An sinh xã hội với những người nghiện ma túy

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế-xã hội,trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo, xác định phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

1. Khái niệm

1.1. Ma tuý

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về ma tuý. Mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế có liên quan đều đưa ra khái niệm về ma tuý theo cách tiếp cận riêng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ma túy là các chất độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các cơ quan nội tạng.

Theo chương trình kiểm soát ma tuý Quốc tế Liên họp quốc (UNDCP): ma tuý là chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp khi thâm nhập vào cơ thể con người, sẽ gây tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người đó. Nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người đó bị lệ thuộc vào nó, lúc đó gây tổn thương và nguy hại cho cá nhân và cộng đồng.

Theo từ điển Tiếng Việt 1991: Ma túy là chất bột trắng kết tinh dẫn xuất từ Moocphin rất độc, dùng làm thuốc giảm đau, người lạm dụng có cảm giác như thần kinh bị tê liệt và lâu dài có thể nghiện.

Tại Việt Nam, khái niệm ma túy được quy định trong luật như sau: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” (Khoản 11 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy)

Các chất ma tuý thường gặp ở Việt Nam bao gồm:

Các loại ma túy tự nhiên: cần sa; Thuốc phiện, Cocaine, Nấm ảo giác;…

Các chất ma túy tổng hợp như: Ma túy đá; Thuốc lắc; Heroine; LSD còn gọi là “Bùa lưỡi” hay “Tem thư”; Ketamine; Morphine;…

Một số chất khác ở thể rắn hoặc thể lỏng: Methadone, Morphine,…

1.2. Nghiện ma tuý

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): nghiện ma tuý là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần, thể chất hoặc cả hai. Có nghĩa là, khi một người dùng lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài một hay nhiều thứ thuốc sẽ bị lệ thuộc vào nó, tạo sự thèm muốn không cưỡng lại được, nếu không đáp ứng kịp thời sẽ bị vật vã, đau đớn.

Theo tổ chức DAYTOP quốc tế (Tổ chức áp dụng phương pháp cái nghiện phục hồi theo nguyên lý cộng đồng trị liệu): nghiện ma tuý là trạng thái rối loạn toàn bộ cơ thể người nghiện, bao gồm sự rối loạn về sinh lý, tâm lý- nhận thức và rối loạn hành vi.

Theo tổ chức sức khoẻ gia đình quốc tế (FHI): nghiện ma tuý là một rối loạn mãn tính, tái diễn, được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng ma túy bất chấp những hậu quả bất lợi của việc sử dụng.

Theo Khoản 11 Điều 2 Luật Phòng, chổng ma túy năm 2000 (Sắp tới là Luật phòng, chống ma túy 2021 có hiệu lực từ 1/1/2022):

“Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này”

2. Cơ sở sinh học và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý

Có thể nhận biết người nghiện ma túy qua những dấu hiệu như:

  • Thường vắng nhà không có lí do, hoặc vắng nhà vào giờ nhất định, hay nói dối, muốn thoát khỏi sự quản lí của gia đình.
  • Tiền tiêu nhiều không rõ lí do.
  • Tâm tính thất thường, có khi nói nhiều hoặc vô cớ cáu giận, lặng lẽ.
  • Người uể oải, kém ăn, hay lơ đễnh, ngủ gật, ngáp vặt, sức khỏe sút kém,…
  • Hút thuốc hay để lại vết cháy.
  • Mồ hôi, đầu tóc, quần áo, chỗ ở có mùi khét lạ, khó chịu.
  • Có tích trữ thuốc không phải thuốc chữa bệnh.
  • Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở ven, mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong của mắt cá chân, thậm chí ở bẹn, ở cổ…

Những dấu hiệu nghi vấn trên sẽ được khẳng định khi xét nghiệm nước tiểu bằng thanh thử Phamatech cho kết quả dương tính (+).

3. Một số vấn đề của người nghiên ma túy

3.1. Vấn đề về thể chất

Nghiện ma túy dẫn tới suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động, giảm tuổi thọ. Ma túy tác động tiêu cực đến sức khỏe người nghiện, có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể gây ra rối loạn cảm giác ở từng bộ phận đến suy nhược toàn thân người nghiện:

  • Hệ tiêu hóa: thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng,…
  • Hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành tạo nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng người dùng ma túy. Ngoài ra còn gây nên tình trạng co mạch làm tăng huyết áp.
  • Hệ hô hấp: Các chất ma túy kích thích hô hấp gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ức chế hô hấp, nhất là khi dùng quá liều. 8 Nhiều trường hợp ngưng thở nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng thở rất đột ngột. Ngoài ra, sau khi dùng ma túy (nhất là cocaine) có thể gây phù phối cấp, tràn khí màng phối, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản.
  • Hệ thần kinh: Ngoài tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc,.. .cũng có thể gây các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ.
  • Các bệnh về da: người nghiện ma túy thường sợ nước, ngại tắm dẫn đến các bệnh về da: ghẻ lở, hắc lào,…
  • Suy giảm chức năng khử độc của gan, thận dẫn đến các bệnh: viêm gan, suy thận,…

Nhiều trường hợp dùng ma túy liều cao dẫn tới sốc ma tuý, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới tử vong.

Người nghiện ma túy có nguy cơ cao nhiễm HIV/AIDS. Ở Việt Nam, có khoảng 70% người nhiễm HIV là do tiêm chích ma tuý.

3.2. Vấn đế về tâm lý

Khả năng suy nghĩ giảm, tư duy, trí nhớ giảm. Diễn biến tâm lý rất phức tạp:

  • Khi tình táo: họ nhận thức được tác hại của ma túy, có mong muốn cai nghiện, mong muốn thực hiện những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Một số đặc điểm tâm lý chung của người nghiện ma túy: trầm cảm, cô đơn, buồn chán, cảm giác bị bỏ rơi.
  • Khi lên cơn nghiện mà được thỏa mãn: tâm trạng thoải mái, sảng khoái.
  • Khi lên cơn nghiện mà không được thỏa mãn: cau có, bực bội, không kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của mình, do đó dễ gây ra tổn thương cho người khác.

3.3. Vấn đề về xã hội

  • Người nghiện ma tuý bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử, không được cộng đồng chấp nhận.
  • Người nghiện ma tuý thường bị coi là tội phạm, là đồ bỏ đi và là mục tiêu để xã hội trút bỏ sự giận dữ.
  • Cộng đồng cho rằng nghiện ma tuý là vô phương cứu chữa, những người nghiện ma tuý là yếu kém về đạo đức; những người sử dụng ma tuý là những người nghiện ma tuý; nghiện ma tuý là tội phạm,….
  • Bản thân người nghiện ma tuý luôn tự kỳ thị, lo lắng cho tương lai.
  • Họ lo sợ bị người khác nói về việc sử dụng ma tuý.
  • Họ không có cơ hội nhiều trong việc tiếp cận các dịch vụ trợ giúp.
  • Những người nghiện có HIV thường rất khó khăn được chăm sóc khi ốm đau.

4. Chính sách và biện pháp trị liệu với người nghiện ma tuý

4.1. Chính sách với người nghiện ma túy

a. Chính sách về cai nghiện ma túy

Chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy bao gồm:

  1. Áp dụng chế độ cai nghiện đổi với người nghiện ma túy, khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện;
  2. Tổ chức cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc;
  3. Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc

cai nghiện tự nguyện cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; ,

  1. Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy;
  2. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật”.

Người nghiện ma túy có thể tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hay tại cơ sở chữa bệnh (còn gọi là trung tâm cai nghiện)

Theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng như sau:

Đối với người tự nguyện cai nghiện ma túy: hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật.

Đối với người cai nghiện ma túy bắt buộc: hỗ trợ tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy, tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật.

Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2014 quy định về chế độ miễn, giảm đối với người cai nghiện ma túy như sau:

Người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm được xem xét miễn hoặc giảm một phần chi phí chữa trị, cai nghiện trong thời gian cai nghiện tại Trung tâm theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chế độ miễn hoặc giảm đối với từng đối tượng.

Người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng được xét miễn hoặc giảm một phần chi phí trong thời gian cai nghiện tập trung tại cộng đồng theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Căn cứ khả năng ngân sách địa phưong, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chế độ miễn hoặc giảm đối với từng đối tượng.

Người nghiện ma tuý cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ một lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy mức 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

Người cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật được hỗ trợ các khoản sau:

  • Tiền thuốc hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy: 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định;
  • Tiền ăn trong thời gian cai nghiện tập trung: mức 40.000 đồng/người/ngày, thời gian tối đa không quá 15 ngày.

b. Chính sách hỗ trợ người nghiện sau cai

Theo Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định chính sách hỗ trự người nghiện sau cai như sau:

  • Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú:

+ Hỗ trợ tư vấn: Người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú được tư vấn miễn phí về tâm lý, xã hội liên quan đến vấn đề phòng, chống ma tuý, tái hoà nhập cộng đồng.

+ Hỗ trợ học nghề: Người sau cai nghiện ma tuý nếu có nhu cầu học nghề được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét hỗ trợ một lần kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề: 1.000.000 đồng/người/khóa học nghề.

  • Chế độ hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm:

Người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được hồ trợ một phần tiền ăn, chi phí khám bệnh, chữa bệnh, chi phí học nghề, mua sắm vật dụng cá nhân cần thiết và các khoản chi phí khác

Chế độ miễn, giảm tiền ăn và chi phí quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm:

Đối tượng được miễn: Người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm được xét miễn tiền ăn, chi phí khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí quản lý khác trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm thuộc các trường hợp sau đây:

+ Đối tượng thuộc hộ nghèo, đối tượng là gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Người chưa thành niên, người không có nơi cư trú nhất định.

+ Người bị bệnh AIDS giai đoạn cuối.

Đối tượng được giảm: Người thuộc hộ cận nghèo được giảm 50% chi phí tiền ăn, khám bệnh, chữa bệnh và các chi phí quản lý khác trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm.

Chế độ hỗ trợ tìm việc làm:

Hỗ trợ tìm việc làm 1.000.000 đồng/người đối với người sau cai nghiện ma tuý áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú và người sau cai nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm trở về địa phương đã có nhiều tiến bộ, cam kết không tái phạm, chưa có việc làm; bản thân, gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Chính sách tín dụng theo quy định tại Quyết định số 29/2014/QĐ- TTg về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Cụ thể như sau:

+ Cá nhân: Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đã xong thời gian dò liều, có thời gian điều trị ổn định từ 3 tháng trở lên, có xác nhận của người phụ trách cơ sở điều trị.

+ Hộ gia đình: hộ gia đình có thành viên thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1) Người sau cai nghiện ma túy; 2) Người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp nhưng không vượt quá mức cho vay theo quy định:

Đối với cá nhân: Mức cho vay tối đa 20 triệu đồng/cá nhân.

Đối với hộ gia đình: Mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ.

Thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng.

5. Quy trình và các biện pháp trị liệu với người nghiên ma tuý

a. Quy trình chữa trị cho người nghiện ma túy

Theo quy định tại thông tư liên tịch số: 41/2010/TTLT-BLĐTBXH- BYT ngày 31/12/2010 hướng dẫn quy trình cai nghiện cho người nghiện ma túy tại các trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, quy trình cai nghiện gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn tiếp nhận, phân loại:

Tư vấn cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy về phương pháp cai nghiện, vai trò, trách nhiệm của gia đình để động viên người thân họ sẵn sàng cai nghiện.

Khám sức khỏe ban đầu và lập hồ sơ bệnh án theo mẫu.

Kiểm tra đồ dùng cá nhân; loại trừ các chất ma túy kể cả thuốc gây nghiện, các thuốc có dẫn suất từ ma túy nhóm chất dạng thuốc phiện.

Xét nghiệm, phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn người nghiện ma túy thực hiện các quy chế quản lý người nghiện theo quy định.

Căn cứ vào hồ sơ bệnh án, các kết quả xét nghiệm và các tài liệu khác có liên quan, cán bộ tiếp nhận phân loại đối tượng theo mức độ nghiện và loại ma túy sử dụng, tình trạng sức khỏe để tiếp nhận và bố trí vào các khu điều trị.

Lập kế hoạch cai nghiện cho người từng người nghiện ma túy dựa trên các căn cứ vào loại ma túy sử dụng, thời gian sử dụng ma túy, nguyên nhân nghiện ma túy và các rối loạn tâm lý của người nghiện ma túy.

– Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội

Áp dụng các bài thuốc đông y hoặc thuốc từ dược liệu đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành và Hướng dẫn điều trị hỗ trợ cắt cơn hoặc Hướng dẫn điều trị cai nghiện ma túy đã được Bộ Y tế ban hành.

Thực hiện các biện pháp tâm lý, vật lý trị liệu, giúp người nghiện ma túy bớt lo âu, làm giảm hội chứng cai.

Trong thời gian điều trị cắt cơn phải thực hiện nghiên túc các quy định của Bộ Y tế về điều trị cắt cơn, giải độc. Giai đoạn điều trị cắt cơn, giải độc: Thực hiện từ 10-20 ngày, sau đó tổ chức xét nghiệm, nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì tiếp tục điều trị cho đến khi có kết quả xét nghiệm là âm tính.

Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe về các bệnh nhiễm trùng cơ hội, HIV/AIDS và các bệnh, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho người nghiện ma túy.

Tổ chức điều trị cho người nghiện ma túy nhiễm HIV, bị bệnh lao hoặc các bệnh thông thường khác theo đúng phác đồ do Bộ Y tế quy định.

Tư vấn cho người nghiện ma túy về điều trị nghiện ma túy, giúp họ có cơ hội tìm hiểu về tác hại của ma túy và hậu quả của việc sử dụng ma túy; đồng thời thảo luận với từng người nghiện ma túy về kế hoạch điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện của từng người.

– Giai đoạn giáo dục tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách:

Thực hiện liệu pháp tâm lý tập thể: Giao ban buổi sáng; hội thảo về các chủ đề đạo đức, trách nhiệm với gia đình và xã hội về tác hại của nghiện ma túy. Các hoạt động phong phú, thể hiện tình thương yêu của tập thể với cá nhân và trách nhiệm của cá nhân với tập thể đó như một gia đình. Tổ chức cho người nghiện ma túy học tập về đạo đức, lối sống, quyền và nghĩa vụ của công dân; tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản pháp luật khác; rèn luyện, tác phong, lối sống lành mạnh không ma túy. Ngoài ra, có thể dùng các phương pháp trị liệu tâm lý khác như tâm năng dưỡng sinh, thiền trong trị liệu tập thể.

Thực hiện liệu pháp tâm lý nhóm: Tổ chức người nghiện ma túy thành từng nhóm: nhóm cùng hoàn cảnh, nhóm cùng tiến bộ. Tại nhóm, người nghiện ma túy có thể bày tỏ những tâm tư, vướng mắc, lo âu để mọi người trong nhóm cùng thảo luận, tìm cách giúp đỡ, xóa bỏ sự cô độc, mặc cảm, thúc đẩy sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và chia sẻ giữa mọi người.

Thực hiện liệu pháp tâm lý cá nhân: Tổ chức hoạt động tư vấn cá nhân giúp người nghiện ma túy tháo gỡ những vướng mắc, lo lắng về gia đình, sức khỏe, bệnh tật.

Thực hiện liệu pháp lao động; Tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như: dọn vệ sinh, nấu ăn, trồng cây và các hoạt động lao động khác nhằm giúp người nghiện ma túy hiểu được giá trị của sức lao động và phục hồi sức khỏe.

Liệu pháp thể dục – thể thao, vui chơi giải trí: Tổ chức cho người nghiện ma túy tham gia các hoạt động thể dục – thể thao, vui chơi giải trí như: bóng đá, bóng chuyền, văn hóa – văn nghệ, xem ti vi và các loại hình thế thao, giải trí khác.

Những hoạt động trị liệu trên được lặp lại hằng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì hằng ngày từ 6 giờ đến 22 giờ (trừ giờ ăn trưa, nghỉ trưa, ăn tối).

– Giai đoạn lao động trị liệu, học nghề:

Lao động trị liệu: Tổ chức lao động trị liệu với mục đích phục hồi sức khỏe và kỹ năng lao động cho người nghiện ma túy. Căn cứ vào sức khỏe, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của người nghiện ma túy, các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội tổ chức lao động theo quy định.

Dạy nghề, tạo việc làm: Tùy theo tình hình cơ sở vật chất, kinh phí, nhu cầu của người nghiện ma túy, Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có thể mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy hoặc liên kết các cơ sở dạy nghề để tổ chức dạy nghề và cấp chứng chỉ học nghề cho người nghiện ma túy.

– Giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng:

Tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy; các bài học từ chối sử dụng ma túy khi về cộng đồng, sử dụng thuốc chống tái nghiện có nhu cầu.

Kiểm tra sức khỏe trước khi rời khỏi Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và tổng kết bệnh án.

Người nghiện ma túy đang điều trị nhiễm HIV, bệnh lao hoặc các bệnh khác phải lập phiếu chuyển tới các điểm điều trị của ngành y tế tại cộng đồng để họ tiếp tục được điều trị.

Người người nghiện ma túy thuộc diện phải chuyển sang các cơ sở quản lý sau cai, hồ sơ bàn giao phải có: phiếu khám sức khỏe, bản tổng kết kế hoạch cai nghiện, phiếu chuyển theo dõi điều trị nhiễm HIV, bệnh lao (nếu có).

b. Chữa trị cho người nghiện ma tuý

– Các hình thức cai nghiện:

+ Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng: được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện. Trường họp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng.

Cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng là UBND cấp xã. Giúp việc cho UBND cấp xã là Tổ công tác cai nghiện ma túy với thành viên gồm đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ y tế, công an, cán sự xã hội và một số ban, ngành, đoàn thể liên quan cấp xã. Cán bộ y tế cấp xã kết hợp với gia đình người nghiện hay người giám hộ lập hồ sơ bệnh án, lập kế hoạch điều trị cắt cơn, giải độ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; kết hợp điều trị cắt cơn giải độc với tư vấn tâm lý và các biện pháp trị liệu khác. Tổ công tác cai nghiện phân công người thường xuyên hướng dẫn gia đình theo dõi, quản lý, chăm sóc người nghiện. UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao và các hoạt động xã hội khác; tạo điều kiện cho người đã cai nghiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ người đã cai nghiện để tái hòa nhập cộng đồng.

+ Cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện: Được áp dụng đối với người nghiện ma túy không thuộc diện cai nghiện bắt buộc xin cai tự nguyện tại trung tâm. Đối với trường hợp người tự nguyện là người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ. Thời gian cai nghiện do người nghiện hoặc gia đình, người giám hộ của họ quyết định nhưng không thấp hơn 6 tháng.

+ Cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện:

Được áp dụng đối với người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.

Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều làn tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

– Các phương pháp cai nghiện:

+ Cai nghiện bằng phương pháp Smart:

SMART (Self Management and Recovery Training) Việt Nam là chương trình huấn luyện tự khống chế và tự phục hồi, giúp người nghiện tự chống lại hành vi sử dụng các chất ma túy bằng các phương pháp khoa học ngay sau khi họ được điều trị cắt cơn.

Trước đây, tại Việt Nam và các nước thường điều trị cai nghiện ma túy theo phương pháp trị liệu cộng đồng, hiệu quả mới chỉ dừng lại ở việc thay đổi hành vi của người nghiện nên tỷ lệ tái nghiện sau khi tái hòa nhập cộng đồng khá cao. Trong khi đó, cai nghiện bằng phương pháp SMART làm thay đổi nhận thức của người nghiện, giúp họ tự ý thức và vượt qua những thúc giục lôi kéo của ma túy.

+ Điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone:

Methadone là một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, có tác dụng dược lý tương tự như các chất dạng thuốc phiện khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị, có thời gian bán hủy dài (trung bình là 24 giờ) nên chỉ cần sử dụng 1 lần trong 1 ngày là đủ để không xuất hiện hội chứng cai. Methadone có độ dung nạp ổn định nên ít phải tăng liều khi điều trị lâu dài. Methadone là chất thay thế được sử dụng trong điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện ở Việt Nam từ năm 2008. Methadone được sử dụng hoàn toàn qua đường uống, làm giảm thèm muốn nên được coi là phương pháp điều trị an toàn cho sức khỏe của người nghiện.

+ Điều trị cai nghiện ma túy bằng Cedemex:

Cedemex là thuốc dùng để cắt cơn và điều trị cai nghiện. Cedemex được bào chế từ nhiều loại thảo dược ở Việt Nam, được đánh giá là có tính an toàn cao và hiệu lực trong hồ trợ cắt cơn nghiện ma túy; bình ổn được nhiều triệu chứng của hội chứng cai, nhất là hai triệu chứng thèm đói ma túy và dịch cảm.

+ Điều trị cai nghiện ma túy bang Suboxone:

Suboxone là loại thuốc dùng để điều trị cho những người lệ thuộc bạch phiến (heroin) hoặc những loại thuốc trong nhóm á phiện (á phiện, codein, pethidine, morphine, methadone). Suboxone được sản xuất dưới dạng thuốc viên sáu mặt màu trắng, ngậm tan dưới lưỡi.

Subuxone có thời gian bán hủy khá dài nên việc điều trị bằng Suboxone giúp bệnh nhân có lợi hơn về mặt thời gian. Sau 48 tiéng đồng hồ, bệnh nhân mới phải ngậm thuốc Suboxone một lần. Do đó, tạo điều kiện cho bệnh nhân có thời gian làm việc. Suboxone không có tính chất tương tác với các loại thuốc khác đang lưu hành trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân sử dụng thuốc Suboxone sẽ không ảnh hưởng đến liều lượng điều trị đối với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc ARV (thuốc điều trị HIV/AIDS) và thuốc lao, thậm chí là thuốc điều trị siêu vi gan B, c. Hơn nữa Suboxone sẽ không gây độc cho bệnh nhân khi tăng liều.Tại Việt Nam, Chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện bang Suboxone được Hội đồng khoa học công nghệ của Bộ Y tế phê duyệt và được triển khai lần đầu tiên tại Trung tâm Y tế Dự phòng quận Gò Vấp (TP.HCM) vào năm 2015

+ Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine:

Buprenorphine là chất dạng thuốc phiện bán tổng hợp, có tác dụng tương tự như thuốc phiện, mocphin hay heroin…Thuốc Buprenorphine đã được sử dụng trong y học để điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, điều trị đau cấp và mạn tính.

Buprenorphine giúp người nghiện giảm hoặc ngừng lệ thuộc vào heroin và các chất dạng thuốc phiện khác như thuốc phiện, morphine v.v…, giúp giảm hội chứng cai (Đau cơ, đau khớp, vã mồ hôi, lo lắng, bồn chồn, chảy nước mũi, nước mắt, ngáp…).

Buprenorphine là dạng thuốc viên nên việc vận chuyển, bảo quản cũng dễ dàng hơn, ngậm dưới lưỡi và có tác dụng kéo dài hơn Methadone nên bệnh nhân khi đã ổn định liều có thể 2-3 ngày mới phải đến cơ sở y tế để ngậm một lần nên sẽ giảm đáng kể thời gian đi lại của bệnh nhân nhất là bệnh nhân ở vùng núi hay vùng sâu, vùng xa.

6. Một số mô hình an sinh xã hội với người nghiện ma túy

– Mô hình cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện

Cai nghiện tại trung tâm tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội hoặc cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện là biện pháp được áp dụng đối với người nghiện đã cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã cai tại trung tâm nhưng kết quả không mong đợi, tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao.

Có 2 hình thức:

Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm/cơ sở cai nghiện ma túy: Tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Quản lý, tư vấn, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy ổn định tâm lý, sức khỏe; phòng, chống tái nghiện; tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức lao động sản xuất và hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy chuẩn bị các điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

Cai nghiện tự nguyện tại trung tâm/cơ sở cai nghiện ma túy: Tổ chức thực hiện việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy có nhu cầu được cai nghiện tự nguyện.

ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội và các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện thực hiện các quy định về quy trình điều trị cho người nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.

– Mô hình điều trị nghiện ma túy dựa vào cộng đồng

Mục đích: cung cấp các liệu pháp chăm sóc toàn diện cho những người sử dụng và lệ thuộc vào ma túy

Điều trị “dựa vào cộng đồng” có nghĩa là:

+ Được thực hiện tại cộng đồng

+ Phát huy sức mạnh cộng đồng: Huy động nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng

+ Cách tiếp cận tâm sinh lý xã hội

+ Chủ yếu là thiết lập cơ sở ngoại trú

+ Chăm sóc liên tục.

+ Tổng hợp các dịch vụ xã hội và y tế cộng đồng.

Mô hình điều trị nghiện ma túy dựa vào cộng đồng gồm ba hợp phần chính:

+ Các tổ chức cộng đồng, bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ (NGO) hỗ trợ xác định người sử dụng ma túy, tiến hành sàng lọc sơ bộ về vấn đề nghiện ma túy và đưa đến các cơ sở dịch vụ y tế ban đầu khi cần thiết. Các tổ chức cộng đồng sẽ chú trọng vào việc giáo dục phòng ngừa, khuyến khích nâng cao sức khỏe và cung cấp hỗ trợ cơ bản, các dịch vụ phục hồi chức năng và tái hòa nhập.

+ Các dịch vụ sàng lọc, tư vấn, hỗ trợ y tế ban đầu và chuyển tuyến được cung cấp tại các trung tâm y tế. Bệnh nhân được giới thiệu đến các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa khi cần thiết để điều trị đặc biệt về lệ thuộc vào ma túy, bệnh truyền nhiễm hoặc rối loạn tâm thần.

+ Các tổ chức xã hội và NGO sẽ thực hiện các chương trình giáo dục, tư vấn, đào tạo nghề nghiệp, tạo thu nhập, hỗ trợ các khoản tín dụng nhỏ kèm theo các hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội khác.

– Mô hình đội công tác xã hội tình nguyện giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng

Hỗ trợ giúp đỡ người nghiện ma túy, người sau cai tiếp cận các dịch vụ y tế, xã hội tạo điều kiện hòa nhập cộng đồng.

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa phát sinh tệ nạn ma túy, HIV/AIDS.