Yến mạch: 10 tác dụng “thần kỳ” với sức khỏe con người

Ăn yến mạch có tác dụng gì? Bột yến mạch giúp giảm cân, có lợi cho hệ thần kinh và tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn,… Hãy cùng Sức Khỏe 24 Giờ tìm hiểu về thành phần và những công dụng “thần kỳ” của bột yến mạch với sức khỏe con người trong nội dung dưới đây nhé!

Yến mạch là gì?

yến mạch là gì

Yến mạch có tên khoa học là Avena sativa (tên tiếng anh là Oat) là một loại ngũ cốc thuộc họ lúa. Loại cây này thường có chiều cao từ 60 – 150cm, gốc thẳng, hoa dạng hình chóp tròn, có nhiều bông nhỏ.

Yến mạch được trồng nhiều ở những khu vực như châu Âu, Bắc Mỹ, đặc biệt là ở những khu vực có khí hậu ôn đới như Ba Lan, Úc, Nga, Mỹ, Canada, Đức…

Yến mạch là một loại ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng cao và cực kỳ tốt đối với sức khỏe của con người và được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại ngũ cốc”.

Yến mạch có vị bùi, thơm và cực kỳ thích hợp cho những người thực hiện chế độ ăn chay, có thể sử dụng vào mỗi buổi sáng hàng ngày.

🔰 Thành phần dinh dưỡng của yến mạch

Yến mạch là một loại ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng cao, giàu chất xơ hòa tan, giàu đạm và chứa nhiều dinh dưỡng nhất trong các loại ngũ cốc. Không những vậy, loại ngũ cốc này còn rất giàu hàm lượng chất béo, protein cao.

Theo nghiên cứu, cứ 78g yến mạch khô sẽ chứa 13g protein, 8g chất xơ, 51g carbohydrate, 5g chất béo cùng các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Photpho: Chứa 41% nhu cầu dinh dưỡng
  • Sắt: chứa 20% nhu cầu dinh dưỡng
  • Mangan: chứa 191% nhu cầu dinh dưỡng
  • Folate: chứa 11% nhu cầu dinh dưỡng
  • Kẽm: chứa 20% nhu cầu dinh dưỡng
  • Magie: chứa 34% nhu cầu dinh dưỡng
  • Đồng: chứa 24% nhu cầu dinh dưỡng
  • Vitamin B1 (thiamin): chứa 39% nhu cầu dinh dưỡng
  • Vitamin B5 (axit pantothenic): chứa 10% nhu cầu dinh dưỡng
  • Ngoài ra, còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như vitamin B3 (niacin), kali, canxi, vitamin B6 (pyridoxine), Selenium, Vitamin E…

🔰 Phân loại yến mạch

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại yến mạch tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mọi người. Dưới đây là một số loại yến mạch thường gặp mà có khá nhiều người còn chưa biết:

  • Yến mạch ăn liền (Instant Oats):Hạt đã được cắt và cán mỏng sẵn, có thêm các loại phụ gia đi kèm như đường, muối hoặc hương liệu. Cách sử dụng khá đơn giản, chỉ cần chế thêm nước sôi là bạn có thể tha hồ thưởng thức.
  • Yến mạch cắt nhỏ (Steal cut oats): Hạt đã được cắt nhỏ, nhưng chưa thêm bất cứ gia vị nào. Khi chế biến không cần dùng nhiều nước nhưng sẽ mất khoảng thời gian là 30 phút để nấu chín.
  • Yến mạch loại xay mịn: bột yến mạch thường được nghiền với độ mịn nhất định, chủ yếu dùng cho các mẹ nấu cho con nhỏ hoặc dùng làm mặt nạ chăm sóc da mặt.
  • Yến mạch cán dẹt (Rolled Oats): Tùy vào kích thước, độ mỏng mà thời gian nấu chín cũng sẽ khác nhau, thường mất khoảng 5 – 15 phút. Tỷ lệ thích hợp để nấu chín là 1 phần hạt cán dẹt / 2 phần nước.
  • Yến mạch nguyên hạt (Oat groats): Hạt dạng nguyên bản sau khi được tuốt khỏi thân lá, đồng thời được bóc sạch sẽ lớp vỏ bên ngoài sẽ được sử dụng ngay. Chúng ta cần khá nhiều nước và tốn thời gian để nấu chín: cần cho 1 phần hạt / 3 phần nước, thời gian nấu chín thường mất tới 50 phút.

Ăn yến mạch có tác dụng gì với sức khỏe con người?

ăn yến mạch có tác dụng gì

Nhiều người ăn yến mạch vì nhanh có cảm giác no nên có tác dụng giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, các bạn không biết rằng yến mạch còn có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi khám phá trong nội dung tiếp theo nhé!

1. Ăn yến mạch giảm cân và nhanh no

Tác dụng đầu tiên của yến mạch đối với sức khỏe của con người đó là giúp giảm cân, ăn no, cực kỳ tốt cho những chị em đang muốn giữ vóc dáng. Trong hạt Oat giàu chất xơ hòa tan, ít calo và cực kỳ hiệu quả trong việc tạo cảm giác no lâu, có thể kiềm chế cơn thèm ăn, giúp đốt cháy chất béo một cách nhanh chóng và tốt cho quá trình trao đổi chất. Theo nghiên cứu, yến mạch xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách hiệu quả tạo cảm giác no của 38 loại thực phẩm phổ biến hiện nay.

Chất beta-glucan có trong yến mạch cũng có thể giúp thúc đẩy giải phóng peptide YY (PYY) – một loại hormone được sản sinh ra khi cơ thể đói. Hormone này khi sinh ra sẽ làm giảm đi lượng calo tiêu thụ, từ đó giúp làm giảm bệnh béo phì ở nữ giới.

Chị em có thể sử dụng yến mạch kết hợp cùng sữa hoặc trái cây đều được để thực hiện chế độ giảm cân cho mình.

2. Ăn yến mạch giảm cholesterol tốt cho tim mạch

Chất xơ trong yến mạch có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu có trong máu, không làm ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt khác. Đồng thời có tác dụng tăng cường lưu thông máu để bảo vệ tim, giúp ngăn ngừa, phòng chống một số bệnh về tim mạch như: tai biến mạch máu, xơ cứng động mạch…

Chất beta glucan có trong yến mạch sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu chất béo, làm chậm quá trình hấp thu lượng cholesterol trong cơ thể con người. Một nghiên cứu cho biết: Khi ăn từ 3 – 10g chất xơ hòa tan sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần đi khoảng 4 – 14 mg/Dl. Nếu ăn khoảng 3 bát yến mạch mỗi ngày có thể khiến lượng cholesterol giảm xuống khoảng 5mg/dL.

3. Yến mạch giúp kiểm soát đường huyết điều trị đái tháo đường

Với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có lượng đường huyết không ổn định, nguyên nhân được cho là do độ nhạy của hormone insulin suy giảm. Và theo nghiên cứu, chất beta glucan có trong yến mạch mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể.

Chất beta glucan còn có tác dụng trong việc đình chỉnh lượng insulin và lượng glucose sau các bữa ăn giàu chất carbohydrate. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thì cần chú ý thực hiện chế độ ăn kiêng trong 4 tuần với bột yến mạch để giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.

Còn đối với những người đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết hoặc có thể sử dụng yến mạch với một lượng vừa đủ để giúp kiểm soát và giúp ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

4. Sử dụng yến mạch làm đẹp làn da

Bột yến mạch nguyên chất còn chứa thành phần Avenanthramide là một chất có tác dụng kháng viêm, giúp làm lành lại các vết thương, từ đó giúp hỗ trợ khô da, mẩn đỏ, dị ứng ở da, xuất hiện mụn trứng cá ở da…. Làn da của bạn sẽ trở nên trắng mịn, được cung cấp đầy đủ độ ẩm.

Các thành phần có trong yến mạch không chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng da khô mà còn giúp ngăn chặn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Đối với những chị em gặp phải tình trạng khô da có thể sử dụng kem dưỡng da có chiết xuất từ yến mạch, được đánh giá là khá hiệu quả.

5. Giúp bảo vệ tim, phòng chống ung thư

Không chỉ giúp làm đẹp, tốt cho tim mạch mà yến mạch còn có công dụng khá hiệu quả trong việc phòng chống một số vấn đề về ung thư. Một nghiên cứu cho thấy: Trong yến mạch có chứa chất lignan có tác dụng ngăn ngừa, giảm thiểu các bệnh về ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ruột kết, tiền liệt tuyến và rất tốt đối với những chị em đang trong độ tuổi tiền mãn kinh.

6. Ăn yến mạch giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón

Trong yến mạch đều chứa các sợi hòa tan và không hòa tan. Những sợi hòa tan khi tiêu thụ vào cơ thể không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định mà còn giúp phân mềm hơn, từ đó ra ngoài dễ dàng hơn mỗi khi chúng ta đi đại tiện.

Đối với những bệnh nhân thường hay bị táo bón, ăn yến mạch sẽ giúp việc đi đại tiện thuận lợi hơn và giúp giảm cảm giác khó chịu mỗi khi đi đại tiện.

7. Ăn yến mạch làm giảm tình trạng suy nhược thần kinh

Các thành phần như kẽm, canxi, sắt, vitamin B, acid folic có trong yến mạch cũng có khả năng tăng cường trí nhớ, cực kỳ tốt cho hệ thần kinh và ngăn ngừa các vấn đề về thần kinh, cực kỳ tốt cho những người thường xuyên bị stress, căng thẳng, lo âu… từ công việc, gia đình, cuộc sống.

Đặc biệt, những người bị say khi ăn một bát cháo yến mạch sẽ giúp cơ thể dễ chịu, thoải mái hơn, giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, khó chịu do chất cồn trong khi tiêu thụ vào cơ thể gây ra.

8. Trẻ em ăn yến mạch làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn

Thường thì trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh hen suyễn – một chứng bệnh có liên quan đến phổi, thường có các biểu hiện điển hình như khó thở, thở một cách khó khăn, thở khò khè, tức ngực, ho vào sáng sớm hoặc vào ban đêm.

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này ở trẻ em, có thể cho một lượng yến mạch vừa đủ vào thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ.

9. Tăng khả năng vận động của cơ bắp

Đối với những người thường xuyên tập luyện, nếu ăn bột yến mạch đều đặn, đầy đủ còn giúp lượng mỡ thừa được loại bỏ nhanh chóng, từ đó giúp tăng khả năng vận động của cơ bắp bằng cách cung cấp năng lượng.

Với những vận động viên thường xuyên phải tập luyện có thể ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ bột yến mạch khoảng 3 tiếng trước khi làm việc sẽ giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa nhanh chóng hơn, từ đó giúp quá trình vận động diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

10. Tăng cường sức đề kháng

Thành phần beta glucan có trong các loại yến mạch còn cực kỳ tốt đối với sức khỏe của con người. Chất này giúp làm lành nhanh chóng các khu vực tổn thương và giúp hồi phục nhanh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nên mọi người có thể bổ sung yến mạch vào bữa ăn hàng ngày của mình.

🔰 Bài viết được xem nhiều:

Tác dụng phụ của yến mạch

Sử dụng yến mạch đúng cách thì hoàn toàn có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng sai cách hoặc người có cơ địa không phù hợp thì có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, mọi người có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng yến mạch.

🔰 Yến mạch ăn sống được không?

Trả lời: Yến mạch có thể ăn sống nhưng mọi người nên ngâm với sữa hoặc nước trái cây trước khi ăn để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu ăn yến mạch chưa được ngâm nước sẽ rất khó tiêu, khiến chúng tích tụ lại ở ruột hoặc trong dạ dày dẫn đến chứng táo bón, khó tiêu. Bên cạnh đó, yến mạch sống còn chứa axit phytic chống độc, một số khoáng chất như kẽm, sắt và khiến cơ thể khó hấp thụ được, gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.

Chính vì vậy, khi sử dụng yến mạch, bạn nên ngâm loại ngũ cốc này ít nhất là 12h để giúp sử dụng chúng dễ dàng hơn.

🔰 Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Một trong những thành phần có trong yến mạch là avenin, một chất giống như gluten có trong lúa mì. Khi sử dụng, bạn có thể gặp phải một số biểu hiện về hệ tiêu hóa, thậm chí là còn dễ bị dị ứng.

Đối với những người đang gặp phải các vấn đề về dạ dày cũng nên cân nhắc sử dụng bởi loại ngũ cốc này dễ gây ra cảm giác no lâu, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, khó chịu.

Chống chỉ định với bệnh nhân bị các bệnh tuyến giáp, gout…

Những người mắc phải các bệnh gout, bệnh về tuyến giáp… thì cần thận trọng khi sử dụng yến mạch bởi việc sử dụng quá nhiều, sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

🔰 Ăn quá nhiều yến mạch

Ăn yến mạch qua nhiều sẽ khiến bạn bị tăng cân, thay vì giảm cân. Ngoài ra, nữ giới đang trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: căng thẳng mệt mỏi, buồn ngủ thường xuyên, dễ bực bội cáu gắt….

Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên nạp tối đa 230gr bột yến mạch sống một ngày. Không nên sử dụng quá ít hoặc quá nhiều bởi có thể sẽ không mang lại hiệu quả đối với sức khỏe.

Lời khuyên: Bạn cũng có thể sử dụng yến mạch kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để giúp cân bằng dinh dưỡng như đậu xanh, gạo lứt, hạt chia, diêm mạch, sữa chua, nước sinh tố.… và cũng để giúp không bị ngán.

Chế biến món ăn từ yến mạch

Yến mạch rất dễ chế biến thành món thơm ngon bổ dưỡng. Chị em tha hồ trổ tài mà không mất nhiều thời gian. Chị em kiên trì ăn yến mạch sẽ thấy hiệu quả giảm cân đáng kể.

Cách làm sữa yến mạch

Sữa yến mạch thích hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt, điển hình là những người kiêng ăn nhiều đường, bơ, người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người bị dị ứng với sữa bò…

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • 100g yến mạch
  • 100g đường bột
  • Mật ong
  • 1 lít nước lọc

Cách chế biến sữa yến mạch đơn giản:

  • Bước 1: Yến mạch ngâm sẵn trong nước sạch, ngâm cho đến khi thấy mềm thì vớt ra rồi cho vào máy xay, cho thêm nước cùng đường bột, xay cho đến khi thấy hỗn hợp có độ sánh mịn là được.
  • Bước 2: Sau khi xay xong, đem yến mạch chắt và lọc lấy nước. Sau đó đem phần vừa chắt được đem lọc kỹ rồi cho vào máy, xay cùng nước. Đối với những người thích mật ong thì có thể cho cùng vào để làm tăng thêm hương vị cho sữa.
  • Bước 3: Đổ sữa đã xay được ra một chiếc bình sạch, đậy nắp lại và bảo quản trong tủ lạnh, nên dùng dần từ 2 – 3 ngày. Cần lắc đều bình để sữa hòa tan trước khi sử dụng sữa yến mạch.

Ăn cháo yến mạch giảm cân hiệu quả

Nguyên liệu cần có

  • Chọn khoảng 100g yến mạch nguyên hạt hoặc loại đã cán vỡ hạt
  • Sữa tươi không đường hoặc nước
  • Các dụng cụ khác như nồi, tô, muỗng, đũa, bếp…

Cách thực hiện cháo yến mạch giảm cân

  • Bước 1: Cho các nguyên liệu nước, yến mạch vào một chiếc nồi sạch rồi đun sôi trong vòng 10 – 15 phút.
  • Bước 2: Đổ cháo đã đun được ra một tô sạch rồi để nguội là có thể thưởng thức, khi dùng có thể ăn kèm với trứng luộc.

Bạn cần ăn cháo yến mạch trong thời gian dài mới có hiệu quả giảm cân.

Cách nấu cháo yến mạch bí đỏ cho bé ăn dặm

Cháo yến mạch bí đỏ là một món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, giúp cung cấp đầy đủ các vitamin, các khoáng chất cần thiết, tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguyên liệu cần có:

  • Bí đỏ
  • Yến mạch loại đã cán sẵn
  • Thịt băm
  • Tỏi
  • Hành tím
  • Các loại gia vị như đường, hạt nêm, muối…
  • Dụng cụ gồm có chảo, nồi, muỗng, tô…

Cách thực hiện cháo yến mạch bí đỏ cho bé ăn dặm:

  • Bước 1: Sơ chế, bóc vỏ và rửa sạch các nguyên liệu như hành, tỏi. Bí đỏ gọt kỹ vỏ và thái thành từng miếng mỏng.
  • Bước 2: Lấy thịt băm cho vào chảo xào săn lại, sau đó cho nước và bí đỏ đun đến khi bí chín nhừ. Tiếp theo tán nhuyễn bí đỏ để tránh gây hóc cho bé khi ăn. Sau khi cháo sôi, cho yến mạch vào đun cùng khoảng 10 phút là đổ ra tô, đợi cho nguội rồi cho bé ăn.

Chú ý: Để cháo yến mạch bí đỏ thêm độ thơm ngon, dinh dưỡng thì các mẹ có thể thay thế nước lọc bằng sữa tươi và cho vào cháo khoảng 2 – 3 thìa cà phê bột sắn dây.

Tác giả hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ được các tác dụng của yến mạch với sức khỏe con người và cách chế biến món ăn ngon từ loại hạt bổ dưỡng này. Đăng ký gói khám và xét nghiệm tổng quát chỉ 320,000 đồng hãy gọi ngay đến hotline 0325.780.327 để nhận mã ưu đãi nhé!