Ý nghĩa sâu sắc đằng sau bức tranh Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ – WPG

Khi nhắc đến mỹ thuật đương thời Việt Nam. Đặc biệt là tranh sơn dầu thì bức tranh có lẽ để lại nhiều ấn tượng nhất có lẽ là bức tranh thiếu nữa bên hoa huệ của họa sĩ tài ba Tô Ngọc Vân. Bữa tranh này nổi tiếng đến mức nó như đại diện cho nền hội họa sơn dầu của Việt Nam trên trường quốc tế. Bức tranh còn đưa tên tuổi của họa sĩ Tô Ngọc Vân lên một tầm cao mới. Dù cho là bức tranh quý giá nhưng hiện nay bức tranh vẫn chưa được công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là một điều đáng tiếc cho làng hội họa Việt Nam. Bên cạnh đó bức tranh này cũng có quá trình lưu lạc khắp nơi. Qua nhiều người sỡ hữu và qua tận nước ngoài.

Dù như vậy nhưng giá trị của bức tranh vẫn luôn luôn tồn tại cho đến ngày nay. Dù cho bức họa Thiếu nữ bên hoa huệ gần đây đang nổi tiếng trên mạng xã hội với nhiều phiên bản làm lại. Nhưng đối với bức tranh gốc ít ai biết được bức tranh ấy được sáng tác bởi hoạ sĩ Tô Ngọc Vân tài ba cùng với nhiều điều thú vị đằng sau đó. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về bức họa nổi tiếng đó trong bài viết dưới đây nhé!

Tô Ngọc Vân là ai?

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1908 (một vài tài liệu ghi là 1906) tại tỉnh Hưng Yên. Nhưng ông lớn lên tại Hà Nội và mất ngày 17 tháng 06 năm 1954. Ông được mọi người biết đến là người có công đầu tiên trong việc sử dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông chúng ta không thể không nhắc đến bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ đây là một trong những bức tranh khá nổi tiếng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân và cũng được xem là đại diện tiêu biểu nhất cho nền mỹ thuật Việt Nam vào thời kỳ đầu thế kỷ 20, bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân được mọi người lưu truyền đến bây giờ.

Tô Ngọc VânTô Ngọc Vân

Bức tranh làm nên tên tuổi Tô Ngọc Vân

Đôi nét về bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ

Tranh thiếu nữ bên hoa huệ là một tác phẩm tranh sơn dầu do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943. Nội dung bức tranh mô tả chân dung một thiếu nữ. Mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Với hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh. Tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng. Người thiếu nữ bên tà áo dài thể hiện sự thuần khiết và trong trắng của người phụ nữ Việt Nam.

Nói đến người mẫu trong bức tranh đó chính là cô Sáu và là con gái của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Cô còn là người mẫu cho nhiều tác phẩm khác kinh điển khác. Trong đó có bức Thiếu Nữ Bên Hoa sen. Bên cạnh Tô Ngọc Vân, cô Sáu còn là người mẫu tranh cho nhiều họa sĩ nổi tiếng đương thời như Tần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lương Xuân Nhị.

Một bức tranh ý nghĩa ghi sâu vào lòng khán giả

Bên cạnh những giá trị nghệ thuật. Tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân còn thể hiện cho một thú chơi tao nhã của người dân Hà Nội. Thú chơi hoa loa kèn trắng, loài hoa nở rộ vào cuối tháng 3 và tháng 4 hàng năm. Với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từ “thiếu nữ và hoa” dường như đã đi vào tiêu chuẩn và phổ biến hơn. Ông vô cùng điêu luyện trong việc biết cách vận dụng những nét độc đáo theo từng chi tiết trong cụm từ “ thiếu nữ và hoa”. Chính vì vậy, ông đã được nổi danh với nhiều tác phẩm. Trong đó chính là bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân.

Bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ nổi tiếngBức tranh thiếu nữ bên hoa huệ nổi tiếng

Nhưng trong tranh thiếu nữ bên hoa huệ thì Tô Ngọc Vân đã tiếp nối các tiền bối làm cái đẹp đó trở nên phổ quát hơn nữa. Giai đoạn đầu, thiếu nữ và hoa đã từng xuất hiện ở tranh của họa sĩ danh tiếng Lê Phổ. Trong những khung cảnh đầy ảo mộng chan hòa với cỏ cây hoa lá. Lê Thị Lựu và Mai Trung Thứ cũng cùng một tiếng nói. Khi đặt nhân vật và những vật thể vào không gian trong tranh.

Chi tiết về thiếu nữ bên hoa huệ

Thường bắt gặp những cô gái lơ đãng. Những cặp mắt không đến một đích nào đôi khi man dại và mộng mị. Những đóa hoa trong một số bức tranh lược tả một cách lập lòe. Hoặc những khóm hoa lẫn vào trời đất đầy huyền hoặc. Thẩm mỹ này dẫn đến lỗi vẽ phân rã hình thể, đôi khi mất hình. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20. Đề tài quen thuộc này được thể hiện như là một sự nhất thể hóa của cái đẹp. Nghĩa là trong tranh phải có cái đẹp và quyến rũ người xem. Các nhân vật và đối tượng trong tranh không nhất thiết phải nói nên danh tính của mình.

Tô Ngọc Vân và những họa sĩ cùng trang lứa đã có những biểu hiện khác so với các bậc họa sĩ đàn anh. Cùng đề tài đó, nhưng cùng một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn. Cô gái Hà thành ngồi vén tóc bên những đoá hoa huệ thơm ngát. Màu chủ đạo trong tranh là màu trắng của áo dài và của những bông hoa huệ. Người phụ nữ được ông thể hiện với lòng trân trọng trước đối tượng. Không sa vào khoái cảm nhục thể, hay cũng không quá mơ hồ, ẻo lả, kiêu sa. Như người phụ nữ trong tranh của các họa sĩ đương thời.

Sự tài ba hội họa của Tô Ngọc VânSự tài ba hội họa của Tô Ngọc Vân

Sự tài ba của Tô Ngọc Vân được thể hiện

Bên cạnh đó, Tô Ngọc Vân đã học hỏi, tiếp nhận xuất sắc những phương pháp tạo hình. Và sử dụng chất liệu sơn dầu từ các vị thầy người Pháp. Ông đã tiếp thu thành công  trong việc hoàn thiện và phát triển kỹ thuật vẽ chất liệu sơn dầu. Màu sắc sơn dầu đã trong trẻo tươi sáng hơn. Có độ bóng đẹp, không thấm nước, bền vững và chịu được thử thách của thời gian. Với ưu thế của mình, sơn dầu được sử dụng rộng rãi. Được dùng hầu hết các hoạ sĩ sử dụng một cách phổ biến.

Tuy nhiên có thể nói, với hoạ sĩ Tô Ngọc Vân việc hoàn thiện kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn. Làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ tranh của ông. Việc đó giúp ông thực hiện được nhiều tác phẩm lớn, bất tử. Đặc biệt là bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ. bức tranh diễn đạt được vẻ đẹp nền nã, kín đáo, thanh lịch của người phụ nữ Hà thành thời tiền chiến – một vẻ đẹp đã mãi mãi chỉ còn trong tâm tưởng và hoài cảm.

Bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân sau này được bán cho nhà sưu tập tranh nổi tiếng Đức Minh. Tác phẩm tranh thiếu nữ bên hoa huệ được các con của ông Đức Minh đã bán cho một người sưu tầm tên là Hà Thúc Cần với giá 15.000 USD sau khi ông qua đời. Tuy nhiên, ông Cần đã bán tác phẩm nổi tiếng này ra nước ngoài.

Nguồn: mythuat.info