Xử lý hôn nhân trái pháp luật do kết hôn giả tạo

Kết hôn là quyền thiêng liêng và cao cả của mỗi người, dưới góc độ pháp lý kết hôn được hiểu là việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng được Nhà nước thừa nhận. Do vậy, để được Nhà nước thừa nhận, hai bên nam nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn.

Kính chào Luật sư công ty Luật Thái An, vùng quê tôi ở mấy năm trở lại đây hay có trường hợp kết hôn giả với người nước ngoài để đi xuất khẩu lao động. Tôi muốn hỏi trường hợp kết hôn như vậy có được pháp luật công nhận hay không, nếu không thì bị xử lý như thế nào. Cảm ơn Luật sư.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Thái An. Đối với vụ việc của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân gia đình 2014
  • Nghị định 110/2013/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

2.1 Điều kiện kết hôn chung theo pháp luật hiện hành

Điều kiện kết hôn được quy định tại  Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do cá nhân tự nguyện quyết định;

– Đương sự không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Trong đó những trường hợp bị cấm kết hôn cụ thể như:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc ngược lại.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Như vậy, pháp luật chỉ công nhận quyền kết hôn của nam, nữ khi thỏa mãn các điều kiện trên. Nếu vi phạm một trong các điều cấm của pháp luật thì cuộc hôn nhân đó sẽ là kết hôn trái pháp luật.

Kết hôn là quyền thiêng liêng và cao cả của mỗi người, dưới góc độ pháp lý kết hôn được hiểu là việc nam, nữ lấy nhau thành vợ chồng được Nhà nước thừa nhận. Do vậy, để được Nhà nước thừa nhận, hai bên nam nữ khi xác lập quan hệ vợ chồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kết hôn.

Kết hôn trái pháp luật là việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm về điều kiện kết hôn.

Trong đó  Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, hưởng những chế độ ưu đãi của Nhà nước mà không để xây dựng gia đình.

Kết hôn giả tạo nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục và cặp vợ chồng vẫn được cấp hôn thú tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.

 Do đó trường hợp người kết hôn giả tạo được xác định là kết hôn trái pháp luật.

  • Để chứng minh có kết hôn giả tạo bạn có thể chuẩn bị các chứng cứ như:
  • Hợp đồng giao kết về nội dung kết hôn giả tạo giữa các bên
  • Tin nhắn nói chuyện của các bên về nội dung kết hôn giả tạo
  • Ngoài ra người kết hôn giả tạo có thể gọi lại cho phía bên kết hôn giả tạo còn lại, gợi lại câu chuyện để xác minh kết hôn giả tạo là có căn cứ, là có thật trên thực tế.
  • Nhân chứng biết về bản chất kết hôn giả tạo của cặp vợ chồng này.

3. Xử lý hôn nhân trái pháp luật do kết hôn giả tạo

Căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật là vi phạm một trong các quy định về điều kiện kết hôn theo pháp luật. Trong đó việc kết hôn giả tạo là một trong những căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật. Muốn hủy việc kết hôn trái pháp luật này phải tiến hành thủ tục yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Ngoài ra, kết hôn giả tạo là hành vi bị pháp luật cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và khi có căn cứ vi phạm người kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Khoản 4 Điều 28 Nghị định 110/2013/NĐ-CP  mức phạt  tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài ra tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm còn bị thu hồi và bị Tòa án có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã cấp.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi đối với vấn đề xử lý hôn nhân trái pháp luật do kết hôn giả tạo. Nếu có bất kì vấn đề pháp lí nào còn vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật kịp thời.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN

 Đối tác pháp lý tin cậy