Ăn mì tôm có béo không? 1 Gói mì bao nhiêu Calo? – Seoul Center

Chỉ mất

2

phút để đọc bài viết

Mì tôm là một trong những thức ăn  nhanh khá phổ biến với con người. Ăn mì tôm có béo không? 1 gói mì tôm bao nhiêu calo? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Vậy câu trả lời cho những thắc mắc này là gì, hãy cùng chúng tôi  đi tìm kiếm lời giải đáp đúng nhất trong bài viết này.

Thực hư về việc ăn mì tôm gây béo

Thực hư về việc ăn mì tôm gây béo

Ăn mì tôm có béo không?

Là một trong những món ăn yêu thích và tiện lợi của người Việt, mì tôm trở thành thực phẩm không thể thiếu trong tủ bếp mỗi nhà. Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn mì tôm khiến tăng cân. Tuy nhiên, ăn mì tôm có béo không lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố.

Khi nạp vào cơ thể 1 gói mì tôm thường sẽ chiếm ¼ lượng calo cần thiết ở người lớn trong ngày. Ngoài ra, tỷ lệ chất béo bão hòa có trong mì tôm ở mức 6,5g nhưng hoàn toàn không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nếu như ăn mì tôm quá nhiều vào cơ thể sẽ gây tích tụ mỡ thừa và gây béo. Do đó nếu không hạn chế ăn mì tôm và sử dụng không đúng phương pháp thì khả năng tăng cân là hoàn toàn có thể xảy ra.

Thông thường mì tôm được dùng những lúc đói bụng hay thèm ăn, bởi đó mà bạn thường chế biến mì kèm với các nguyên liệu khác như trứng gà, rau xanh, thịt bò,… khiến cho lượng calo dung nạp vào cơ thể còn cao hơn rất nhiều, vì thế việc tăng cân không thể tránh khỏi.

Qua những thông tin này, bạn đã thấy được ăn mì tôm có thể gây béo nếu như không biết cách sử dụng đúng cách. Và bạn hoàn toàn có thể bảo vệ cơ thể khỏe mạnh mà không tăng cân nếu kiểm soát được số lượng.

Mì tôm sẽ không gây béo nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý

Mì tôm sẽ không gây béo nếu bạn biết cách sử dụng hợp lý

Vậy 1 gói mì bao nhiêu calo?

Sau khi biết được ăn mì tôm có béo không chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc 1 gói mì bao nhiêu calo? Trước khi trả lời câu hỏi này, có lẽ bạn đã biết nguyên liệu chính của mì tôm là bột mì, đây là loại bột có hàm lượng calories tương đối cao. Bột mì sau khi chế biến thành sợi sẽ được chiên ngập dầu và sấy khô để đóng gói đưa ra thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trung bình 1 gói mì chứa 300 - 310 calo

Trung bình 1 gói mì chứa 300 – 310 calo

Trả lời câu hỏi: 1 gói mì tôm chứa bao nhiêu calo? Các nhà dinh dưỡng học cho biết, thông thường 1 gói mì với trọng lượng 65 – 85 gam sẽ có hàm lượng calo trung bình khoảng 300 – 350 calo. Tỷ lệ này chiếm ¼ lượng calo cần thiết ở một người trưởng thành mỗi ngày. Tuy nhiên, thực tế thì không mấy ai để ý đến lượng calo trong mỗi gói mì mà họ chỉ chọn dựa trên thương hiệu yêu thích.

Bạn có thể tham khảo bảng hàm lượng calo của từng loại mì dưới đây:

Các loại mì thông dụng

Hàm lượng calo

1 gói mì tôm Hảo Hảo 75g

350 calo 

1 gói mì tôm 3 miền 75g

380 calo

1 gói mì gấu đỏ 75g

284 calo

1 gói mì Omachi 80g

345 calo

1 gói mì Miliket 65g

320 calo

1 gói mì Cung Đình

273 calo

1 gói mì Koreno 100g

365 – 590 calo

1 gói mì tôm trẻ em Enaak

157 calo

Một số tác hại khi ăn nhiều mì tôm

Ngoài việc tìm hiểu ăn mì tôm có béo không thì bạn cần nắm được một số tác hại của mì tôm để có cách sử dụng hợp lý.

Thiếu chất dinh dưỡng

Như bạn đã biết, trong 1 gói mì tôm có tỷ lệ chất béo bão hòa ở mức 6,5g nhưng hoàn toàn không mang lại giá trị dinh dưỡng. Thành phần chính trong mì tôm là carbohydrate, ăn mì tôm sẽ tạo cảm giác nhanh no ở dạ dày. Do đó, bạn không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết nếu chỉ ăn mì gói mỗi ngày.

Theo cuộc khảo sát của các nhà dinh dưỡng, ở những quốc gia tiêu thụ mì tôm đứng đầu thế giới, trung bình tiêu thụ 2 gói mì/ ngày và khiến cho tỷ lệ trẻ em mắc bệnh suy dinh dưỡng cao hơn so với các quốc gia còn lại.

Vì vậy, bạn không nên lạm dụng sự tiện lợi của mì tôm để ăn thường xuyên mỗi ngày. Điều này sẽ khiến cơ thể THIẾU hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Lạm dụng mì tôm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ

Lạm dụng mì tôm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ

Quá trình lão hóa nhanh

Trong mì tôm chứa các thành phần chất chống oxy hóa, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng kéo dài hạn sử dụng và thời gian biến đổi mùi của sản phẩm. Bởi đó, khi dung nạp lượng lớn chất chống oxy hóa này vào cơ thể hoàn toàn không đem lại công dụng nào mà còn tác động đến quá trình trao đổi, gây rối loạn nội tiết tố và khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn mì tôm thường xuyên sẽ gây tăng lượng cholesterol xấu ở cơ thể đột ngột. Đây chính là tác nhân khiến cơ thể mắc một số bệnh điển hình như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…

Chất béo có trong mì tôm là dạng chất transfat, một loại chất béo dễ gây ra các tình trạng xơ vữa động mạch hay đột quỵ ở người lớn tuổi. Hãy hạn chế sử dụng mì gói nếu như bạn không muốn điều này xảy ra với mình và những người thân trong gia đình.

Cách ăn mì tôm để không bị mập

Ăn mì tôm có béo không không chỉ phụ thuộc vào số lượng ăn mà còn phụ thuộc vào thời điểm ăn. Nếu như bạn biết cách ăn mì khoa học lành mạnh thì không phải lo lắng kiêng ăn mì trong thực đơn của mình.

Không nên ăn quá nhiều

  • Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn không nên sử dụng mì gói quá 4 lần/ 1 tháng và thời gian ăn mì nên giãn cách nhau nhiều ngày.

  • Sử dụng mì tôm hoàn toàn không thể thay thế bữa ăn chính hàng ngày trong thực đơn giảm cân, nó sẽ có tác dụng ngược với cân nặng của bạn.

Ngoài ra, bạn nên chú ý cách nấu và chế biến mì gói:

  • Không nên sử dụng các gói gia vị có trong mì tôm, đặc biệt là gói mỡ trong mì tôm chứa các chất béo không có lợi.

  • Để hạn chế phụ gia, khi nấu mì nên dùng các loại gia vị bên ngoài thay vì gói gia vị có sẵn trong mì.

  • Bạn nên loại bỏ dầu chiên và màng tạo màu trong mì bằng cách trụng mì qua nước sôi trước khi chế biến.

Không nên sử dụng mì gói quá 4 lần/ 1 tháng

Không nên sử dụng mì gói quá 4 lần/ 1 tháng

Sử dụng đúng bữa khoa học

Bạn có thể sử dụng mì gói ăn liền trong những lúc bận rộn hoặc những bữa ăn sáng không thể chuẩn bị kịp đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với bữa ăn tối thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng mì gói, đặc biệt là ăn đêm. Như bạn đã biết thì ăn khuya đã không hề tốt cho hệ tiêu hóa mà nạp thêm mì tôm sẽ có thể gây tăng cân đột biến.

Kể cả với người đang giảm cân, việc ăn mì tôm buổi tối không hề cắt giảm lượng tinh bột mà còn có thể tác dụng ngược lại. Hãy xây dựng thực đơn giảm cân đúng cách, khoa học được tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng.

Hạn chế ăn mì với trứng, thịt

Sau khi biết 1 gói mì bao nhiêu calo thì bạn không nên kết hợp thêm trứng, thịt trong 1 tô mì gói. Điều này sẽ khiến cân nặng của bạn khó có thể kiểm soát. Cho nên, để ăn mì tôm không bị mập thì tốt nhất bạn cho khoảng 30 gram thịt/ 1 lần ăn mì. Ngoài ra bổ sung thêm rau xanh ăn kèm để giảm bớt carbohydrate và cholesterol có trong mì.

Để đa dạng thay thể thói quen ăn mì hằng ngày thì bạn nên thay mì tôm bằng một số loại thực phẩm khác như: bún phở, hủ tiếu, bánh đa cua, nuôi,… sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Lời kết

Với những chia sẻ chủ đề: Ăn mì tôm có béo không? Hi vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cái nhìn đúng đắn về việc ăn mì tôm. Ăn mì tôm sẽ không gây béo cơ thể nếu như chúng ta biết cách sử dụng sẽ tránh được những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

Tham khảo: Phương pháp giảm béo E Sonic. Phương pháp làm giảm cơ thể vùng bụng, mông nhanh giúp bạn lấy lại dáng vóc thanh mảnh và gọn gàng