Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu như thế nào?
Kích thước của biển quảng cáo có chiều dài 4,2m và cao 2m thì có vi phạm không?
Chào Luật sư, Công ty tôi là công ty mới mở chuyên về dịch vụ in quảng cáo. Công ty tôi có thuê một phần đất trống của nhà dân bên cạnh để làm một biển hiệu công ty khá to. Biển đặt ở đó được một tuần thì bên trật tự phường tới đòi phạt công ty tôi và bắt tháo dỡ vì nói công ty tôi dựng biển như vậy là vi phạm quy định của pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục Lục
Căn cứ pháp lý
Luật quảng cáo năm 2012
Quy định treo biển hiệu ngang có chiều cao tối đa 2m
Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành:
– Biển hiệu phải có các nội dung sau: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Địa chỉ, điện thoại.
– Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật Quảng cáo 2012, như: Trên cùng một biển quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt…
– Kích thước biển hiệu được quy định như sau: Đối với biển hiệu ngang: Chiều cao tối đa là 2m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; Đối với biển hiệu dọc: Chiều ngang tối đa là 1m, chiều cao tối đa là 4m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
– Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Quảng cáo năm 2012, với trường hợp xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu
Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu
Căn cứ vào Điều 34 Luật quảng cáo năm 2012 quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:
a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện thoại.
2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, khi công ty bạn đặt biển hiệu công ty thì phải đảm bảo các nội dung quy định trên cũng như đảm bảo việc đặt biển không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
Vì thông tin bạn cung cấp chưa cụ thể về kích thước, địa điểm cũng như các thông tin chi tiết khác về việc đặt biển của công ty bạn nên chúng tôi không thể xác định lỗi vi phạm cũng như mức phạt vi phạm được. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 60 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định này;
c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
c) Quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng, băng-rôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều này.
Kích thước của biển quảng cáo có chiều dài 4,2m và cao 2m thì có vi phạm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012 quy định về kích thước biển hiệu được quy định như sau:
– Biển hiệu phải có các nội dung sau:
+ Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
+ Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Địa chỉ, điện thoại.
– Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.
– Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
+ Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
+ Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
– Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
– Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Xử phạt vi phạm hành chính về biển hiệu hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Hoặc qua các kênh sau:
Câu hỏi thường gặp
Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự là như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự như sau:
Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại địa điểm cố định phải tuân thủ quy định sau:
Quảng cáo không được vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật về môi trường;
Không được quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
Không được quảng cáo trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
Không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị xã.
Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo ra sao?
Căn cứ Điều 31 Luật Quảng cáo 2012 quy định về cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo như sau?
Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.
Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:
Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;
Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5/5 – (1 bình chọn)