm giảm đi tình yêu thương và sự chăm sóc. Hơn thế nữa, khi tuổi tác gia tăng, trầm cảm sau sinh cản trở nhiều hơn sự phát triển mối quan hệ giữa mẹ và con.

Nghiên Cứu Về PPD Đối Với Mối Quan Hệ Giữa Mẹ và Bé

Nghiên cứu gần đây cho thấy ưu tiên sàng lọc và trị liệu trầm cảm sau sinh sớm có thể cải thiện mối quan hệ mẹ – con. Khi kết hợp với giáo dục tâm lý trước khi sinh về PPD, cũng như các biện pháp can thiệp dựa trên phân tích từ số liệu. Có thể kể đến như sàng lọc PPD, hướng dẫn tâm lý trong các cuộc hẹn trước khi sinh và sau khi sinh, cũng như cung cấp các điểm tựa cần thiết để phụ nữ vượt qua PPD.

Nghiên cứu hiện tại về tác động của PPD và tác động lên mối quan hệ mẹ – con chưa tính đến sự các yếu tố văn hóa và địa vị kinh tế xã hội. Mặc dù rõ ràng rằng trầm cảm có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với phụ nữ có địa vị kinh tế xã hội thấp so với phụ nữ có địa vị cao trong xã hội, nghiên cứu về PPD vẫn chưa xem xét các tác động khác nhau giữa các tầng lớp địa vị xã hội khác nhau. 

Ngoài ra, khi nghiên cứu về PPD, người ta giả định tầm quan trọng của một người mẹ yêu thương và chăm sóc con cái không kể nền văn hóa xã hội và mức độ hỗ trợ xã hội. 

Do đó, nghiên cứu trong tương lai nên khám phá các tác động khác nhau của PPD đối với phụ nữ thuộc nhiều nền văn hóa bởi mỗi nền văn hóa có quan niệm khác nhau về mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con. 

Kết Luận

Tóm lại, PPD có sự ảnh hưởng đối với mối quan hệ mẹ – con và ngăn cản sự phát triển tình cảm mẫu tử, cũng như sự chăm sóc chu đáo và ấm áp.

Tỷ lệ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi trầm cảm sau sinh đang ở mức cao nên điều quan trọng là chúng ta cần nhận thức rõ về tác động tiêu cực của PPD đối với sự liên kết và gắn bó giữa mẹ và con trẻ. 

Khi gặp phải trầm cảm sau sinh, tốt nhất là bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý để có phương án chữa bệnh tốt nhất. Bạn có thể tham khảo về tư vấn, khám và điều trị trầm cảm sau sinh tại đây. 

XEM THÊM: