Xuất nhập khẩu Là Gì? Tấn Tần Tật Về Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là gì? Là một quốc gia bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đang không ngừng đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là gì? Bạn biết gì về lĩnh vực xuất nhập khẩu? Là một trong những quốc gia đang bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam đang không ngừng đẩy nhanh hoạt động xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế. Tính đến năm 2021, xuất nhập khẩu chính là một trong những mũi nhọn hàng đầu, đưa nền kinh tế quốc dân đạt đến những cột mốc tăng trưởng mới.
Đây cũng là ngành nghề được không ít bạn trẻ quan tâm hiện nay. Vậy xuất nhập khẩu là gì? Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu như thế nào? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn bức tranh toàn cảnh về vấn đề này.
1. Xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.
Bạn có thể tham khảo khái niệm xuất nhập khẩu đã được nêu rõ trong Luật Thương mại như sau:
Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của Thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.
2. Các khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu
Là một lĩnh vực cực kỳ rộng lớn, các bên tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quốc tế trong mua bán hàng hoá. Chính vì thế, xuất nhập khẩu là ngành nghề có tính đặc thù cao và rất nhiều khái niệm chuyên ngành.
Ngoài khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ chuyên ngành sau:
- Incoterms:
Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
- Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
-
UCP:
UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
Ngoài ra còn vô số thuật ngữ và khái niệm khác mà bạn cần nắm rõ để có thể làm việc trong mảng xuất nhập khẩu. Tuỳ vào vị trí công việc của bạn thì sẽ có những khái niệm riêng.
3. Công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu
Nhân viên xuất nhập khẩu chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau. Họ sẽ đảm đương quy trình để các lô hàng có thể lưu thông nhanh chóng, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu. Ngành xuất nhập khẩu bao gồm các vị trí công việc cơ bản như:
-
Nhân viên mua hàng.
-
Nhân viên chứng từ.
-
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
-
Nhân viên hiện trường.
-
Nhân viên phòng thanh toán quốc tế tại ngân hàng.
-
….
Công việc của nhân viên xuất nhập khẩu là:
-
Làm việc trực tiếp với khách hàng, đó là những giao dịch, đám phán, ký kết hợp đồng sau khi đạt được thoả thuận chung giữa các bên.
-
Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ doanh nghiệp. Hoàn tất thủ tục cùng những chứng từ liên quan đến lô hàng để dễ dàng thông quan.
-
Lựa chọn và cân nhắc các hình thức vận chuyển phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng.
-
Nhận thanh toán tiền cho lô hàng bằng các phương thức khác nhau.
-
Hoàn thành quá trình thông quan, sắp xếp vấn đề kho bãi để bảo quản hàng hoá.
-
Quản lý các đơn hàng, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường của công ty,…
Nhìn chung, tuỳ vào từng bộ phận, nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đảm đương những trách nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc của mình, bạn vẫn sẽ phải hiểu cơ bản toàn bộ chu trình của ngành này.
4. Các kiến thức về ngành xuất nhập khẩu cần biết
-
Giao nhận vận tải
Giao nhận vận tải trong xuất nhập khẩu được chia thành 2 mảng chính đó là vận tải nội địa và giao nhận vận tải quốc tế. Với giao nhận nội địa, bạn cần nắm rõ mục đích, các vận hành và những loại phương tiện, hình thức vận chuyển phù hợp nhất. Cần nắm rõ các tuyến đường giao thông, cảng biển và cảng sông nội địa.
Còn với giao nhận quốc tế, nhân viên cần nắm rõ các hình thức vận tải cùng phí đi kèm. Nắm rõ danh sách các cảng biển và sân bay quốc tế tại hai quốc gia giao và nhận. Bên cạnh đó, chứng từ quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng cần được chú ý.
-
Thanh toán quốc tế
Đối với ngành xuất nhập khẩu thì thanh toán quốc tế là một trong những kiến thức nền tảng nhất. Nhân viên xuất nhập khẩu cần nắm rõ các phương thức và công cụ để thanh toán quốc tế cho các lô hàng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời, cần nắm chắc các rủi ro đi kèm lợi ích đối với mỗi phương thức thanh toán.
-
Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan sẽ bao gồm các chính sách hải quan, các thông tư và chính sách liên quan đến việc xuất nhập khẩu đối với 1 lô hàng. Bạn cần có hiểu biết chuyên môn về quy trình làm việc của hải quan để có thể thông quan trót lọt các lô hàng khi qua xửa khẩu.
-
Chứng từ xuất nhập khẩu
Đối với các lô hàng quốc tế, chứng từ đi kèm là yếu tố không thể thiếu. Đây là bằng chứng pháp luật đi kèm các lô hàng, giúp các bên rõ ràng trong việc mua bán.
Trên đây là những điểm cơ bản nhất của lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!
SĐT: 0981 636 575 / 0908 702 303
Website: Truongphatlogistics.com