An toàn thông tin là gì? Có nên học an toàn thông tin không?
Cuộc cách mạng 4.0 mang đến cho toàn thế giới sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nhờ đó con người có sử dụng rất nhiều tiện ích chỉ thông qua mạng internet. Tuy nhiên đi đôi với đó là sự mất an toàn về thông tin. Đừng chủ quan về vấn đề này, an toàn thông tin đang là vấn đề nhức nhối mà nhiều quốc gia quan tâm. Bởi vậy BMD Solutions sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về an toàn thông tin là gì cũng như cơ hội nghề nghiệp nào cho ngành học an toàn thông tin nhé.
An toàn thông tin là gì?
An toàn thông tin (Information Security hay “InfoSec”) là thuật ngữ được sử dụng rất phổ thông. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu bản chất và tầm quan trọng của an toàn thông tin là gì. Đó không đơn giản là bảo mật không tiết lộ không tin cho người khác biết mà còn đề cập rộng hơn đến việc bảo vệ thông tin cá nhân/ doanh nghiệp bằng cách ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặc phá hủy thông tin chưa có sự cho phép.
Việc bảo mật và an toàn thông tin cần được đảm bảo đủ 5 yếu tố:
- Đảm bảo tính bí mật
- Đảm bảo tính toàn vẹn
- Đảm bảo tính khả dụng
- Đảm bảo tính không thể từ chối.
Trong an toàn thông tin thì hiện nay Việt Nam đang nổi cộm lên vấn đề an toàn thông tin mạng khi rất nhiều thông tin đời tư cá nhân và doanh nghiệp bị phát tán ẩn danh khó kiểm soát. Vậy cụ thể thì an toàn thông tin cá nhân và an toàn thông tin doanh nghiệp là gì, quan trọng như thế nào?
An toàn thông tin cá nhân là gì?
Luật Việt Nam có quy định rõ thông tin cá nhân là những thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân. Bởi vậy an toàn thông tin cá nhân bao gồm rất rộng, ví dụ như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ liên hệ, công việc, email, số điện thoại, mã số thuế, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, số thẻ ngân hàng, sổ hộ khẩu,…
Và hiện nay các thông tin này đang bị lợi dụng để trở thành nguồn dữ liệu thương mại bất hợp pháp. Bởi vậy mỗi cá nhân cần có ý thức tự bảo vệ các thông tin của mình. Bên cạnh đó, luật pháp cần có cơ chế chặt chẽ hơn về bảo mật an toàn thông tin cá nhân.
An toàn thông tin trong doanh nghiệp là gì?
Rộng hơn cá nhân chính là các tổ chức. Việc bảo mật và an toàn thông tin doanh nghiệp bao gồm:
- Quản lý tài sản chung của tổ chức;
- An toàn nguồn nhân lực, đảm bảo rằng tất cả nhân viên và đối tác hiểu rõ trách nhiệm được giao để giảm thiểu rủi ro đánh cắp, lạm dụng quyền hạn,…
- An toàn vật lý và môi trường trong doanh nghiệp;
- An toàn thông tin và an ninh mạng nhằm bảo vệ hệ thống dữ liệu của tổ chức;
An toàn thông tin có những tính chất gì?
Tại phần 1 của bài viết, chúng tôi đã có đề cập đến 4 yếu tố cần đảm bảo của an toàn thông tin là gì rồi. Ở phần này, 4 tính chất đó sẽ được làm rõ giúp bạn đọc hiểu hơn về tầm quan trọng cũng như lợi ích – trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo mật an toàn thông tin:
1. Tính bí mật
Đây là tính chất dễ dàng nhận thấy nhất ở an toàn thông tin, bạn có thể nhận thấy thông qua các cảnh báo bảo mật khi giao dịch ngân hàng, thẻ tín dụng, thông tin nhà cung cấp,… Để đảm bảo được tính bí mật, các tổ chức cần thực hiện mã hoá số liệu, giới hạn phạm vi xuất hiện thông tin và tạo hệ thống xác thực cho mỗi cá nhân/ doanh nghiệp.
Tính bí mật rất cần thiết nhưng chưa đủ để trì sự riêng tư cho các chủ sở hữu thông tin.
2. Tính toàn vẹn
Thông điệp gửi đi luôn đảm bảo an toàn và toàn vẹn
Bạn có biết tính toàn vẹn trong an toàn thông tin là gì không? Đó chính là đảm bảo sự nguyên bản của thông tin, không xảy ra sự chỉnh sửa, sao chép dữ liệu trái phép.
Khi thông điệp gửi đi được sửa đổi trong một giao dịch, tính toàn vẹn sẽ bị xâm phạm. Hệ thống thông tin an toàn là hệ thống luôn cung cấp thông tin toàn vẹn và bí mật, có ý nghĩa điều đó rất quan trọng đối với an toàn thông tin và an ninh mạng.
3. Tính sẵn sàng
Luôn sẵn sàng trong mọi tình huống
Tính chất này đặt ra để giúp hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu luôn trong trạng thái sẵn sàng khi cần thiết.
Hệ thống có tính sẵn sàng cao là hệ thống vừa đảm bảo được an toàn thông tin và an ninh mạng, lại vừa luôn sẵn sàng ở mọi thời điểm, tránh được những rủi ro cả về phần cứng và phần mềm như: sự cố mất điện, hỏng phần cứng, cập nhật, nâng cấp hệ thống… Bên cạnh đó, đảm bảo tính sẵn sàng cũng có nghĩa là tránh được tình trạng từ chối dịch vụ khi người dùng yêu cầu.
4. Tính xác thực
Nếu bạn chưa rõ tính xác thực trong an toàn thông tin là gì thì hãy liện hệ ngay với các hoạt động mà bạn phải làm khi giao dịch ngân hàng, đăng nhập phần mềm, khởi tạo tài khoản,… Tất cả các hoạt động đó đều cần một mật mã OTP, mật khẩu, tên đăng nhập và thiết bị lưu trữ hợp lệ để có thể đăng nhập.
Tính xác thực của một hệ thống càng cao thì vấn đề bảo mật an toàn thông tin và an ninh mạng càng tốt.
5. Tính không thể chối cãi
Rất nhiều người không hiểu tính không thể chối cãi trong an toàn thông tin là gì và coi nhẹ nó gây ra nhiều thiệt hại không ngờ tới. Tính không thể chối cãi được hiểu là các bên thực hiện giao dịch và quản lý thông tin không thể phủ nhận việc họ đã làm.
Mọi giao dịch, hoạt động phát sinh cần được lưu trữ và quản lý minh bạch, rõ ràng để đảm bảo về cả quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên liên quan.
Như vậy, đó chính là 5 yếu tố cần đảm bảo song hành trong tất cả các hệ thống bảo mật và an toàn thông tin mà bạn cần lưu ý.
THIẾT KẾ APP MOBILE BẢO MẬT CAO CHO DOANH NGHIỆP
BMD Solutions là một đơn vị chuyên thiết kế, phát triển ứng dụng dành cho doanh nghiệp. Chúng tôi có một đội ngũ kỷ thuật có nhiều kinh nghiệm về bảo mật thông tin của ứng dụng. Cam kết tạo ra những phần mềm có độ bảo mật cao, an toàn thông tin của doanh nghiệp bạn. Đến với BMD Solutions không chỉ có một ứng dụng an toàn, chúng tôi có thể hỗ trợ kỹ thuật cho bạn bất cứ khi nào bạn cần. Hãy liên hệ Hotline: 0357.415.495 để được tư vấn cho giải pháp của bạn. Có thể tham khảo về dịch vụ thiết kế app của chúng tôi tại đây
Có nên học an toàn thông tin không?
Ngành an toàn thông tin hiện còn xa lạ và không phổ biến bởi đây cũng là một ngành học mới. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ số hiện nay thì ngành học này đang ngày càng trở nên quan trọng, hầu hết các doanh nghiệp đều cần có chuyên viên an toàn thông tin để đảm bảo vấn đề bảo mật. Bởi vậy cơ hội phát triển của ngành học này là rất lớn.
Ngành an toàn thông tin cung cấp cho học viên những kiến thức liên quan tới cơ chế bảo mật, xây dựng hệ thống bảo mật và phát hiện các rủi ro/ nguy cơ an ninh mạng.
Nếu bạn đã hiểu rõ an toàn thông tin là gì cũng như tầm quan trọng của nó đến mọi mặt đời sống thì theo đuổi ngành an toàn thông tin là một lựa chọn đúng đắn. Bên cạnh việc thỏa mãn đam mê nghề nghiệp vì chuyên viên an toàn thông tin còn có mức lương khá cao so với mặt bằng chung trong khối CNTT đó nhé. Bạn sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều doanh nghiệp/ tập đoàn lớn bởi đây là những đối tượng cần an toàn thông tin cao nhất.
An toàn thông tin học những gì?
Cụ thể thì an toàn thông tin học gì nhỉ? Người học sẽ được đào tạo nhiều kiến thức liên quan đến công nghệ bảo mật và kỹ thuật mã hoá. Một số kiến thức bạn sẽ cần học khi theo ngành này là:
- Quản trị bảo mật mạng và hệ thống.
- Phân tích và tư vấn xây dựng hệ thống an toàn thông tin.
- Kiểm tra, đánh giá an ninh mạng.
- Kiểm tra lỗ hổng, khắc phục sự cố.
- Lập trình và phát triển phần mềm an toàn.
- Phát triển phần cứng và thiết bị.
- Hiểu cách phần mềm độc hại hoạt động.
- Luật an toàn thông tin và an ninh mạng.
Trên đây đều là những kiến thức rất hữu ích và sẽ là nền tảng vững chắc nếu bạn muốn “lấn sân” sang các lĩnh vực khác trong khối CNTT.
Sự khác biệt giữa an ninh mạng và an toàn thông tin là gì?
An toàn thông tin và an ninh mạng là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tại các phần trên của bài viết, chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin an toàn thông tin là gì, và ở phần này hãy cùng tìm hiểu thêm về an ninh mạng để biết được sự khác nhau giữa hai khái niệm này.
An ninh mạng được áp dụng chủ yếu trong môi trường mạng và cần khả năng chuyên môn cao. An toàn thông tin mạng là gì? Đó chính là các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo máy chủ, mạng nội bộ và bảo vệ các kênh được xây dựng để truyền tải dữ liệu. An ninh mạng và an toàn thông tin thực chất không khác nhau, nhưng chúng liên quan và cần được bổ trợ cho nhau.
Theo đó an toàn thông tin là khái niệm phổ quát hơn, bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống, còn an ninh mạng thì tập trung chủ yếu trong môi trường mạng.
Có thể thấy, bảo mật và an toàn thông tin là vấn đề thiết yếu. Bất kỳ ai trong số chúng ta đều cần đề cao vấn đề này để tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhận thức rõ an toàn thông tin là gì để có biện pháp bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như hệ thống có liên quan.
Nếu bạn cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì khác liên quan tới công nghệ cũng như các giải pháp bảo mật hệ thống, hãy liên hệ với BMD Solutions để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá trực tiếp:
Website: https://bmdsolutions.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/BMDSolution
Hotline: 0357 415 495
Email: [email protected]
Địa chỉ: 51 Thép Mới, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Có thể bạn quan tâm:
Bảo mật thông tin là gì? Các Giải Pháp bảo mật thông tin chủ yếu