Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác ?

Luật Minh Khuê tư vấn pháp luật hình sự

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 1999sửa đổi bổ sung 2009

Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường

Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Nội dung tư vấn:

Sự việc của em là vào ngày 8/3/2016 em đang đi cùng bạn gái trên xe máy,thì có một người lạ mặt cập xe kêu em dừng lại với thái độ hung hăng, thấy vậy em chạy xe vào một quán cà phê ven đường nhờ giúp đỡ, nhưng khi em và bạn gái vào quán rồi mà người đó vẫn lấy hung khí trong cốp xe ra đuổi theo,nhưng được những người trong quán giúp đỡ nên em va bạn gái không sao người đó quay sang đập xe em hư hỏng nhẹ. Em cũng có nhờ công an phường giải quyết nhưng họ nói, sự việc của em không ảnh hưởng đến sức khỏe,thiệt hại ít,mà người đó là người lạ từ nơi khác đến không phải người địa phương, nên không thể lập án để mở rộng điều tra! Vậy giờ luật sư cho em hỏi em phải khiếu nại đến cơ quan nào về bức súc của em? Nếu điều tra được thì người đó phạm tội gi? Sẽ bị sử phạt như thế nào? Em mong sớm được luật sư tư vấn em xin cảm ơn!

Hành vi huỷ hoại tài sản 

Hành vi của người lạ mặt là hủy hoại tài sản theo quy định BLHS như sau:

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nếu xe máy của bạn hư hỏng giá trị 2 triệu trở lên, bạn có quyền báo thông tin về tội phạm đến cơ quan công an, nếu đủ căn cứ, cơ quan này có trách nhiệm thụ lý đơn để điều tra. Nếu từ chối điều tra thì phải trả lời bằng văn bản, không chấp nhận trả lời dưới hình thức lời nói. Nếu cơ quan công an cấp xã vẫn cố tình không thụ lý cũng không trả lời bằng văn bản thì bạn có quyền tố cáo hành vi này của công an viên đó đến cơ quan công an cấp huyện.

Trường hợp yêu cầu xử phạt hành chính

Nếu hư hỏng chưa đến mức 2 triệu thì bạn vẫn có quyền yêu cầu xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại do người đó gây ra.

Cho tôi hỏi:nhà tôi có một miếng đất trồng hoa màu trong đó tôi có trồng cỏ để chăn nuôi trâu. Thi co ông Nguyễn Đ. làm đám đất bên đã mang thuốc cỏ già phun len đám cỏ của tôi làm hư hại cỏ. khi cắt về cho trâu ăn nên phát hiện kịp thời nên ko cho trâu ăn. Nếu ko thì dàn trâu của tôi bị chết. Mà ông là một người đảng viên, một trưởng thôn. Cho tôi hỏi sự việc trên thì ông Được đó phạm tội j và tội đó bị xử lý như thế nào? Đã được gửi từ Thư OPPO

Hành vi của ông Đ đã vi phạm quy định về bảo vệ môi trường và gây thiệt hại cho gia đình bạn, ông Đ sẽ bị xử phạt theo quy định Nghị định 179/2013/NĐ-CP:

Điều 19. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả, thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, ông Đ còn phải bồi thường và khắc phục thiệt hại cho mảnh đất nhà bạn.

ông N làm nghề sửa chwuax và bán phụ tùng xa hon da. trưa 20/11/2006, B đến tiệm ô N hỏi mua 1 số phụ tùng xe máy trị giá 4,8tr. B bảo ô N cho toàn bộ phụ tùng vào thùng và yêu cầu dán kín lại, sau đó B gửi lại đó và ra chợ mua 1 số đồ rồi sẽ quay lại lấy hàng và trả tiền. Lát sau B quay lại và chở theo 1 chiếc thùng giống y chiếc mà ông N đã dùng đựng phụ tùng xe lúc trước. Khi ông N vào nghe điện thoại thì B đã đánh tráo chiếc thùng (B đã sắp đặt S-cháu ông N gọi điện cho ông). Khi quay ra B viện lý do k đủ tiền nên hẹn về nhà lấy và 1h sau quay lại. Sau 3h không thấy B quay lại ông N sinh nghi mở thùng thì bên trong chỉ muối với rác. B đã phạm tội gì??

B có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định BLHS như sau:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưnggây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đếnhai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Cho em hỏi là người có hành vi thỏa mãn cấu thành tội cố ý lây truyền hiv cho người thanhf hoặc tội cố ý truyền hiv cho người khác thì nếu như người bị hại là người đã bị nhiễm hiv từ trước thì người có hành vi phạm tội có bị xử vào tội này ko ạ. Em xin cảm ơn ạ!

CTTP cơ bản của 2 tội này như sau:

Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác

1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Điều 118. Tội cố ý truyền HIV cho người khác

1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Như vậy chỉ cần cố ý truyền bệnh HIV cho người khác là đã cấu thành tội phạm, không liên quan đến việc người bị hại có bị nhiễm HIV hay không hay việc người bị hại đã nhiễm bị HIV rồi.Từ thời điểm người phạm tội cố ý lây truyền bệnh cho người khác là tội phạm đã hoàn thành.

bố em là con trai thứ 2 của ông nội em.năm 1991 ông e có cho bố mẹ em 1 mảnh đất cùng ao liền kề để ra ở riêng.gia đình e đã nộp các loại thuế đối với mảnh đất đó từ năm 1991 đến nay.năm 2005,bố em không may qua đời.từ đó em và mẹ vẫn sinh sống trên mảnh đất đó.hiện nay,ông bà em sang tranh chấp.đòi lấy 1 phần đât.gia đình em không đồng ý.ông bà đã có hành vi đập phá tường bao nhà em. em muốn hỏi. e có thể xử lí tình huống này như thế nào

Hành vi của ông bà đã hủy hoại tài sản theo quy định BLHS như sau:

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nếu bờ tường nhà bạn hư hỏng giá trị 2 triệu trở lên thì ông bà bạn phạm tội trên còn Nếu hư hỏng chưa đến mức 2 triệu thì ông bà bạn sẽ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu bồi thường đối với thiệt hại do ông bà gây ra.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật hình sự – Công ty Luật Minh Khuê