Ý nghĩa Cầu Vàm Cống đối với sự phát triển chung

Gần 2 năm đi vào hoạt động, Cầu Vàm Cống đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Song song đó cùng với Cầu Cần Thơ, Cầu Cao Lãnh tạo thành bộ ba hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại, mở ra nhiều cơ hội, thu hút đầu tư cho vùng đất “chín rồng”.

Thông tin chi tiết về Cầu Vàm Cống

Cầu Vàm Cống ở đâu?

Cầu Vàm Cống được khởi công vào ngày 10/9/2013 và chính thức thông xe vào ngày 19/5/2019. Tổng mức đầu tư dự án là 271 triệu USD bằng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Đây là cây cầu dây văng thứ 2 (sau Cầu Cần Thơ) bắc qua sông Hậu, nằm trên tuyến đường Mỹ An – Rạch Sỏi, nối quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Cầu nằm cách bến phà Vàm Cống khoảng 3km. 

Cầu Vàm Cống được xem là mảnh ghép cuối cùng trong 5 dự án thành phần (Cầu Cao Lãnh, tuyến nối Cao Lãnh- Vàm Cống, tuyến tránh TP. Long Xuyên, tuyến Mỹ An – Cao Lãnh) thuộc dự án kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long và cũng là hợp phần quan trọng của Dự án đường Cao tốc Bắc – Nam ở phía Tây.

Bối cảnh ra đời

Trước năm 2010, người dân hai bên bờ sông Hậu, du khách và doanh nghiệp, phải lệ thuộc vào phà Vàm Cống và mất khoảng 30-45 phút để di chuyển. Tuy nhiên bến phà này thường rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt vào nhịp lễ, tết. Nhận thấy nhu cầu cần thiết phải có một cây cầu để kết nối và thúc đẩy phát triển vùng, năm 2011 Bộ Giao thông vận tải đề xuất xây dựng cầu Vàm Cống và được Chính phủ phê duyệt. Cầu được khởi công xây dựng vào ngày 10/09/2013.

Cầu Vàm Cống dài nhiêu km? 

Theo thiết kế cầu có tổng chiều dài 2.97km, đường dẫn dài 5.88 km, phần cầu vượt sông dài 870m, cầu dẫn bê tông ứng lực dài 2km. Quy mô mặt cắt ngang 24.5m, trụ cầu cao 150m. Quy mô 6 làn xe (4 làn ô tô 2 làn xe máy) vận tốc thiết kế 80km/h.

Sau khoảng 100 năm hoạt động, phà Vàm Cống sẽ "hoàn thành sứ mệnh" khi cầu dây văng trị giá 5.700 tỷ đồng khánh thành sáng 19/5.
Sau khoảng 100 năm hoạt động, phà Vàm Cống sẽ “hoàn thành sứ mệnh” khi cầu dây văng trị giá 5.700 tỷ đồng khánh thành sáng 19/5.

Nối các tỉnh nào?

Cây cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, kết nối huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp với quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Đây là cây cầu dây văng thứ hai bắc qua sông Hậu sau cầu Cần Thơ, cách cầu Cần Thơ khoảng 48 km về phía thượng lưu và bến phà Vàm Cống khoảng 3 km về phía hạ lưu sông.

Ý nghĩa Cầu Vàm Cống đối với sự phát triển chung 

Khi Cầu Vàm Cống hoàn thành đã góp phần nối nhịp bờ vui, tạo điều kiện cho bà con sinh sống tại hai bên bờ sông Hậu đi lại thuận tiện và nhanh chóng. Không còn phải chịu cảnh ngăn sông cách chợ như trước đây. 

Song song đó, cây cầu này cũng là một nút thắt quan trọng, tạo thành một một hệ thống giao thông liên hoàn. Cùng với Cầu Cao Lãnh (bắc qua sông Tiền), tuyến N2 và tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi hình thành trục giao thông dọc với Quốc lộ 1A. Từ đó giúp giảm tải lưu lượng giao thông và rút ngắn khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ xuống còn 2 giờ lái xe thay vì 4-5 giờ như trước đây.

Cầu dài 2,97 km, được thiết kế dây văng, nhịp chính dài 450 m, tĩnh không thông thuyền 37,5 m
Cầu dài 2,97 km, được thiết kế dây văng, nhịp chính dài 450 m, tĩnh không thông thuyền 37,5 m

Từ ưu thế liên kết về hạ tầng giao thông, việc kết nối giữa các tỉnh miền Tây với các tỉnh thành của cả nước sẽ được rút ngắn. Nông sản, hàng hóa của người dân được vận chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ, đảm bảo được độ tươi ngon, giá thành cạnh tranh… 

Theo Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) cho biết, dự án cầu Vàm Cống và đường dẫn hai đầu cầu là dự án thành phần 3 thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Mê Kông. Công trình được đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam do CIPM là chủ đầu tư.

Dưới các trụ nhịp dẫn cầu Vàm Cống, phía bờ Cần Thơ, đã được trồng cỏ xanh tươi.
Dưới các trụ nhịp dẫn cầu Vàm Cống, phía bờ Cần Thơ, đã được trồng cỏ xanh tươi.

Theo Ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cũng bày tỏ sự vui mừng trước sự kiện cầu Vàm Cống được đưa vào sử dụng. Đây là sự kiện thực hiện hóa ước mơ ngàn đời của người dân đôi bờ sông Hậu; tạo động lực lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận định, giao thông vận tải là mạch máu của ngành kinh tế, giao thông phát triển đến đâu, kinh tế phát triển theo đến đó. Với vai trò và động lực này, ngành GTVT và các công trình giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Tháp cầu dây văng cầu cao 143,9 m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5 m bao gồm 4 làn ôtô và hai làn xe máy tách biệt
Tháp cầu dây văng cầu cao 143,9 m. Mặt cắt ngang cầu rộng 24,5 m bao gồm 4 làn ôtô và hai làn xe máy tách biệt

Ý nghĩa Cầu Vàm Cống với sự phát triển của Đồng Tháp, An Giang, TP. Cần Thơ

Cầu Vàm Cống đi vào hoạt động là một động thái tích cực đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, các tỉnh thành thụ hưởng công trình này nói riêng.

Đối với tỉnh Đồng Tháp đây sẽ tín hiệu đáng mừng, vì nơi đây không còn là nơi “khuất nẻo”. Cùng với cầu Cao Lãnh tạo thành một trục thông suốt, góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đánh thức tiềm năng ẩn sâu bên trong của vùng đất này. Đồng thời, đây cũng là tiền đề để khai thác các thế mạnh của vùng Đồng Tháp Mười trong đó điểm nhấn là du lịch sinh thái, mở ra triển vọng mới trong việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Với tỉnh An Giang đây sẽ là động lực đón đầu làn sóng đầu tư lớn trong và ngoài nước. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi để nông sản của tỉnh tỏa đi khắp các tỉnh thành, với chi phí vận chuyển thấp và giá thành cạnh tranh. Góp phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực nông nghiệp – du lịch mà tỉnh đã đặt ra.

+ Với TP. Cần Thơ, cầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đánh thức  tiềm năng du lịch, thu hút khách tham quan, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh. 

Đặc biệt khi Khu công nghiệp Thốt Nốt và khi tiểu công nghiệp Vĩnh Thạnh hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện phát triển công nghiệp của địa phương, mở ra nhiều cơ hội đầu tư, thu hút người lao động đến sinh sống và làm việc,  làm cho thị trường bất động sản tại đây “cất cánh”, gia tăng tiềm năng.

Nhìn chung, với việc chú trọng đầu tư hệ thống giao thông đồng bộ và hiện đại. Tin chắc rằng, trong tương lai tiềm năng của khu vực Tây Nam Bộ sẽ được đánh thức và khai thác một cách triệt để, góp phần vào sự phát triển chung của khu vực. 

Trên đây là thông tin về Cầu Vàm Cống, hy vọng bài viết này giúp bạn đọc nắm rõ hơn về vị trí, quá trình xây dựng và ý nghĩa của cây cầu này.