Yêu cầu khi xử lý chất thải rắn sinh hoạt?
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật (khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Môi trường của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Môi trường, gọi: 1900 6162
NỘI DUNG YÊU CẦU
Chào Công ty Luật Minh Khuê, tôi là Lê Lan Anh, hiện tại đang ở Sóc Sơn. Tôi có câu hỏi như sau để gửi đến các luật sư công ty Luật Minh Khuê:
Các yêu cầu khi tổ chức thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt?
Mong công ty sớm phản hồi câu hỏi này để tôi nắm rõ hơn quy định của pháp luật và mọi người có câu hỏi giống tôi cùng tham khảo. Trân thành cảm ơn Công ty Luật Minh Khuê.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu;
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại;
Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế;
NỘI DUNG TƯ VẤN
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Mục Lục
1. Một số lí luận chung về chất thải rắn sinh hoạt
1.1 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
1.2 Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Thời điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt: thời điểm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thì tổ chức, cá nhân thực hiện việc phân loại, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
Căn cứ vào mục đích quản lý và cách thức xử lý mà chất thải rắn sinh hoạt được phân chia thành 03 nhóm như sau: Nhóm hữu cơ dễ phân hủy (nhóm thức ăn thừa, lá cây, rau, củ, quả, xác động vật); Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (nhóm giấy, nhựa, kim loại, cao su, ni lông, thủy tinh); Nhóm còn lại. ( Ngoài ra, tùy theo điều kiện của từng địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội cụ thể)
Yêu cầu lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại: Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
2. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
2.1 Yêu cầu đối với Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải lập các báo cáo sau:
– Báo cáo định kỳ hàng năm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) theo Mẫu số 02 Phụ lục V Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu và gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường (trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt) nhận trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo;
– Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Lập Biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt; nhật ký vận hành các hệ thống, thiết bị cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt; sổ theo dõi số lượng các sản phẩm tái chế hoặc chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế được thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt (nếu có);
– Lưu trữ với thời hạn 05 năm các hợp đồng, biên bản bàn giao chất thải rắn sinh hoạt, nhật ký vận hành, tài liệu có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
Trường hợp phân loại được chất thải nguy hại từ chất thải rắn sinh hoạt hoặc phát sinh chất thải nguy hại tại cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định;
Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm hệ thống, thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt, sau đây gọi chung là xử lý chất thải rắn sinh hoạt) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại điểm c Phụ lục II Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2015 về quản lý chất thải và phế liệu.
2.2 Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo thực hiện như sau:
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải.
Có hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
Có chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh.
2.3 Mẫu hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
(Địa danh), ngày …… tháng …… năm ……
HỢP ĐỒNG
DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Số: …./……(Năm) /……(Ký hiệu hợp đồng)
Phần I. Căn cứ pháp lý (1):
………………………………………………………………………………………………………………………….
Phần II. Các bên ký hợp đồng
Bên A: (Tên chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý đối với CTRSH phát sinh từ các cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng)
– Tên người đại diện: ………………………………………………………………………………….
– Chức vụ ………………………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ………….……………. Fax ………………………………………………………
– Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………..
– Giấy đăng ký kinh doanh:……………………………………………………….
– Số tài khoản: ……………………. Tại ………………………………………………………
(Theo giấy ủy quyền số …. ngày… của………………… (nếu có)).
Bên B: (Tên chủ xử lý CTRSH)
– Tên người đại diện: ………………………………………………………………………………….
– Chức vụ ………………………………………………………………………………………………….
– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
– Điện thoại: ………….……………. Fax ………………………………………………………
– Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………..
– Giấy đăng ký kinh doanh:……………………………………………………….
– Số tài khoản: ……………………. Tại ………………………………………………………
(Theo giấy ủy quyền số …. ngày… của………………… (nếu có)).
Phần III. Nội dung hợp đồng
Hôm nay, tại …………………… , Bên A và Bên B cùng thống nhất ký kết hợp đồng dịch vụ xử lý CTRSH, theo đó Bên A giao/đặt hàng Bên B thực hiện các công việc của hợp đồng này với các nội dung cơ bản như sau:
Điều 1. Giải thích từ ngữ (2)
Điều 2. Công việc của hợp đồng
1. Nội dung công việc (3): …………………………………………………………………………………….
2. Yêu cầu công việc (4):
3. Khối lượng công việc (5): ………………………………………………………………………………….
Điều 3. Thời gian thực hiện hợp đồng
Thời gian thực hiện hợp đồng là ……… (tháng/năm), từ ngày…….tháng…….năm…….đến ngày…….tháng…….năm…….
Điều 4. Giá trị hợp đồng
– Giá trị hợp đồng là (6): ……..……………đồng.
Bằng chữ: …………………………………………………………đồng.
– Hình thức giá hợp đồng (7):……………………………..……
Điều 5. Giám sát, kiểm tra thực hiện hợp đồng
5. Giám sát thực hiện hợp đồng (8):…………………………………………………….
6. Kiểm tra thực hiện hợp đồng (9):…………………………………………………..
Điều 6. Nghiệm thu
1. Căn cứ nghiệm thu (10): ……………………………………………………………….
2. Nội dung nghiệm thu (11):……………………………………………………………..
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên A (12):
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên B (13):
Điều 9. Điều chỉnh hợp đồng
5. Các trường hợp điều chỉnh hợp đồng (14): …………………………………………
6. Thực hiện điều chỉnh hợp đồng (15): …………………………………………
Điều 10. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng
1. Tạm dừng hợp đồng (16): ……………………………………………………………
2. Chấm dứt hợp đồng (17): ………………………………………………………………
Điều 11. Xử lý tranh chấp (18): …………………………………………………………
Điều 12. Trường hợp bất khả kháng
5. Các trường hợp bất khả kháng (19): …………………………………………………
6. Xử lý trong trường hợp bất khả kháng (20): …………………………………………
Điều 13. Bảo hiểm hợp đồng
5. Các hợp đồng bảo hiểm bao gồm (21): ……………………………………………….
6. Trách nhiệm của các bên (22): ……………………………………………….……
Điều 14. Bảo lãnh hợp đồng (23): ……………………………………………….……
Điều 15. Thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng
5. Thanh toán (24): ……………………………………………….……..………………
6. Quyết toán và thanh lý hợp đồng (25): ……………………………………………….
Điều 16. Các điều khoản khác (26): ……………………………………………….…
Điều 17. Hồ sơ hợp đồng
1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các tài liệu sau (27):
2. Hợp đồng được làm thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ …… bản, Bên B giữ …… bản. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
BÊN B
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
BÊN A
(Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
(1) Liệt kê các văn bản pháp lý liên quan, ví dụ:
– Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 11 thông qua ngày 14/6/2005;
– Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 23/6/2014;
– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
– Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
– Thông tư số ……./2016/TT-BXD ngày ……/…/2016 của Bộ Xây dựng ban hành mẫu hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
– Các căn cứ pháp lý khác liên quan (quyết định giao thầu, quyết định đặt hàng, quyết định giá dịch vụ xử lý CTRSH…);
– Chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và khả năng mỗi bên.
(2) Định nghĩa, giải thích một số từ ngữ được sử dụng trong hợp đồng, ví dụ:
– Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
– Chất thải rắn bị từ chối: là CTR chỉ bao gồm hoặc chủ yếu bao gồm bất kỳ loại CTR nào trong các loại CTR sau đây: CTR y tế nguy hại, CTR công nghiệp, CTR xây dựng và các loại CTNH khác.
– Từ ngữ khác (nếu có).
(3) Liệt kê các nội dung công việc cụ thể, bao gồm:
– Xử lý CTRSH của khu vực……………………………….;
– Vận chuyển CTRSH tới địa điểm xử lý (nếu có);
– Công việc cụ thể khác (nếu có).
(4) Yêu cầu công việc có thể bao gồm:
– Địa điểm xử lý:……..;
– Công nghệ xử lý: …… (Công nghệ chế biến phân hữu cơ; Công nghệ đốt; Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh hoặc Công nghệ khác);
– Quy trình xử lý: …… (Có sơ đồ khối và thuyết minh kèm theo hợp đồng).
– Tần suất tiếp nhận: …… (Các thứ…. trong tuần hoặc……ngày/tuần);
– Thời gian tiếp nhận: …… (Từ …… giờ đến …… giờ);
– Tiến độ: …… (Chất thải rắn được xử lý muộn nhất không quá 02 ngày sau thời gian tiếp nhận).
– Chất lượng sản phẩm đầu ra (nếu có):…….
– Yêu cầu công việc khác (nếu có)
…………
Trên đây là tư vấn, phân tích quy định pháp luật của chúng tôi. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Môi trường – Công ty luật Minh Khuê