Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT CẦN THIẾT CHO DOANH NGHIỆP

Thế nào là ý thức tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp?

Kỷ luật trong doanh nghiệp là gì?

Ý thức kỷ luật trong doanh nghiệp là gì?

Một tổ chức, doanh nghiệp tốt là kết quả của một tập thể có văn hóa kỷ luật cao và luôn duy trì sự cam kết đối với các mục tiêu chung của tổ chức. Ý thức tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp là các thành viên trong doanh nghiệp có hành vi trật tự trong việc tuân thủ các quy tắc và quy định của tổ chức nhằm bám chắc kế hoạch, chiến lược chung của công ty.

Khi nhắc đến ý thức kỷ luật thì nhiều người lại nghĩ rằng đó là những quy tắc cứng nhắc và tổ chức buộc họ phải tuân thủ nếu vi phạm sẽ chịu hình thức kỷ luật rất nặng. Đây là tư duy đã cũ không còn chính xác vì như vậy sẽ làm nhân sự không có động lực làm việc, tạo áp lực và mất sự trung thành. Tư duy hiện đại là đào tạo những cá nhân có ý thức kỷ luật tự giác, có trách nhiệm với bản thân và với tổ chức.

Quy trình tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp

Quy trình tạo dựng kỷ luật trong doanh nghiệp

Quy trình tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu tổ chức kỷ luật của công ty

Mục tiêu của công ty là gì? Việc xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật sẽ mang lại cho công ty những lợi ích như thế nào?…Từ một số câu hỏi đó, bạn có thể xác định rõ phương hướng, quy định rõ ràng hơn cho công ty và giải quyết được vấn đề của công ty.

Bước 2: Thiết lập các quy tắc cho nhà quản lý

Lập thêm một danh sách quy tắc và quy trình làm việc cho nhà quản lý, có một biểu mẫu văn bản chung dành cho nhà quản lý khi xử lý nhân viên vi phạm kỷ luật và một tiêu chuẩn đánh giá chung cho cấp quản lý. Có một hệ thống phần mềm xem xét lại lịch sử xử phạt nhân viên giữa nhà quản lý và cấp trên. Luôn có hệ thống đánh giá cho nhà quản lý và những đãi ngộ để họ cải thiện chất lượng nhân viên, nâng cao tinh thần làm việc.

Bước 3: Thiết lập các quy tắc cho nhân viên

Lập một danh sách quy tắc cho công ty bao gồm: Hợp đồng, trang phục, hành vi, năng suất, giờ giấc hoạt động,… một cách chi tiết, rõ rằng bằng văn bản. Sau khi có được văn bản đầy đủ các quy tắc, hãy phổ biến đến các nhân viên. Các quy tắc sẽ luôn được xem xét và cập nhật, chỉnh sửa định kì nếu có sai sót hay không hợp lý.

Bước 4: Quyết định hình thức kỷ luật

Trong các văn bản quy tắc được phổ biến đến toàn thể nhân viên, sẽ đề ra hình thức kỷ luật và mức độ cho từng vi phạm. Đối với một số trường hợp sẽ có kì họp định kỳ và sẽ có những quyết định kỷ luật riêng.

Bước 5: Lưu trữ tài liệu kỷ luật nhân viên

Có hệ thống lưu trữ hồ sơ nhân viên và văn bản báo cáo, lịch sử vi phạm để sự kỷ luật được diễn ra minh bạch, rõ ràng và công bằng giữa mọi người. Việc lưu trữ hồ sơ cũng dễ dàng giúp các cấp quản lý theo dõi, xem xét một cách chính xách hơn.

Các hình thức kỷ luật trong doanh nghiệp

Các hình thức kỷ luật

Các hình thức kỷ luật trong doanh nghiệp

Có hai hình thức về kỷ luật: kỷ luật tích cực và kỷ luật tiêu cực

Hình thức kỷ luật tích cực có nghĩa là mỗi cá nhân tự ý thức và trách nhiệm tuân thủ theo quy định của tổ chức đề ra một cách tự nguyện. Điều này có thể đạt được khi kết hợp được động lực tích cực cùng sự lãnh đạo phù hợp của quản lý. Các kỷ luật này bao gồm: khiển trách bằng miệng, văn bản, đình chỉ

Hình thức kỷ luật tiêu cực được gọi là kỷ luật có hình phạt. Những hình phạt được áp dụng nhằm buộc mỗi cá nhân phải tuân theo các quy định được đề ra của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc này là bảo đảm nhân viên sẽ không vi phạm hoặc tái phạm các quy định tổ chức. Các kỷ luật này bao gồm: cắt giảm lương, giáng chức, sa thải,…

Lợi ích của việc có ý thức tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp

Kỷ luật là sự cần thiết cho việc vận hành trơn tru của một tổ chức. Không có một quy tắc kỷ luật, doanh nghiệp không khó có thể tồn tại và phát triển. Lợi ích của việc có ý thức tổ chức kỷ luật trong doanh nghiệp sẽ mang lại:

Tăng hiệu quả công việc và năng suất làm việc của nhân viên

Tạo ra một môi trường tôn trọng con người, công bằng

Phát triển, rèn luyện nhân viên tinh thần tự giác, kỷ luật bản thân

Đảm bảo đội ngũ nhân viên làm việc nhóm hiệu quả và gắn kết

Có được sự thống nhất, bám sát mục tiêu của tổ chức

Đưa ra những hướng giải quyết để nhân viên có thể quyết định hành vi của mỗi cá nhân hoặc trách nhiệm trong các công việc của tổ chức.

Viecoi.vn: Tìm việc làm – Đăng tin tuyển dụng miễn phí

Đăng ký tài khoản tuyển dụng nhanh tại đây