An sinh xã hội là gì? Vai trò của an sinh xã hội có quan trọng không?

An sinh xã hội là gì

5/5 – (3 votes)

An sinh xã hội là gì? An sinh xã hội là một trong những khía cạnh quan trọng nhằm đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội về lâu dài. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề an sinh xã hội vẫn chưa được tất cả mọi người quan tâm và biết đến một cách rõ ràng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng Infina tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

An sinh xã hội là gì?

An sinh xã hội là gì?

An sinh xã hội là hệ thống gồm các chính sách và các quy định của Nhà nước và của các cơ quan an sinh xã hội nhằm trợ giúp, giúp đỡ toàn xã hội cũng như các cá nhân gặp phải rủi ro hoặc biến cố xã hội để đảm bảo mức sống tối thiểu và nâng cao đời sống của họ.

Luật an sinh xã hội là gì?

Luật an sinh xã hội chính là những quy định và chính sách của Chính phủ nhằm trợ giúp và đảm bảo đời sống, an sinh cho nhân dân.

An sinh xã hội tiếng anh là gì? An sinh xã hội trong tiếng Anh là Social Security.

Ví dụ:

Ví dụ về an sinh xã hội chẳng hạn như chế độ lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.

Điển hình cho an sinh xã hội là túi an sinh xã hội. Túi an sinh xã hội là gì? Túi an sinh xã hội là những phần quà thường được sử dụng để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Chẳng hạn tại mùa dịch Covid – 19 năm 2021, hàng ngàn túi an sinh xã hội đã được trao tại Thành phố Hồ Chính Minh. Túi an sinh xã hội gồm nhu yếu phẩm, gạo, thực phẩm khô, đóng gói, …

Số an sinh xã hội là gì?

Số an sinh xã hội là một dãy số duy nhất do cơ quan an sinh xã hội cấp cho mỗi cá nhân. Số an sinh xã hội hiện rất phổ biến tại Hoa Kỳ. Mã số này đóng vai trò quan trọng trong quá trình đảm bao an sinh xã hội cho người dân.

Công tác an sinh xã hội là gì?

Công tác an sinh xã hội là hoạt động giúp các cá nhân cũng như cộng đồng thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Công tác an sinh xã hội nhằm cải thiện các điều kiện xã hội trong cộng đồng, giúp tăng cường nguồn lực của các cá nhân và cải thiện các mối quan hệ giữa cá nhân với môi trường xã hội. Nhân quyền và công bằng xã hội là những nguyên tắc cơ bản của nghề công tác xã hội. Công tác xã hội đặc biệt chú trọng đến nhu cầu của những nhóm đối tượng yếu thế và thiệt thòi trong xã hội.

Vai trò của an sinh xã hội

Vai trò của an sinh xã hội 

Bảo đảm thu nhập ở mức tối thiểu

Đảm bảo thu nhập ở mức tối thiểu là một trong những chức năng cơ bản nhất của an sinh xã hội. An sinh xã hội có nhiệm vụ cung cấp (có điều kiện hoặc không có điều kiện) mức tối thiểu thu nhập. Điều này nhằm bảo đảm quyền sống tối thiểu của con người, bao gồm các quyền về ăn, sức khỏe, giáo dục, nơi ở cũng như một số dịch vụ xã hội cơ bản nhằm bảo vệ con người khỏi bị đói nghèo do không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Phân phối thu nhập

Phân phối thu nhập là một trong những chức năng quan trọng của an sinh xã hội. Phân phối thu nhập nhằm bảo đảm thu nhập cho những người không có khả năng tạo thu nhập. Các chính sách giảm nghèo, các hình thức hỗ trợ xã hội thường xuyên và đột xuất cho các nhóm đối tượng yếu thế trong bảo hiểm y tế thể hiện rõ chức năng chia sẻ rủi ro.

Đồng thời, còn giúp phân phối lại thu nhập của an sinh xã hội, ngay cả khi phân phối không dựa trên sự đóng góp, mà dựa vào nhu cầu của cá nhân cũng như khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước.

Nâng cao năng lực quản lý rủi ro

Nền tảng cơ bản của đảm bảo an sinh xã hội là quản lý rủi ro, gồm phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.

Phòng ngừa rủi ro giúp người dân chủ động ngăn ngừa rủi ro trong cuộc sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh và biến đổi môi trường. Khắc phục rủi ro là giúp người dân hạn chế tối đa các tác động bất ngờ do các biến cố trong đời sống, sức khỏe, sản xuất kinh doanh, và môi trường tự nhiên và bảo đảm điều kiện sống tối thiểu của người dân.

Thúc đẩy việc làm bền vững và phát triển thị trường lao động

Hệ thống an sinh xã hội thúc đẩy thị trường việc làm bền vững, tăng cường kỹ năng và các cơ hội tham gia thị trường lao động cho người lao động bằng cách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, phát triển thị trường lao động. Ngoài ra còn hỗ trợ tạo việc làm trực tiếp cho một bộ phận người lao động thông qua các chương trình cho vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho lao động mất đất, lao động di cư, ….

Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đẩy gắn kết xã hội và phát triển xã hội

Một hệ thống an sinh xã hội được xây dựng và thực thi có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của mỗi quốc gia. An sinh xã hội giúp nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, thu hẹp chênh lệch về điều kiện sống theo vùng, các nhóm dân cư đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cung cấp tới các bạn thông tin về an sinh xã hội cũng như một số thuật ngữ xoay quanh vấn đề này. Hi vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về an sinh xã hội và tầm quan trọng của việc duy trì an sinh xã hội. Hãy theo dõi Infina để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Bạn đã từng tìm hiểu về an sinh xã hội chưa? Để lại bình luận ngay dưới đây nhé!

Xem thêm