Yoga là gì? Nguồn gốc, lợi ích và các loại hình của Yoga

Yoga là một phương pháp tập luyện thể thao không những mang lại sức khỏe mà còn làm tinh thần người tập được thư thái và dễ chịu hơn. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, AVASport sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về nguồn gốc của Yoga, việc tập Yoga có tác dụng gì,… Mời bạn cùng tham khảo nhé!

1Yoga là gì?

1.1. Định nghĩa

Yoga là phương pháp tập luyện nhờ vào sự hòa hợp giữa tâm trí và thể xác của người tập có nguồn gốc từ lâu đời. Những nhà nghiên cứu phát hiện ra những lợi ích tuyệt vời mà Yoga mang lại là nhờ vào sự kết nối giữa ý tưởng trong tâm trí và thể xác của con người được hòa làm một, để giúp người tập cải thiện được thể chất, tinh thần, tâm tính.

Điều quan trọng nhất để luyện tập được bộ môn này đó chính là sự kỷ luật. Tính kiên nhẫn khi luyện tập trong thời gian dài sẽ giúp bạn tâm an, thế giới quan thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, từ đó tác động vào cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe và đời sống của bạn.

Yoga là phương pháp tập luyện nhờ vào sự hòa hợp giữa tâm trí và thể xác

Yoga là phương pháp tập luyện nhờ vào sự hòa hợp giữa tâm trí và thể xác

1.2. Nguồn gốc

Yoga là một bộ môn lâu đời được tìm thấy khoảng 5.000 năm trước có nguồn gốc từ Ấn Độ. Những động tác của Yoga đều đi đến một mục đích là giúp cải thiện thể chất, tinh thần, tâm tính và cả tâm linh của bạn.

Đây được xem là một lựa chọn mới lạ, đáng cân nhắc dành cho những người mới bắt đầu và những ai luyện tập thể dục thường xuyên muốn trau dồi sức khỏe tinh thần của mình hơn là chỉ vận động thể chất.

Nguồn gốc của yoga

Nguồn gốc của Yoga

Về nguồn gốc, từ “Yoga” xuất phát từ chữ “yuj” của tiếng Phạn, được hiểu là “thêm”, “tham gia”, “đoàn kết”, hoặc “đính kèm”. Phương pháp này được cấu thành dựa trên những mong muốn về tâm trí và cơ thể hòa là một. Trong quá trình tập luyện, người tập cần kết hợp các kỹ thuật thở, tư thế tập (hay còn gọi là asana) và ngồi thiền.

Để hướng tới những lợi ích mà Yoga mang lại, bạn cần phải rèn luyện được tính kỷ luật và có sự kiên nhẫn để luyện tập thống nhất giữa cơ thể, tâm trí và tâm hồn. Bạn hoàn toàn có thể tin rằng bộ môn này thay đổi được thế giới quan duy tâm của mình, giúp bình tâm và giảm căng thẳng, nhờ đó sẽ giúp nâng cao sức khỏe của bạn.

Xem thêm: Yoga đôi là gì? 9 tư thế Yoga đôi nam, nữ nghệ thuật, đẹp mắt nhấtYoga giúp thay đổi được thế giới quan duy tâm của mình, giúp bình tâm và giảm căng thẳng

Yoga giúp thay đổi thế giới quan duy tâm, giúp bạn bình tâm và giảm căng thẳng

2 Các tư thế Yoga phổ biến

2.1. Hatha Yoga

Hatha Yoga là 1 loại hình luyện tập chú trọng vào rèn luyện sức khỏe cả thể chất và tinh thần. Nó là sự kết hợp của các hình thức cơ bản nhất của Yoga như kỹ thuật thở, tư thế (asana) và thiền (dyana) với mục đích là mang lại sự dẻo dai, đẩy mạnh sự lưu thông máu trong cơ thể và tạo cho tâm hồn thảnh thơi, thư giãn nhất.

Hatha Yoga

2.2. Vinyasa Yoga

Vinyasa Yoga là 1 thể loại kết hợp nhịp thở và chuyển động, nối kết cơ thể và tâm trí của người tập. Loại hình Yoga này sẽ đem lại sự dẻo dai, hạn chế chấn thương của cơ thể, cải thiện giấc ngủ cũng như hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Các động tác của Vinyasa Yoga thường sẽ rất linh hoạt và không quá bó hẹp trong khuôn khổ. Các tư thế được kết hợp thành 1 chuỗi chuyển tiếp liên tục, phối hợp với nhịp thở nhẹ nhàng và đều đặn.

Loại hình này phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Và cũng tùy vào trình độ, khả năng của người tập mà độ khó hay sự kết hợp của các tư thế cũng được thay đổi phù hợp.

Vinyasa Yoga

Vinyasa Yoga

2.3. Ashtanga Yoga

Ashtanga Yoga còn được biết đến với tên khác là Patanjali Yoga hoặc Raja Yoga (Yoga hoàng gia). Thể loại này đòi hỏi bạn phải luyện tập một chuỗi các tư thế Yoga (asana) với 8 mục đích khác nhau mà cơ thể con người hướng đến.

Tác dụng to lớn của Ashtanga Yoga là tăng cường độ tập trung, kiểm soát hài hòa hơi thở, cải thiện vóc dáng, hỗ trợ ngăn ngừa các chấn thương, giảm stress và thư giãn đầu óc.

Ashtanga Yoga

Ashtanga Yoga

2.4. Power Yoga

Power Yoga có nguồn gốc từ loại hình Ashtanga Yoga, được K. Pattabhi Jois tiếp thu và thành lập với 6 mức độ từ dễ đến khó. Loại hình này có đa dạng các loại bài tập rèn luyện tốc độ, sức mạnh và độ linh hoạt, dẻo dai của cơ thể.

Tác dụng chính của trường phái này là đốt cháy lượng mỡ thừa giúp người tập giảm cân và thải độc hiệu quả, nâng cao độ tập trung và cải thiện được sức khỏe tim mạch.

Lưu ý: Các bài tập Power Yoga chỉ phù hợp với người có thể lực tốt vì chúng thường có cường độ nhanh, liên tục không ngừng nghỉ.

Power Yoga

Power Yoga

2.5. Sivananda Yoga

Loại hình Sivananda Yoga được tạo lập bởi Swami Vishnu-devananda với 5 nguyên tắc cơ bản là tập thở đúng cách, tập thể dục đúng cách, thư giãn đúng cách, có chế độ ăn uống phù hợp, suy nghĩ tích cực và thiền. Lợi ích chính của Sivananda Yoga là nâng cao thể chất và rèn luyện tinh thần bình thản.

Sivananda Yoga

Sivananda Yoga

3Lợi ích, công dụng của Yoga

3.1. Nâng cao sức khỏe

Tập Yoga là phương pháp để rèn luyện sức bền, sức chịu đựng cho bản thân. Khi tập, hãy cố gắng hết sức để kiểm soát được hơi thở kết hợp cùng thực hiện động tác, quan trọng là chúng ta kéo dài trạng thái đó trong bao lâu chứ không phải là làm được các động tác khó. 

Sự thăng bằng trong tâm hồn và thể xác đem lại cho bạn sự cải thiện từ sâu bên trong, các động tác được thực hiện chậm rãi và bền bỉ để tác động vào từng cơ quan nội tạng, xương, khớp, cơ,… mang lại sự điều tiết hài hòa, giúp cân bằng và chữa lành mọi tổn thương, cải thiện chức năng co giãn của phổi, thanh lọc cơ thể, loại bỏ sâu chất độc bên trong.

Yoga đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì và lòng tin để đạt đến một cơ thể săn chắc, một tâm hồn thư thái. Vì vậy, Yoga cũng có tác dụng chữa lành tâm hồn, cải thiện những bệnh như: ung thư, bệnh tim, viêm khớp, trầm cảm, đau cơ xơ hóa và chứng đau nửa đầu, mất ngủ,…

Yoga giúp nâng cao sức khỏe

Yoga giúp nâng cao sức khỏe

3.2. Cải thiện vóc dáng

Tất cả những động tác tập luyện đều sẽ giúp bạn đốt cháy calo và tùy theo mức độ tiêu hao năng lượng của mỗi động tác. Tuy nhiên, ưu điểm của hình thức tập luyện này là giúp bạn tăng nhận thức để hiểu về cơ thể của mình hơn, từ đó bạn có thể lựa chọn chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp với thể trạng của mình.

Nếu bạn muốn giảm cân, thì một số bài tập Yoga mạnh mẽ có thể giúp nhịp tim tăng lên và thúc đẩy sự trao đổi chất giúp đốt cháy calo trong cơ thể. Nhiều người tập luyện Yoga cho rằng, bộ môn này có thể làm giảm sự thèm ăn và giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Yoga giúp cải thiện vóc dáng

Yoga giúp cải thiện vóc dáng

3.3. Duy trì làn da đẹp

Người ta thường thắc mắc, làm sao Yoga có thể tạo ra benzoyl peroxide và axit như trong mỹ phẩm để điều trị mụn trứng cá hay các vết thâm nám để làm đẹp da? Tuy nhiên, thực chất luôn có một sự liên hệ giữa Yoga và việc cải thiện làn da nhờ vào các kỹ thuật thở trong Yoga.

Khi điều chỉnh nhịp thở hợp lý giúp bạn giảm căng thẳng, điều tiết hóc môn, ngăn ngừa lão hóa, từ đó giảm bã nhờn và các độc tố gây hại cho da và cơ thể.

Yoga giúp duy trì làn da đẹp

Yoga giúp duy trì làn da đẹp

3.4. Cải thiện chức năng sinh lý

Yoga có thể cải thiện được chức năng sinh lý bởi bộ môn này có thể giúp người tập tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các bài tập thở và tư thế Yoga. Điều này mang lại sự kích thích ham muốn và còn giúp nâng cao chất lượng của tinh trùng trong quan hệ.

Tập luyện thường xuyên sẽ giúp săn chắc và tăng độ mềm dẻo, linh hoạt cho vai, tay, cơ lưng và cơ hông để các bộ phận này có thể phối hợp nhịp nhàng tạo sự thăng hoa hơn về mặt sinh lý.

Đặc biệt, khi tập bài tập Mula Bandha sẽ tác động vào các cơ PC – pubococcygeus (nhóm cơ từ xương mu đến xương cụt) khỏe mạnh hơn, giúp cải thiện hiệu quả hơn trong quan hệ tình dục.

Yoga giúp cải thiện chức năng sinh lý

Yoga giúp cải thiện chức năng sinh lý

4Một số lưu ý khi tập Yoga

4.1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết

Thảm Yoga là một vật dụng không thể thiếu, đặc biệt với những người mới bắt đầu tập Yoga. Công dụng của các dụng cụ Yoga sẽ giúp bạn trong việc giữ thăng bằng, hạn chế trơn trượt và hỗ trợ tối ưu để bạn tránh được những tổn thương khi tập luyện.

Trong quá trình luyện tập, có rất nhiều các động tác duỗi, căng khi tập Yoga. Vì vậy, bạn nên mặc những bộ quần áo thoải mái, thoáng khí để khi tập một số bài tập đòi hỏi các tư thế dẻo dai, khó, thì bạn phải mặc những trang phục như: quần legging, áo ngực thể thao,… để thực hiện được chính xác động tác và các huấn luyện viên có thể dễ dàng điều chỉnh tư thế của bạn. 

Thảm Yoga Ava NBR Xanh Dương

Thảm Yoga Ava NBR Xanh Dương

4.2. Lên kế hoạch tập luyện hợp lý

Yoga là một phương pháp tập luyện phù hợp với mọi người ở nhiều lứa tuổi khác nhau và là một hình thức tập thể dục có thể thực hành từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành. Bạn phải có kế hoạch tập luyện hợp lý, để phù hợp với thể trạng của mình, việc tập luyện phải xen kẽ nghỉ ngơi, cân bằng với công việc để có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Nếu bạn đang bị chấn thương hoặc tiếp nhận liệu trình điều trị theo bệnh lý nào đó thì hãy thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu tập Yoga. Để từ đó, bác sĩ có thể giúp bạn xác định các rủi ro liên quan và tư vấn để bạn có thể chọn lựa một kế hoạch tập luyện Yoga hợp lý.

Lên kế hoạch tập luyện hợp lý

Lên kế hoạch tập luyện hợp lý

4.3. Kiên trì và nhẫn nại

Khi mới tập làm quen với Yoga thì cơ thể bạn sẽ không được dẻo dai như những người luyện tập lâu năm. Vì vậy, bạn nên có sự kiên trì, nhẫn nại để luyện tập chăm chỉ và theo đuổi bộ môn thể thao này. Song song đó, bạn cũng phải kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng hiệu quả tập luyện.

Nếu bạn lo rằng việc tập luyện một mình sẽ dễ chán nản thì hãy tham gia vào một câu lạc bộ Yoga nào đó. Hoặc tập cùng với huấn luyện viên để bạn được đề xuất những bài tập phù hợp với bản thân và luyện tập các kỹ thuật thở, bài tập từ dễ đến khó và điều chỉnh tư thế cho chính xác nhất.

Tham gia vào một câu lạc bộ yoga

Tham gia vào một câu lạc bộ Yoga

5Một số câu hỏi thường gặp về Yoga

5.1. Tập Yoga có giảm cân không?

Tập Yoga sẽ giúp bạn giảm cân, đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể nếu bạn luyện tập điều độ và đúng kỹ thuật. Khi thực hiện các động tác Yoga thì bạn phải kéo giãn cơ và vận động nhiều tùy theo loại hình Yoga mà bạn chọn, từ đó giúp đào thải mỡ thừa, độc tố và hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Nên tập yoga vào lúc nào trong ngày? 3 thời điểm tập tốt nhất

Tập yoga sẽ giúp bạn giảm cân nếu bạn luyện tập điều độ

Tập Yoga sẽ giúp bạn giảm cân nếu bạn luyện tập điều độ

5.2 Nên tập Yoga vào lúc nào?

Thời điểm vàng để tập Yoga có hiệu quả cao nhất là vào sáng sớm hoặc tối muộn. Bạn nên chọn một không gian yên tĩnh không bị làm phiền, mát mẻ và chuẩn bị các dụng cụ Yoga đầy đủ để đảm bảo hiệu quả của buổi tập được tối ưu nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm: Nên tập yoga vào lúc nào trong ngày? 3 thời điểm tập tốt nhất

Tập Yoga vào sáng sớm hoặc tối muộn để có hiệu quả cao nhất

Tập Yoga vào sáng sớm hoặc tối muộn để có hiệu quả cao nhất

Tóm lại, những kiến thức về nguồn gốc và lợi ích của Yoga thật tuyệt vời phải không nào? Bạn hãy tập luyện chăm chỉ để đạt được kết quả tốt nhất nhé. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay hotline 1900.988.970, AVASport sẽ giúp bạn giải đáp. Truy cập AVASport để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn cho dụng cụ Yoga nhé!