Xử phạt vi phạm của người nước ngoài về giấy phép lao động

6. Tóm tắt phấn tư vấn về việc xử phạt vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam về giấy phép lao động

5. Xử phạt Người sử dụng lao động vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

4. Xử phạt vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam về giấy phép lao động

3. Căn cứ xử phạt vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam về giấy phép lao động

2. Các trường hợp người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm của người nước ngoài về giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam:

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc các tổ chức trong nước sử dụng lao động nước ngoài ngày càng phổ biến. Theo đó, các chủ thể phải hiểu rõ quy định pháp luật liên quan đến nhóm đối tượng này. Trong bài viết dưới đây, Luật Thái An sẽ tư vấn về xử phạt vi phạm của người nước ngoài về giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam.

1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm của người nước ngoài về giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề xử phạt vi phạm của người nước ngoài về giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam là các văn bản pháp lý sau đây:

  • Bộ luật lao động 10/2012/QH13;;
  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Các trường hợp người nước ngoài không phải xin giấy phép lao động

Pháp luật quy định một số trường hợp người nước ngoài làm việc ở Việt Nam mà không phải xin cấp giấy phép lao động. Để biết bạn có thuộc các trường hợp đó hay không, vui lòng đọc bài viết Các trường hợp người nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động.

Ngoài các trường hợp đó ra thì người nước ngoài đều phải thực hiện việc xin cấp giấy lao động.

3. Căn cứ xử phạt vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam về giấy phép lao động

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc trường hợp không phải xin giấy phép lao động. Do vậy khi không tuân thủ theo quy định về xin giấy phép lao động, người lao động nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính.

Căn cứ theo mục 14 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi Điều 22, Nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về người nước ngoài không có giấy phép lao động như sau:

“Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động hoặc báo cáo nhưng chưa đảm bảo những nội dung, thời hạn theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm của người nước ngoài về giấy phép lao động khi làm việc tại Việt Nam

3. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.”

Người lao động nước ngoài có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam khi làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.

5. Xử phạt Người sử dụng lao động vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Đối với người sử dụng lao động trong trường hợp có vi phạm khi sử dụng người lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động hoặc giấy phép đã hết hạn sẽ bị xử phạt hành chính.

Mức phạt tùy thuộc vào số lượng người lao động nước ngoài mà doanh nghiệp sử dụng nhưng không xin giấy phép. Mức phạt cụ thể như sau:

  • Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
  • Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
  • Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.

Trước khi sử dụng người nước ngoài làm việc trong doanh nghiệp, công ty phải thông báo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài cho Sở Lao động. Nếu không sẽ bị phạt tiền từ 1,000,000 VND – 2,000,000 VND.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể bị đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép.

Như vậy, trước khi sử dụng người lao động là người nước ngoài, các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật liên quan đến việc kê khai, báo cáo tình hình sử dụng lao động là người nước ngoài. Đồng thời cần chú trọng việc xin cấp phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Tóm tắt phấn tư vấn về việc xử phạt vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam về giấy phép lao động

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc trường hợp không phải xin giấy phép lao động.

Do vậy khi không tuân thủ theo quy định về xin giấy phép lao động, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính.

Trên đây là phần tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam liên quan đến giấy phép lao động.

Để được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn pháp luật lao động của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

7. Dịch vụ xin giấy phép lao động

Nếu bạn muốn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài mà không mất nhiều thời gian mầy mò, chạy đi chạy lại, làm đi làm lại hồ sơ thì hãy sử dụng dịch vụ trọn gói, hiệu quả và chuyên nghiệp của Luật Thái An.

Để có thêm thông tin, hãy tham khảo bài viết Dịch vụ xin cấp giấy phép lao đông.

 

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ!