Yên Tử ở đâu? Hướng dẫn đường đi từ Hà Nội đến Yên Tử | Phuotvivu
Đến với tour du lịch Hà Nội, Quảng Ninh, bạn không chỉ đắm chìm với những danh lam thắng cảnh. Mà đến với hành trình tour Hà Nội Quảng Ninh, bạn sẽ có thể đặt chân đến đất Phật tổ với vô vàn ngôi chùa linh thiêng. Cùng với đó còn có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và những khung cảnh thiên nhiên đẹp đến choáng ngợp. Địa điểm mà Phượt đang nhắc đến đó chính là khu du lịch Yên Tử. Nếu như bạn đang dự định lên kế hoạch cho tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh của mình. Nhưng vẫn chưa biết đường đi Yên Tử khởi hành từ Hà Nội như thế nào? Dựa vào kinh nghiệm du lịch Yên Tử của Phượt Vi Vu. Hãy cùng theo chân mình tham khảo và tìm hiểu đường đi Yên Tử từ Hà Nội nhé!
Mục Lục
1. Giới thiệu đôi nét về Yên Tử
Trước khi tìm hiểu đường đi tour du lịch Yên Tử từ Hà Nội. Bạn cần phải nắm rõ Yên Tử là một địa điểm ở đâu và thuộc khu vực nào? Yên Tử là một ngọn núi rất cao, khoảng 1.120m so với mực nước biển. Nơi đây thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Không những là ngọn núi cao mà Yên Tử còn là ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang.
Yên Tử là nơi có hệ sinh thái đa dạng và cực kỳ phong phú. Cũng chính bởi vì sự đa dạng và phong phú đó. Mà Yên Tử đã trở thành một trong những địa điểm được nhiều khách du lịch lựa chọn cho chuyến đi của mình nhất. Hơn thế nữa, đối với những người theo đạo Phật, Yên Tử càng là địa điểm mà họ muốn tìm đến hầu hết mọi thời điểm trong năm. Đó là vì núi Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa mang di tích lịch sử lâu đời.
Tour du lịch Hà Nội, Quảng Ninh: Vẻ đẹp hút hồn của phía Đông Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
Khung cảnh mây trắng bao phủ quanh năm khiến cho Yên Tử trở nên mờ ảo tựa chốn thiên đường nơi hạ giới. Không những thế, núi Yên Tử còn có những danh lam thắng cảnh như Tây Yên Tử và Khu di tích lịch sử nhà Trần thời Đông Triều. Tất cả những danh lam thắng cảnh như các di tích lịch sử đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Thông tin chi tiết: Du lịch Yên Tử 1 ngày: kinh nghiệm, lịch trình & chi phí
2. Lý do vì sao bạn nên tìm đến Yên Tử
Có rất nhiều lý do để bạn có thể đến với Yên Tử. Một trong số những lí do đó phải kể đến Yên Tử là nơi khi Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngai vàng. Và khoác lên người mình chiếc áo cà sa tu hành. Từ đó, nhà vua đã thành lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Khi tu hành, nhà vua đã cho xây lên nhiều ngôi chùa nhỏ trên Yên Tử để tạo thành nơi tu tập, giảng đạo cũng như truyền kinh. Có một câu thơ đối mà bạn có thể nghe được khi đến Yên Tử, đó là:
“Trăm năm tích đức tu hành.
Chưa về Yên Tử, chưa đành lòng tu”.
Đây là một câu thơ vô cùng nổi tiếng khi nhắc đến nơi đất tổ Phật giáo Việt Nam này. Không chỉ thích hợp cho việc hành hương. Yên Tử còn là địa điểm du lịch lý tưởng với không khí trong lành, khung cảnh núi rừng đầy sức sống và những đám mây vắt ngang sườn đồi.
Ngoài câu chuyện về vua Trần Nhân Tông cùng khung cảnh lãng mạn của những áng mây bay. Những công trình kiến trúc cổ kính như chùa, am, tháp,… cũng là những điểm nổi bật mà bạn có thể chiêm ngưỡng. Hãy cùng thử thách bản thân và đứng trên đỉnh núi để ngắm nhìn toàn cảnh vùng núi Đông Bắc cùng những đảo nhỏ của Vịnh Hạ Long phía xa nhé. Nhưng trước đó, bạn cần phải biết đường đi Yên Tử từ Hà Nội đã, đúng không nào?
3. Thời điểm du lịch ở Yên Tử
Sau khi nắm rõ đường đi tour du lịch Yên Tử từ Hà Nội hãy xác định thời lý tưởng để khởi hành. Dựa vào kinh nghiệm đi tour du lịch Yên Tử – Quảng Ninh từ Hà Nội của Phượt, bạn có thể đến vùng núi này vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời điểm đẹp nhất ở Yên Tử là vào mùa xuân. Đây cũng được xem là mùa lễ hội ở Yên Tử.
Mùa xuân ở Yên Tử là vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch. Đây chính là lúc tour du lịch từ Hà Nội đến Yên Tử – Quảng Ninh đông đúc và náo nhiệt nhất. Lúc này bạn sẽ có thể tham gia vào rất nhiều lễ hội lớn và hành hương đến Yên Tử.
- Đại lễ Phật Đản
- Giỗ Đệ Tam Tổ huyền Quang
- Lễ Vu Lan
Các lễ hội ở Yên tử
- Ngày 23/1 Âm lịch: Giỗ Đệ Tam Tổ huyền Quang.
- Ngày 18/2 Âm lịch: Giỗ Thiền Sư Chân Nguyên.
- Ngày 3/3 Âm lịch: Giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa.
- Ngày 15/4 Âm lịch: Đại lễ Phật Đản.
- Ngày 15/7 Âm lịch: Lễ Vu Lan.
- Ngày 1/11 Âm lịch: Quốc Giỗ Đệ Nhất Hoàng Nhân Tông.
Ngoài những tháng dịp đầu năm thì bạn cũng có thể đến Yên Tử vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9. Bởi vì tiết trời ở Yên Tử lúc này vô cùng mát mẻ và dễ chịu. Còn nếu bạn muốn đi vào mùa đông thì hãy nhớ mang theo áo khoác dày để tránh bị lạnh nhé!
Có thể bạn quan tâm: Du lịch Yên Tử có gì hấp dẫn: top 12 trải nghiệm thú vị nhất
4. Hướng dẫn đường đi từ Hà Nội đến Yên Tử, Quảng Ninh
4.1. Hà Nội cách Yên Tử bao nhiêu km?
Để có thể thuận lợi đến được Yên Tử, bạn có thể bắt đầu từ khá nhiều nơi từ miền Nam cho đến miền Bắc. Nhưng địa điểm thuận lợi và xuất phát tuyệt vời nhất chính là từ Hà Nội. Đường đi Yên Tử từ Hà Nội khá dễ dàng và nhanh chóng để bạn có thể tìm đến nơi nhanh chóng. Đó là vì Yên Tử nằm cách Hà Nội khoảng 130km. Và với quãng đường này, bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện để khởi hành đi Yên Tử. Cụ thể như xe khách hoặc phương tiện cá nhân.
Bản đồ đường đi từ Hà Nội đến núi Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
4.2. Phương tiện thích hợp để đến Yên Tử từ Hà Nội
Theo kinh nghiệm du lịch yên Tử – Quảng Ninh của Phượt. Phương tiện thích hợp nhất để băng qua những cung đường để đi Yên Tử từ Hà Nội đó là:
Xe khách
Hầu như tất cả các tuyến xe đi từ Hà Nội đến Hạ Long đều qua Yên Tử. Bạn có thể đến bến xe Mỹ Đình. Sau đó bắt các xe như: Kumho Viet Thanh, Ka Long, Đức Phúc, Văn Minh,… Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử trong ngày, bạn nên bắt xe từ Hà Nội khoảng 4 giờ sáng. Như vậy bạn sẽ có thể đến Yên Tử khoảng 8 giờ sáng cùng ngày. Và tham quan trọn vẹn cho cả hành trình 1 ngày. Còn nếu bạn muốn đi du lịch Yên Tử dài ngày hơn thì bạn có thể tham khảo đi chuyến đêm và đến Yên Tử vào lúc sáng sớm hôm sau.
Tour du lịch Hà Nội, Quảng Ninh: Di chuyển thoải mái với xe khách giường nằm cao cấp. (Hình ảnh: Internet).
Khi lên xe từ Hà Nội, bạn đừng quên dặn bác tài xế cho xuống đường đi Yên Tử. Khi bạn lưu ý như vậy thì các bác tài sẽ cho bạn xuống chân đền Trình. Từ đây, bạn có thể bắt xe ôm hoặc sử dụng taxi để đến Yên Tử. Nếu bạn đi xe ôm thì sẽ rẻ hơn, chỉ khoảng 40.000 vnđ cho 1 lượt. Còn nếu bạn đi taxi sẽ đắt hơn, khoảng từ 80.000 vnđ đến 100.000 vnđ cho 1 lượt.
Xe máy, ô tô riêng
Nếu bạn muốn đi từ Hà Nội đến Yên Tử, bạn cần phải thuộc đường đi từ Hà Nội đến Uông Bí hoặc Hà Nội đến Hải Phòng.
- Nếu là người thích phượt, bạn có thể chọn xe máy làm phương tiện di chuyển
- Còn không thì bạn có thể sử di chuyển đến Yên Tử bằng xe ô tô riêng cũng là cách hay
- Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: bạn có thể đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Bắc Ninh. Sau đó, bạn tiếp tục di chuyển đến QL18. Cứ đi thẳng là bạn sẽ đến đền Trình. Ở đây bạn có thể đổ xăng và nghỉ ngơi rồi hãy đi tiếp đến Yên Tử.
- Di chuyển theo hướng Hà Nội – Hải Phòng: bạn khởi hành theo QL5 tới KM14 QL5 khoảng 94km và đến Quán Toan. Sau khi đến Quán Toan, bạn đi thẳng và rẽ tay trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất và rẽ tay trái tiếp ở đoạn ngã 4. Tổng đoạn đường này sẽ là 6km trước khi bạn tới chân cầu Kiều. Tiếp theo, bạn đi dọc theo QL10 đến đoạn rẽ tay trái, bạn đi thêm 2km là có thể đến đền Trình Yên Tử.
Lưu ý: Đừng quên ngừng nghỉ dọc đường để có đủ năng lượng. Và thể trạng tốt nhất trước khi bước vào hành trình chinh phục nhé!
4.3. Hướng dẫn cách lên núi Yên Tử
Cáp treo
Hiện tại, ở Yên Tử đã có hệ thống cáp treo tiên tiến có thể vượt quãng đường trên 1.2km lên tới độ cao 450m của chùa Hoa Yên. Dựa theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử, cáp treo sẽ là phương tiện phù hợp giúp bạn ngắm nhìn được cảnh núi rừng, những hàng cây tùng trăm năm tuổi cùng những rừng cây xanh tốt.
Tour du lịch Hà Nội – Quảng Ninh: Ga cáp treo ở núi Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
- Tuyến 1 (chùa Giải Oan – Hoa Yên): một chiều là 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.
- Tuyến 2 (chùa Một Mái – An Kỳ Sinh): một chiều là 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.
- Cả 2 tuyến: một chiều 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi là 280.000 vnđ/ vé.
Lưu ý: miễn phí vé trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ).
Đường bộ
Ngoài cáp treo thì bạn cũng có thể trải nghiệm cung đường bộ để đi lên Yên Tử. Đây là một loại trải nghiệm giúp bạn rèn luyện thể lực khi leo lên từng bậc thang và băng qua cung đường dài 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp. Hành trình sẽ đưa bạn len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ và băng qua những tán rừng trúc, rừng thông. Dù vậy, cung đường này đòi hỏi phải có đủ sức khỏe và cơ thể linh hoạt. Nếu bạn thực sự muốn thực hiện cung đường này thì hãy đảm bảo mang theo đủ nước lọc và đồ ăn nhẹ để khi mệt hay đói thì dừng lại tiếp thêm năng lượng nhé!
Đừng bỏ qua bài viết: Tổng hợp kinh nghiệm hành hương khám phá chùa Ba Vàng
5 Chi phí và giá vé dịch vụ ở Yên Tử
- Vé xe bus 16 chỗ từ đền Trình vào Yên Tử: 20.000 vnđ/ lượt.
- Vé xe điện tử từ bãi đổ xe vào chân núi: 10.000 vnđ/ lượt.
- Phòng ngủ riêng: từ 150.000 vnđ đến 500.000 vnđ/ phòng.
- Phòng ngủ tập thể: từ 100.000 vnđ đến 180.000 vnđ/ giường.
- Dịch vụ nhà hàng: từ 40.000 vnđ đến 80.000 vnđ/ suất ăn (có cả ăn chay và ăn thường).
6. Những địa điểm tham quan ở Yên Tử
Nếu bạn đã biết đường đi Yên Tử từ Hà Nội. Đây là lúc bạn nên tìm cho mình những địa điểm hấp dẫn ở khu du lịch này.
- Cây cầu bắt ngang suối Giải Oan
- Chùa Bảo Sái
- Chùa Giải Oan
Các địa điểm tham quan trong lịch trình du lịch Yên Tử
- Suối Giải Oan: có một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối với khoảng 10m cùng kiến trúc không quá cầu kỳ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.
- Chùa Trình/ đền Trình: nơi bạn sẽ đến đầu tiên trước khi lên Yên Tử.
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: là nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Đây giống như là một trường đại học và không phải là nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi lên núi.
- Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: là nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Vì quá yêu vua và muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được. Các bà đã đằm mình xuống suối tự vẫn.
- Tháp Huệ Quang: là nơi cất giữ một phần xá lợi của vua Trần Nhân Tông. Phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.
- Chùa Hoa Yên: là ngôi chùa trung tâm và lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
- Chùa Một Mái: là nơi thờ Phật Quán Thế Âm. Ở đây có khe nước uống rất mát.
- Chùa Bảo Sái: là nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.
- Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.
- An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: là một bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.
- Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất ở trên đỉnh núi Yên Tử.
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang du lịch Uông Bí – Quảng Ninh siêu chi tiết đầy đủ từ A-Z
7. Bạn cần chuẩn bị hành trang gì khi đến với Yên Tử?
- Quần áo: bạn nên chuẩn bị trang phục gọn nhẹ và thoáng mát. Nếu đi vào mùa đông thì nên mang theo áo khoác dày để giữ ấm. Nhưng vẫn phải nhẹ để dễ dàng mang vác khi leo núi. Tuyệt đối không ăn mặc phản cảm vì đây là chốn thờ tự linh thiêng.
- Giày dép: bạn nên mang giày leo núi, giày thể thao đế mềm để việc leo núi 6km ở Yên Tử dễ dàng hơn. Tránh mang những loại giày cao gót sẽ rất dễ đau chân.
- Balo: bạn nên mang theo một chiếc balo nhỏ để đem theo những đồ vật cần thiết bên trong. Bạn hãy hạn chế mang theo những đồ nặng sẽ làm bạn kiệt sức trước khi lên tới nơi.
- Tiền: bạn chỉ nên mang theo số tiền đủ dùng, tránh bị kẻ gian móc túi vào những ngày đông hoặc lễ hội.
- Gậy: là một trang bị cần thiết giúp bạn băng qua những cung đường ở Yên Tử. Bạn có thể mua gậy tre dưới chân núi và dùng để di chuyển để tránh mất sức. Đặc biệt khi sử dụng gậy tre xuống núi thì bạn sẽ không bị đau khớp gối.
8. Những lưu ý cần khi đi du lịch Yên Tử
- Nếu bạn xuất phát vào những ngày đông thì bạn cần mang theo áo đủ ấm. Còn đi vào mùa hè thì vẫn nên mang theo áo khoác nhẹ bởi vì đường lên núi thường có gió lạnh.
- Nếu đi đường bộ thì hãy nhớ mang theo lương khô cùng nước uống để tiếp thêm năng lượng khi cần.
- Khi bạn đi du lịch Yên Tử vào những ngày lễ hội thì hãy cẩn thận bảo quản tư trang và tài sản cá nhân vì nơi đây rất hay có tình trạng móc túi.
- Bạn cũng nên mua vé Cáp treo 2 chiều vào dịp lễ hội nếu có dự định đi cáp treo lượt về. Vì mùa Hội thì du lịch rất đông khách, bạn sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu.
- Không nên mua những loại cây cỏ bán trên núi. Vì những sản phẩm này không được kiểm chứng về nguồn gốc và bạn sẽ rất dễ gặp lừa đảo.
- Bạn nên đi leo núi trước rồi hãy xuống vãn cảnh chùa sau. Nếu bạn đi vãn cảnh chùa lúc lượt đi xuống thì sẽ thư thả và thoải mái hơn là lúc đi lên.
- Không vứt rác bừa bãi và lưu ý giữ vệ sinh chung. Dọc đường có rất nhiều thùng rác nên bạn có thể bỏ rác đúng nơi quy định. Hoặc, bạn cũng có thể nhét vào túi hay balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.
- Hãy lưu ý nghỉ giữa đoạn. Đừng cố gắng leo lên mà không ngừng nghỉ. Bạn nên dừng lại khi thấy mệt và khó thở. Bạn uống một ngụm nước, ăn thêm miếng bánh và hít thở sâu trước khi bước tiếp chặng đường là được.
- Nên cẩn thận đoạn lên chùa đồng. Đoạn đường cuối này thường không có bậc thang nên bạn hãy chú ý khi di chuyển vào những ngày mưa.
Kết luận
Hy vọng với bài viết hướng dẫn đường đi Yên Tử từ Hà Nội này sẽ giúp bạn có một chuyến hành trình tuyệt vời nhất. Đừng quên ghi chú lại những thông tin cần thiết và chuẩn bị đủ hành trang trước khi thực hiện chuyến du lịch nhé! Đừng bỏ qua hành trình tour chùa Ba Vàng cùng với Yên Tử vô cùng hấp dẫn tại Uông Bí nhé!
Xem thêm các tips hay: Kinh nghiệm du lịch tự túc khám phá toàn bộ Việt Nam
Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm:
Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất. Đặt tour du lịch tự túc trên khắp Việt Nam giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn