Y tế là gì? Cách phân loại các hoạt động y tế ở Việt Nam hiện nay
Trong những năm vừa qua công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã đạt được một số thành tựu nhất định. Hệ thống y tế từ trung ương tới cơ sở được củng cố phát triển và từng bước được nâng lên rõ rệt.
Mục Lục
1. Khái niệm về y tế và phân loại các hoạt động y tế chăm sóc cho sức khỏe nhân dân
1.1 Khái niệm y tế
Y tế theo nghĩa rộng có thể hiểu đó là lĩnh vực hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân từ hoạt động vệ sinh môi trường sống và làm việc ,dinh dưỡng ,phòng chống bệnh tật đến việc khám và điều trị bệnh .
Theo nghĩa hẹp, y tế là những hoạt động phòng chống và điều trị bệnh tật cho nhân dân.
Hoạt động phòng chống bệnh tật rất rộng, gồm công tác vệ sinh môi trường sống và làm việc liên quan đến gây bệnh (bệnh do nhiễm khuẩn, lây lan và bệnh nghề nghiệp), tiêm chúng, giáo dục y học cho cộng đồng, thể dục dưỡng sinh.
Hoạt động khám và điều trị bệnh cho nhân dân là hoạt động cơ bản nhất của ngành y tế.
Quản lý nhà nước về y tế là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước ,mang tính quyền lực nhà nước, chủ yếu là bằng pháp luật để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên lĩnh vực y tế ,nhằm thỏa mãn những nhu cầu hợp pháp của con người về chăm sóc,bảo vệ sức khỏe, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội về sức khỏe con người.
1.2 Phân loại các hoạt động y tế
Có nhiều cách phân loại các hoạt động y tế .Cụ thể
– Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ và cách thức khám chữa bệnh thì y tế được phân ra y học phương Tây và y học cố truyền dân tộc
– Căn cứ vào thành phần kinh tế tham gia hoạt động y tế thì chia ra y tế nhà nước và y tế ngoài nhà nước.
– Căn cứ vào dịch vụ cung cấp cho khám chữa bệnh thì hoạt động y tế được chia ra hoạt động khám và điều trị bệnh, hoạt động sản xuất và cung ứng dược phẩm.Trong lĩnh vực khoa học thì phân ra y khoa và dược khoa.
Ngoài ra trong hoạt động y tế của nước ta còn phân ra khu vực y tế chuyên sâu và khu vực y tế phổ cập. Khu vực y tế chuyên sâu là các bệnh viện Trung ương và các bệnh viện lớn, đầu ngành của một số thành phố lớn và một số tỉnh – nơi tập trung nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ y học hiện đại và giải quyết các nhiệm vụ mà khu vực y tế phổ cập không giai quyết được. Khu vực y tế phổ cập là hệ thống y tế từ tỉnh xuống huyện, xã. làng, bản – nơi trực tiếp khám chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương, chăm sóc sức khóe ban đầu cho nhân dân tại địa phương, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân gồm các bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư và hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh. kinh doanh được phẩm thuộc các thành phần kinh tế.
2. Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân
Trong khu vực y tế nhà nước, hệ thống y tế bao gồm:
Các viện, trung tâm nghiên cứu về y tế:
Các trường đại học, cao đăng và trung học chuyên nghiệp về y khoa, được khoa thuộc nhà nước;
Các bệnh viện trung ương, tỉnh, thành phố; – Các cơ sở sản xuất và phân phối được phẩm; – Các trung tâm y tế huyện (quận):
Các trạm y tế xã, phường:
Các cơ sơ y tế làng, bản, ấp.
Hệ thống khu cực y dược tư nhân bao gồm: Về y tế nhân:
Bệnh viện;
Nhà hộ sinh;
Phòng khâm đa khoa hoặc chuyên khoa:
Phòng răng, làm răng giả;
Phòng xét nghiệm, thăm dò chức năng;
Phòng chiếu X quang:
Cơ sở giải phẫu thâm mỹ;
Cơ sở dịch vụ điều dưỡng và phục hồi chức năng;
Cơ sở dịch vì ý tế tiêm chúng, thay băng;
Cơ sở dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Về dược tử nhân: – Nhà thuốc tư nhân: – Đại lý các doanh nghiệp được:
Doanh nghiệp tư nhân, công ty cố phần, công ty TNHH kinh doanh được phẩm;
Cơ sơ kinh doanh y học cổ truyền.
3. Vai trò của y tế đối với sự phát triền xã hội
Về vai trò của y tế, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người và của xã hội,do đó chính sách y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có vị trí hàng đầu trong hệ thống các chính sách kinh tế xã hội của đất nước.
Sức khỏe tốt được thể hiện ở thể lực cường trắng và không bệnh tật, cùng với trí lực và tâm lực (phẩm chất tâm lý xã hội) là yếu tố quyết định đến sự phát triển của mỗi cá nhân và tạo ra một xã hội ngày càng văn minh. Không có sức khỏe tốt sẽ không có điều kiện để phát triển trí lực và tâm lực. Trong dân gian chúng ta thương hay nói “có sức khỏe là có tất cả”. Tuy câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức khỏe thì không có gì cả.
Hoạt động y tế với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con người, do đó có vai trò to lớn đối với sự phát triển xã hội.
Với việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em tốt, y tế tạo ra nguồn lực cơ bản cho phát triển xã hội trong tương lai. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Hoạt động y tế góp phần quyết định cải tạo giống nòi thông qua việc giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em khuyết tật, bại liệt, thiếu cân…
Đối với nguồn nhân lực quốc gia thể lực của người lao động là một trong ba phẩm chất cơ bản của nguồn nhân lực (trí lực, thể lực và tâm lực). Sức khỏe tốt là một nhân tố cơ bản nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ, là một đài hỗ bắt buộc đối với nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động của ngành y tế chính là nhằm đáp ứng đòi hỏi đó.
Vì vai trò của sức khỏe đối với con người và xã hội to lớn như vậy nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đặc biệt đến sự phát triển sự nghiệp y tế và tăng cường đầu tư các nguồn lực cho sự nghiệp này. Tuy còn những vấn đề đặt ra cần tiếp tục khắc phục, dưới sự lãnh đạo của Đăng và quản lý của Nhà nước sự nghiệp y tế ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần to lớn vào những thành quả vĩ đại của nước ta trong công cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Cũng nhờ đó, tuổi thọ bình quân và thể lực của người Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, góp phần đưa chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta lên vị trí đáng khích lệ trên thế giới.
4. Quan điểm chăm sóc sức khỏe nhân đân của Đăng và Nhà nước ta
Sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy chúng ta phải phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe.
Dự phòng tích cực và chủ động, đấy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể là chính đi đôi với nâng cao hiệu qua điều trị trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân đân (theo quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh).
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc.
Để nghiệp chăm lo sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, của toàn thể nhân đân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt.
Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đa dạng hóa các hình thức tổ chức chăm sóc sức khỏe (Nhà nước, tập thể, nhân dân) trong đó y tế Nhà nước là chủ đạo, tận dụng những tiểm năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế.
5. Mục tiêu trong công tác quản lý của nhà nước về y tế
Mục tiêu tổng quát là giảm tỷ lệ mặc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, làm cho giống nòi ngày càng tốt.
Các mục tiêu cụ thể:
Từng bước khắc phục về cơ bản các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, thống chế và giảm dần tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh dịch khác. Hạ dần tỷ lệ mắc bệnh bướu cố, các bệnh lao, phong … khắc phục hậu quả chiến tranh trên lĩnh vực sức khỏe. Chủ động phòng chống các bệnh Sida, ung thư, cao huyết áp, tâm thần, bệnh nghề nghiệp chống các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy.
Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, quan tâm những người có công với nước. những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, hạ thấp tỷ lệ suy đỉnh dưỡng và các bệnh tật về dinh dưỡng ở trẻ em,
Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về sự nghiệp y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân
Cũng như các lĩnh vực xã hội khác, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quan lý sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người. vì con người và do con người. Quản lý nhà nước đổi với lĩnh vực này phải quần triệt các quan điểm của Đăng về phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như hướng vào thực hiện các mục tiêu của sự phát triển sự nghiệp đó. Nghị quyết Đại hội VIII chỉ rõ:
“Tiếp tục củng cố hệ thống y tế nhà nước. đặc biệt là y tế xã, huyện. Mở rộng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả các địch vụ chăm sóc sức khỏe. Đối mới và tăng cường công tác quan lý bệnh viện, kiện toàn hệ thống khám chữa bệnh đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân… Tăng đầu tư của Nhà nước kết hợp với tạo thêm nguồn kinh phí khác cho y tế như phát triển bảo hiểm, mở rộng hợp tác quốc tế. Khuyến khích và quan lý tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân của các tố chức và cá nhân” .
Như vậy, để xây dựng nền y tế Việt Nam công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng đa dạng với chất lượng ngày càng cao của nhân dân đòi hỏi phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc quản lý nhà nước về y tế bằng pháp luật, góp phần đưa các hoạt động y tế vào trật tự, kỷ cương, kỷ luật và phát triển ổn định. Bên cạnh việc đưa pháp luật về y tế vào cuộc sống, phải gắn thuyết phục, động viên, khuyến khích các chủ thể tham gia giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi số: 1900.6162. Trân trọng./.