An Toàn Thực Phẩm Là Gì
An toàn thực phẩm là cụm từ được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy thì an toàn thực phẩm là gì? Hãy cùng tìm hiểu để trang bị cho mình kiến thức đúng đắn nhé.
An toàn thực phẩm là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về an toàn thực phẩm. Nhưng để các bạn có thể hiểu đơn giản nhất an toàn thực phẩm là gì. Thì an toàn thực phẩm là những cách và công việc liên quan đến giữ cho thực phẩm được an toàn, vệ sinh sạch sẽ.
Tại sao cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm:
-
Đảm bảo an toàn cho tính mạng con người:
Việc đề ra những tiêu chuẩn riêng về an toàn thực phẩm có mục đích cao nhất vẫn là để đảm bảo tính mạng con người. Vì không gì quý hơn mạng sống, mà thực phẩm lại là thứ ta dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm giúp đề phòng, phòng chống ngộ độc thực phẩm, dị ứng, kiểm soát những rủi ro to lớn khi ăn uống.
-
Là tiêu chuẩn để các cá thể, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng:
Vậy còn đối với các cá nhân, cá thể, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực thực phẩm, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm còn cần điều kiện cao hơn. Cần phải đảm bảo tất cả thực phẩm và phụ gia, bao bì cũng như dây chuyền sản xuất liên quan đến sản phẩm thực phẩm hoạt động đúng theo quy chuẩn về an toàn thực phẩm. Có như vậy mới đảm bảo sản phẩm thực phẩm đủ tiêu chuẩn đến tay người tiêu dùng.
Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm:
Vậy có những tiêu chuẩn nào để biết được một sản phẩm có an toàn và vệ sinh hay không. Hiện nay trên thế giới mỗi nước sẽ có điều luật và quy định riêng về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên chúng đều được dựa trên 2 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn HACCP(Viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points)
HACCP- Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn, là tiêu chuẩn tiếp cận dựa trên việc xác định rủi ro. Và có hệ thống để ngăn ngừa ô nhiễm sinh học, hóa học và vật lý của thực phẩm trong môi trường sản xuất, đóng gói và phân phối. Khái niệm HACCP được thiết kế để chống lại các mối nguy hiểm sức khỏe bằng cách xác định các vấn đề an toàn thực phẩm tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra, thay vì kiểm tra các sản phẩm thực phẩm về các mối nguy hiểm sau thực tế. Khái niệm HACCP đòi hỏi phải kiểm soát các chất gây ô nhiễm tại một số điểm chính trong quy trình sản xuất thực phẩm và tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất cũng như phân phối.
Tiêu chuẩn GMP( Viết tắt của Good Manufacturing Practices)
GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn đảm bảo chất lượng được quốc tế công nhận để sản xuất thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, bổ sung chế độ ăn uống và các thiết bị y tế.
Các hướng dẫn này đưa ra các nguyên tắc chung mà các nhà sản xuất phải thực hiện. Nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm luôn có chất lượng cao trong các khâu chế biến, sản xuất và phân phối. Đồng thời an toàn cho người sử dụng . Bao gồm kiểm tra sản phẩm bắt buộc tại các điểm kiểm soát quan trọng.
Tại Việt Nam, để kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, cá nhân và doanh nghiệp cần có đầy đủ giấy tờ về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình sản xuất. Một số giấy tờ cần thiết như:
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
-
Chứng nhận cơ sở đủ an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Giấy kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ
-
Giấy kiểm nghiệm môi trường ( với các cơ sở sản xuất)
-
Và một vài giấy tờ khác tùy loại thực phẩm đang kinh doanh.
Cần làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Vậy để đề phòng việc nhiễm độc, ngộ độc, tử vong do thực phẩm bẩn, mất vệ sinh. Cả cộng đồng cần chung tay như thế nào để giữ gìn vệ sinh. Cũng như sáng suốt khi sử dụng thực phẩm?
Người tiêu dùng:
Một số cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi ăn uống, lựa chọn, chế biến thực phẩm:
-
Lựa chọn các cơ sở kinh doanh thực phẩm uy tín, có đầy đủ giấy phép. Và ko có lịch sử gây ngộ độc thực phẩm.
-
Khi chế biến cần rửa sạch tay, bề mặt thớt, nơi sơ chế.
-
Không dùng chung vật đựng đồ sống và đồ chín. Vì có thể lây nhiễm chéo vi khuẩn, ký sinh trùng từ đồ sống sang đồ chín
-
Ăn chín, uống sôi. Không nên ăn các loại thực phẩm sống. Do thực phẩm sống thường chứa nhiều giun, sán, vi sinh vật, vi trùng có hại cho cơ thể.
-
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp.
-
Không ăn đồ đã để lâu, mốc, hư hỏng.
-
Không mua các loại thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không được kiểm nghiệm.
-
Nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống để chế biến. Vì thực phẩm để lâu dễ hỏng và gây hại cho cơ thể.
Doanh Nghiệp, Công Ty:
-
Tuân thủ quy định của nhà nước, thế giới về các tiêu chuẩn trong giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Theo dõi sát sao quy trình chuẩn bị, sản xuất và phân phối sản phẩm để đảm bảo chất lượng
-
Kiểm soát nguồn nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh. Không chế biến vượt mức phụ gia thực phẩm cho phép gây nguy hại đến người tiêu dùng
-
Thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm thường xuyên. Đảm bảo và cải tạo lại quy trình sản xuất khi cần thiết.
Kết luận:
Việc đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm mỗi người nên ghi nhớ và thực hiện. Để không chỉ giữ gìn an toàn tính mạng của mình và cả những người xung quanh. Vì thức ăn là thứ ta nạp vào người mỗi ngày.
Xem thêm: Thủ Tục Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm