Xử lý chất thải rắn

Xử lý chất thải rắn đang là một vấn đề nhức nhối và phổ biến ở cả khu vực thành thị và nông thôn ở những nước phát triển cũng như đang phát triển. Các giải pháp đưa ra phải bền vững về tài chính, khả thi về mặt kỹ thuật, về mặt xã hội, pháp lý và thân thiện với môi trường. Để rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm chất thải rắn

Ngày nay, dân số quá đông cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và lối sống đã dẫn đến sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn. Mặt khác, con người luôn tạo ra chất thải và thải bỏ nó theo một cách không có ý thức, gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, sự gia tăng chất thải từ các nhà máy công nghiệp và các hoạt động của con người tạo ra cần được quản lý và xử lý kịp thời. Hiện nay có rất nhiều loại chất thải trong môi trường, ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về chất thải rắn. Vậy chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.

Quản lý chất thải rắn làm giảm hoặc loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Một số quy trình liên quan đến việc quản lý hiệu quả chất thải cho một đô thị. Chúng bao gồm giám sát, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế và thải bỏ. Lượng chất thải tạo ra thay đổi chủ yếu do lối sống khác nhau, tỷ lệ thuận với tình trạng kinh tế xã hội của dân cư đô thị.

Các loại chất thải rắn

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải rắn, cụ thể như sau:

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

  • Chất thải rắn sinh hoạt: thực phẩm thừa, thức uống, chai, lọ, rác sinh hoạt…

  • Chất thải rắn đô thị: chất thải từ hộ gia đình, trường học, chợ, các cơ quan, doanh nghiệp…

  • Chất thải rắn y tế: kim tiêm, bao tay, dụng cụ khám chữa bệnh bị hư hỏng…

  • Chất thải rắn xây dựng: gạch, đá, vôi, bê tông, sành sứ,…

  • Chất thải rắn công nghiệp: kim loại, phế liệu sắt thép, giấy, thủy tinh, cao su…

  • Chất thải rắn nông nghiệp: bao bì, chai thuốc bảo vệ thực vật…

>> Xem thêm về các phương pháp xử lý chất thải y tế hiện nay 

Phân loại theo thành phần hóa học

  • Chất thải rắn hữu cơ: thực phẩm, rau củ quả, chất thải chế biến thức ăn

  • Chất thải rắn vô cơ: chất thải vật liệu xây dựng như sỏi, đá, thủy tinh…

Phân loại theo tính chất độc hại

  • Chất thải rắn thông thường: giấy, vải, thủy tinh…

  • Chất thải rắn nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông nghiệp nguy hại, chất thải y tế nguy hại…

Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế

  • Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học

  • Chất thải cháy được và không cháy được,

  • Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ…

Quy trình xử lý chất thải rắn hiệu quả

Chất thải rắn là một trong những chất thải có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nếu như không tuân thủ đúng quy trình xử lý chất thải rắn nghiêm ngặt thì sẽ đe dọa đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường sống xung quanh. Vậy quy trình xử lý chất thải rắn theo đúng quy chuẩn là gì?

  • Bước 1: Phân loại chất thải rắn để có được phương pháp xử lý thích hợp

  • Bước 2: Tiến hành thu gom chất thải rắn để quy trình xử lý diễn ra thuận lợi hơn.

  • Bước 3: Vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm tập trung để thực hiện xử lý chất thải rắn

  • Bước 4: Xử lý chất thải rắn, tùy theo loại chất thải rắn mà chúng ta lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Vậy xử lý chất thải rắn theo những phương pháp nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết này.

Các phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến

Xử lý nhiệt

Đốt là quá trình đốt chất thải trong điều kiện có oxy, để chất thải được chuyển hóa thành carbon dioxide, hơi nước và tro. Những lợi thế của nó bao gồm giảm khối lượng chất thải, cắt giảm chi phí vận chuyển và giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, khi rác được đốt cháy, các chất ô nhiễm như thủy ngân, chì, dioxin có thể được thải vào khí quyển và gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Nhiệt phân và khí hóa

Trong phương pháp này, quá trình xử lý nhiệt hoàn toàn không có oxy hoặc với lượng không khí ít hơn.

Phương pháp xử lý sinh học

Bao gồm việc sử dụng các vi sinh để phân hủy các thành phần dễ phân hủy sinh học của chất thải. Có 2 loại quy trình:

  • Quá trình hiếu khí: Quá trình này cần sự hiện diện của oxy và bao gồm ủ phân gió, ủ đống tĩnh có sục khí & ủ trong thùng, nuôi cấy cỏ roi ngựa…

  • Phân hủy kỵ khí: Diễn ra trong điều kiện không có oxy.

Bãi chôn lấp

Là việc xử lý có kiểm soát chất thải trên đất liền sao cho giảm đáng kể sự tiếp xúc giữa chất thải và môi trường và chất thải được tập trung trong một khu vực xác định. Bãi chứa là những khu vực mở nơi chất thải được đổ ra ngoài để chúng tiếp xúc với các yếu tố tự nhiên, động vật đi lạc và chim chóc. Với việc không có bất kỳ hình thức giám sát nào và không có hệ thống thu gom nước rỉ rác, điều này dẫn đến việc ô nhiễm cả tài nguyên đất và nước. 

Thực trạng chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay

Chất thải rắn đang là một vấn đề nghiêm trọng mà tất cả mọi người trên tất các quốc gia đều quan tâm. Đối với Việt Nam, chúng ta đã ngày càng chú trọng hơn trong việc quản lý chất thải rắn. Điển hình là các văn bản pháp luật về vấn đề này lần lượt được ban hành như Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải, phế liệu hay QCVN 07-9:2016/BXD của Bộ Xây Dựng và QCVN 61-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường liên quan đến việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp… Tuy nhiên, do lượng chất thải rắn phát sinh quá lớn trong khi việc thu gom, xử lý còn nhiều hạn chế và đặc biệt là ý thức cộng đồng chưa cao. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ô nhiễm chất thải rắn là tình trạng khối lượng chất thải rắn thải ra môi trường chênh lệch nhiều hơn so với lượng chất thải được xử lý mỗi ngày và vượt ngưỡng an toàn. Hậu quả khiến cho sự sống của toàn bộ hệ sinh vật trên trái đất bị đe dọa. Đồng thời, nó làm tăng nguy cơ lan truyền dịch bệnh từ côn trùng, tác động xấu đến hệ hô hấp, tim mạch, da, mắt, tiêu hóa, đặc biệt là bệnh ung thư và thần kinh.

Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là sự quản lý và xử lý sao cho hợp lý, an toàn, thân thiện với con người và môi trường. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp từ tất cả mọi người.

>>> Tìm hiểu thêm về Chất thải hữu cơ là gì? Tầm quan trọng của việc tái chế chất thải hữu cơ

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về khái niệm chất thải rắn, quy trình và các phương pháp xử lý chất thải rắn. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích từ đó có thể nhận thức được thực trạng cũng như tác hại của ô nhiễm chất thải rắn nhằm đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp và hiệu quả. Nếu có điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976.389.199 để được giải đáp và hỗ trợ kỹ lưỡng nhất!

Ngày cập nhật: 16-12-2021