Xu Hướng 4/2023 # Trồng Khoai Môn Sáp Thu Lãi Lớn # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn
Bạn đang xem bài viết Trồng Khoai Môn Sáp Thu Lãi Lớn được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(GLO)- Những năm gần đây, người dân xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, Gia Lai) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, những hộ trồng khoai môn sáp thu lãi hàng trăm triệu đồng/ha mỗi vụ.
Đầu năm 2017, bà Nguyễn Thị Bắc (thôn 1) được một người bạn giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai môn sáp ruột vàng. Thấy loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao, bà Bắc đã phá bỏ hơn 1 ha mía để trồng. Theo bà Bắc, khoai môn sáp thích hợp với những nơi đất pha cát, tơi xốp, dễ thoát nước. Loại cây này có thể xuống giống quanh năm và trồng khoảng 6 tháng là cho thu hoạch.
Vườn khoai môn sáp của người dân xã Hà Tam (huyện Đak Pơ). Ảnh: Ngọc Minh
Theo nhiều người, khoai môn sáp trồng ở huyện Đak Pơ có chất lượng không thua kém các vùng khác, thậm chí có phần nhỉnh hơn về độ dẻo thơm nên tiêu thụ khá dễ. Tuy nhiên, giá cả loại nông sản này vẫn phụ thuộc vào thương lái, tùy từng thời điểm mà có giá thu mua từ 10 ngàn đồng đến 25 ngàn đồng/kg. “Với sản lượng đạt 15-25 tấn củ/ha, người trồng khoai môn sáp lãi 100-200 triệu đồng/ha. Tính ra giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích khi trồng khoai môn sáp cao hơn nhiều so với các cây trồng khác. Thấy cây khoai môn sáp đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm nay, tôi phá thêm khoảng 2 ha mía để trồng loại cây này”-bà Bắc nói.
Cũng theo bà Bắc, hiện nay, trên địa bàn xã Hà Tam có hơn 20 hộ dân trồng khoai môn sáp với tổng diện tích trên 10 ha. Trong số này có hộ anh Hoàng Văn Hạnh ở thôn 1. Gia đình anh Hạnh có hơn 4 ha đất sản xuất, trong đó có gần 1 ha trồng mía kém hiệu quả. Cuối năm 2017, anh đã phá bỏ diện tích mía này để chuyển sang trồng khoai môn sáp. “Tôi xuống giống từ đầu tháng 12. Khi khoai môn sáp đến kỳ thu hoạch, thương lái vào mua nguyên đám. Trừ hết chi phí đầu tư, tôi còn lãi trên 100 triệu đồng”-anh Hạnh cho hay.
Cũng ở thôn 1, gia đình anh Huỳnh Văn Dũng đang thu hoạch 6 sào khoai môn sáp để bán và làm giống. Anh Dũng bộc bạch: “Tôi dự kiến thuê thêm 3 sào đất để trồng khoai môn sáp nên lựa chỗ cây tốt, nhiều củ nhất thì đào trước làm giống. Số khoai môn sáp còn lại, tôi sẽ đào sau bán cho thương lái”.
Ông Hoàng Phi Ấn-Chủ tịch UBND xã Hà Tam-cho biết: Khoai môn sáp được người dân đưa vào sản xuất bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Mặc dù vậy, người dân nên tránh trồng quá nhiều dẫn tới cung vượt cầu, giá giảm, ảnh hưởng đến thu nhập. Bà con nên trồng luân canh khoai môn sáp với các loại cây trồng khác để cải tạo đất.
Ngọc Minh
Nhóm khoai sọ (Colocasia antiquorum) và nhóm khoai môn (Cocasia esculenta). Củ cái khoai sọ nhỏ nhưng nhiều củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai sọ thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát nước tốt.
Khoai sọ chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du. Khoai môn thường cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột. Khoai môn dùng ăn tươi, chế biến thực phẩm, đặc biệt có thể xuất khẩu củ tươi và dùng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp rất có giá trị như khoai chiên, bột dinh dưỡng trẻ em… Ở miền Bắc khoai môn chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du, ít trồng ở vùng đồng bằng đất thấp bị ngập nước vì dễ sượng và ngứa.
I. Giống :
Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 – 30gr/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.
– Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5-1 cm.
I.2. Có 2 phương pháp nhân giống:
– Phương pháp 1: Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế người ta thường cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng.
– Phương pháp 2: Nhân giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh. Phương pháp này thường được sử dụng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hoá hoặc bị nhiễm bệnh.
II. Chuẩn bị đất:
Tuỳ thuộc kiểu trồng trọt trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước để làm đất cho phù hợp. Cây khoai môn, khoai sọ có bộ rễ ăn nông nên yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn. làm đất phải cày, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, ruộng nước phải làm đất nhuyễn. Trồng khoai trên ruộng cạn lên luống rộng 1m, cao 20 – 30cm, rãnh luống 30cm.
III. Phân bón:
Khoai môn, khoai sọ cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Trồng khoai trên đất ngập nước yêu cầu phân bón cao hơn trồng trên cạn. Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu phốt pho cuống sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá không bóng, màu không tươi, sinh trưởng và phát triển của cây kém, ảnh hưởng đến năng suất.
Bón phân hợp lý cho khoai tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ và đặc điểm của từng loại phân bón…
Đất xấu, giống ngắn ngày thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất sét, đất chua lượng kali cần giảm bớt. Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10-15 tấn phân chuồng mục và 80-100kg N+60-80 kg P2O5 80 – 100 kg K2O cho 1 ha.
Các loại phân bón cho khoai môn, khoai sọ thường có gốc sunphát tốt hơn. Sử dụng NPK tổng hợp với tỷ lệ 13-13-21 để bón cho khoai sẽ cho năng suất cao.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân tập trung vào hốc trồng. Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây được 3 lá, bón 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali; Bón thúc lần 2 sau lần thứ nhất 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển, bón 1/2 lượng phân đạm và 2/3 lượng phân kali. Bón phân cách gốc 10cm, không bón quá sâu hoặc quá xa gốc.
IV. Thời vụ trồng:
Thời vụ trồng ở những nơi sử dụng nước trời trong cả nước khoảng đầu tháng 3 -4, thu hoạch tháng 10 – 11. Những nơi chủ động nước tưới có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất từ tháng 10 đến tháng 11 năm sau.
V. Mật độ trồng:
Trước khi trồng cần căn cứ vào chủng loại giống, điều kiện đất đai để lựa chọn mật độ phù hợp. Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít, đất tốt trồng thưa hơn đất xấu. Mật độ thường áp dụng là 40.000 – 50.000 cây/ha, khoảng cách hàng 60cm, cách đây 40cm cho khoai sọ. Mật độ 25.000-35.000 cây/ha, với khoảng cách hàng 60cm, cách cây 50cm cho khoai môn.
Cách trồng:
Củ giống sâu dưới mặt đất khoảng 5 – 7cm, mầm chính hướng lên trên. Trồng xong phải phủ một lớp rơm rạ hay cỏ khô trên bề mặt luống để giữ ẩm cho củ giống mọc mầm nhanh. Sử dụng màng phủ có bề rộng 1- 1,2m, phủ trùm qua luống. Khi chồi mọc lên thì dùng dao khoét lỗ vừa phải cho cây phát triển.
VI. Chăm sóc:
– Xới xáo làm sạch cỏ kết hợp với các lần bón thúc và vun gốc.
– Tưới nước: Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho đất để mầm nảy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 – 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
VII. Phòng trừ sâu bệnh:
VII.1. Bệnh sương mai:
Phòng trừ: Chọn lọc các giống có khả năng chống chịu bệnh để trồng. Bón cân đối phân chuồng và phân hoá học kết hợp trồng đảm bảo mật độ, vụ tạo vồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác để tạo cho cây khoẻ mạnh. Khi có bệnh có thể phun các loại thuốc sau: Boocđô nồng độ 1%, Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Benlat-C50WP nồng độ 0,15-0,2& hoặc Memody Arobat (20-30g/bình 8 lít).
VII.2. Bệnh khảm lá:
Phòng trừ: Dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng. Nhổ bỏ các cây bị bệnh. Phun các loại thuốc để diệt rầy (Aphis spiraeclla) môi giới truyền bệnh.
VII.3. Sâu khoang:
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, tơi, ải trước khi trồng. làm cỏ vun xới thường xuyên. Sau khi thu hoạch thu gom tàn dư cây trồng để đốt hoặc làm phân. Dùng bả chua ngọt để bẫy bướm khi chúng ra rộ.
VII.4. Nhện đỏ:
Phòng trừ: Luân canh cây trồng. Đảm bảo đủ nước tưới cho cây, khồng để ruộng bị khô hạn. Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc để phun như: Oncol 25ND, Trebon 10ND nồng độ 0,1 – 0,2%.
VII.5. Rệp bông:
Phòng trừ: Phun Padan 95EC (0,8 lít/ha), Polytrin 400EC (0,7 lít/ha), Spresis 40EC (1,2 lít/ha), Dipterex các loại thuốc này pha nồng độ 0,2 – 0,3%, Fenbis 25EC, Bassa 50EC, Ofatox 400EC nồng độ 0,1%, Appland 10WP, Hospan 25ND, Hoppecin 50ND… theo hướng dẫn của chuyên môn.
IX. Thu hoạch, bảo quản:
Thời gian thu hoạch củ phụ thuộc vào giống và kỹ thuật trồng, thường thu hoạch lúc 10-12 tháng sau trồng. Có thể cắt dọc trước thu hoạch, củ không cần rửa và đem về chỗ mát.
Có thể bảo quản khoai trong các hầm dưới đất, có quạt thông gió ở các phía.
Khoai môn và khoai sọ đều có đặc điểm tương đối giống nhau, cả 2 loại khoai này đều chứa rất nhiều tinh bột, ăn ngon và bở. Khoai môn và khoai sọ được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều nơi cho hiệu quả kinh tế cao. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng khoai môn và khoai sọ hiệu quả.
Cách trồng khoai môn & Kỹ thuật trồng khoai sọ
Khoai môn có nhiều loại giống như môn trắng, khoai môn ruột đỏ, khoai môn tím, khoai môn xanh, khoai môn tía, khoai môn sáp,… Đối với khoai sọ thì cũng giống như khoai môn, tuy nhiên khoai sọ thì nhiều tinh bột hơn, có củ nhỏ, nhiều củ con, khoai sọ có các loại như khoai sọ trắng, khoai sọ nghệ, khoai sọ dọc tía,…
Khoai môn và khoai sọ có thể trồng quanh năm, thời vụ thích hợp nhất là trồng vào cách thời vụ từ tháng 3 – 4 và tháng 8 – 12.
Khoai môn và khoai sọ là cây trồng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, có thể trồng hầu hết các loại đất, tuy nhiên nơi trồng phải cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất vẫn là được trồng trên các loại đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất vườn miền núi trung du cho năng suất cao, củ to và chất lượng tốt, ăn không sượng, không ngứa.
Nếu trồng trong xô chậu hay thùng xốp thì cần chọn loại chậu có độ sâu và rộng để đảm bảo củ khoai tây được phát triển tốt nhất.
Hướng dẫn chi tiết trồng khoai môn, khoai sọ
Cách trồng khoai môn & Kỹ thuật trồng khoai sọ cho năng suất cao
Bước 1: Chọn giống khoai môn, khoai sọ
Trước khi trồng 1 tháng nên chọn những củ giống tốt đem ủ trong cát ẩm, tro trấu, nơi ít ánh sáng để củ giống mọc mầm. Suốt thời gian ủ cần tưới nước cách 2 – 3 ngày tưới một lần, chú ý không tưới nhiều nước gây ẩm ướt sẽ khiến mục khoai bị thối, nhưng nếu quá khô sẽ khiến mục khoai lâu mọc mầm.
Thường xuyên kiểm tra nếu mục khoai nào bị thối thì phải mang ra xử lý. Lưu ý trong giai đoạn ủ tro mục giống thường dễ bị sâu thối nên phun thuốc Validacin, Kasai, Kitazin, để ngăn ngừa nấm bệnh.
Sau 12 – 15 ngày ủ tro thì mầm khoai môn và khoai sọ sẽ mọc mầm khoảng 3 – 5cm, lúc này có thể mang đem ra trồng.
Chọn củ giống khoai môn và khoai sọ không sâu bệnh
Bước 2: Trồng củ khoai giống
Trước khi trồng 15 – 20 ngày phải tiến hành làm đất, dọn sạch cỏ dại và bón lót vôi bột, phun thuốc cỏ, phơi ải để tiêu diệt mầm bệnh trong đất. Khoai môn và khoai sọ có bộ rễ ăn nông nên đất phải được cày bừa kỹ, làm đất tơi xốp, trộn đều phân chuồng ủ hoại với đất rồi lên liếp cao 0,5m và rộng 1,5 – 2m.
Dùng dao đào hốc sâu 2 – 3 cm, cho lớp tro trấu xuống rồi đặt mầm khoai xuống dưới. Trồng mỗi mục giống cách nhau 30 – 40cm, hàng cách hàng 60cm. Sau khi trồng phủ lớp đất mỏng lên và phủ rơm rạ lên để giữ ẩm. Tiến hành tưới nước 2 ngày 1 lần.
Trồng khoai môn, khoai sọ trong thùng xốp hoặc bao tải
Nếu trồng khoai môn và khoai sọ trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao cát thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên. Đổ đầy đất đã xử lý trộn phân chuồng ủ mục vào thùng hoặc bao rồi tiến hành đặt các mục giống khoai lên tương tự như cách trồng bình thường ở trên.
Chăm sóc khoai môn, khoai sọ
Cùng giống như cách trồng và chăm bón khoai mỡ, loại khoai môn và khoai sọ có khả năng tự sinh trưởng rất tốt mà không cần chăm bón nhiều, chỉ cần chú ý tưới nước vừa đủ cung cấp độ ẩm cho cây. Sau khi trồng mục giống 10 ngày thì nên tưới kali để khoai phát triển thân lá nhanh hơn.
Khoai môn và khoai sọ cần bón chủ yếu là phân chuồng ủ hoại kết hợp với NPK. Sau khi trồng 20 – 25 ngày nên bón phân đạm và kali để thúc cây phát triển thân lá. Chú ý bón phân đều cách gốc 15cm kết hợp vun nhẹ gốc cây.
Sau 20 ngày sau tiến hành bón thúc đợt 2 với đạm urê, xới rãnh liếp và vun đất vào gốc khoai. Tiếp tục 1 tháng sau bón thêm NPK và phân chuồng ủ hoại để cây nuôi củ lớn. Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan
Để giúp rễ phát triển tốt, cho củ to thì có thể kết hợp phun phân bón lá loại Bloom hoặc Hydrophos định kỳ 20 ngày/lần.
Thu hoạch khoai môn & khoai sọ
Thời gian để cây khoai môn và khoai sọ trưởng thành và cho thu hoạch củ từ 4 – 5 tháng. Thời điểm cây chuyển lá vàng và rũ héo xuống, đất ở gốc đã nứt nẻ nhiều thì tiến hành thu hoạch củ. Trước khi thu hoạch 20 ngày nên hạn chế tưới nước để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn. Cắt toàn bộ thân lá cách gốc 10 – 15 cm để củ khoai không bị trầy xước. Khi bảo quản củ khoai cần chọn nơi khô mát.
Tìm hiểu thêm
Copyright @hoinuoitrong.com
Tìm hiểu thêm cách trồng khoai cách trồng khoai môn, khoai sọ cách trồng khoai môn, khoai sọ trong thùng xốp kinh nghiệm trồng củ khoai môn, khoai sọ kỹ thuật trồng khoai môn, khoai sọ phân biệt khoai môn, khoai sọ
Đặc điểm khoai môn
Khoai môn còn có tên gọi khác là khoai sọ hay khoai nước, thuộc họ Ráy (Araceae) với tên khoa học là Colocasia esculenta (L.) Schott. Loài khoai này được bắt nguồn từ Ấn Độ, Bangladesh. Sau đó, chúng có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam ta.
Đây là loài cây ưa sống ở khí hậu nhiệt đới. Khoai môn thích hợp với đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu mùn và khả năng thoát nước tốt.
Cây khoai môn là loài cây thân thảo có thân ngầm phát triển thành củ. Củ khoai chứa nhiều tinh bột được dùng làm thức ăn ở nhiều nước châu Á. Phần thân bên trên mặt đất mọc thành nhiều bẹ lá xếp với nhau. Chiều cao thân cây tầm 0,5 – 1m.
Lá khoai rộng, phiến lá hình tam giác với gốc lõm vào trong.
Hoa khoai môn mọc thành chùm và thường tới cuối giai đoạn sinh trưởng cây mới ra hoa. Chúng sinh sản vô tính bằng củ. Mỗi bụi khoai có khá nhiều củ. Thường chúng có một củ cái và nhiều củ con xung quanh. Vỏ củ có thể có màu xám hoặc tím tùy theo giống.
Cách trồng khoai môn (khoai sọ)
Để trồng khoai theo đúng chuẩn nhà vườn nhằm thu được năng suất cao nhất bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Thời điểm trồng
Nếu trồng trên đất ruộng, bạn có thể trồng sớm hơn so với trồng đất đồi núi. Thời điểm trồng là tháng 1 cho đến tháng 3 dương lịch.
Khi dự định trồng khoai môn trên vùng đồi núi, phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, bạn hãy trồng vào khoảng tháng 2 cho đến tháng 4 dương lịch.
Chuẩn bị đất
Có 2 cách trồng khoai trên ruộng cạn hay ruộng ngập nước. Tùy cách trồng mà chuẩn bị đất phù hợp:
Thường là trồng trên ruộng cạn. Do cây có bộ rễ ăn nông nên cần đất tơi xốp, giàu mùn và được cày bừa kỹ. Trước khi trồng bạn nên làm sạch cỏ và bón phân phơi ải để loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn. Bạn hãy lên luống cao 20 – 30cm, bề rộng luống tầm 1m và chừa rãnh 30cm.
Đối với việc trồng trên ruộng nước, bạn hãy làm đất thật nhuyễn trước khi trồng.
Chuẩn bị giống
Vì khoai môn được nhân giống vô tính bằng củ nên bạn cần chuẩn bị củ giống. Những củ được chọn làm giống phải là củ cấp 1, cấp 2, đường kính củ giống khoảng 3 – 4cm với khối lượng mỗi củ từ 20 – 30gram. Đặc biệt là không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông.
Mảnh củ giống phải có mầm to bằng hạt đậu đen và kèm theo vài sợi rễ ngắn tầm 0,5 – 1cm.
Tiến hành trồng khoai môn (khoai sọ)
Bạn thực hiện việc trồng khoai như sau:
Đò hố trồng sau đó đặt củ giống vào giữa hố theo hướng thẳng đứng.
Lấp đất kín củ giống một lớp 3 – 5cm.
Khi trồng bạn lưu ý cây này cách cây kia từ 60 – 70cm.
Nếu có điều kiện nên dùng màng phủ để trùm luống cây lại. Khi cây đâm chồi bạn dùng dao khoét lỗ để cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn.
Kỹ thuật chăm sóc
Quá trình cây sinh trưởng và phát triển, bạn lưu ý những yếu tố sau đây:
Tưới nước
Đối với những vùng chủ động được nguồn nước, sau khi trồng khoai môn, bạn nên tưới nước giữ ẩm để cây nảy mầm đồng đều.
Giai đoạn cây cần nước nhất là khi cây được 5 – 6 lá, lúc này mà cây không được cung cấp nước tưới đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất thu được.
Bón phân
Cây khoai môn cần nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Khi trồng trên đất ngập nước, nhu cầu phân bón của cây cao hơn so với trồng trên cạn. Ngoài ra, cây cũng cần kali, phốt pho… Tùy tình trạng cây mà bổ sung phân bón phù hợp:
Nếu thiếu kali dễ làm giảm hàm lượng nước trong rễ và lá, khiến lá cây bị vàng mép hoặc dễ chết rễ.
Nếu thiếu phốt pho, cuống lá cây sẽ mềm, cây kém phát triển, củ sau thu hoạch dễ bị thối.
Thiếu đạm, lá khoai môn không bóng, màu lá không tươi, sinh trưởng chậm và đương nhiên ảnh hưởng năng suất thu được.
Cùng với việc bón phân, bạn nên xới xáo và vun gốc cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh trên cây khoai môn
Để phòng sâu bệnh, bạn cần lựa chọn thật kỹ ở khâu chọn giống. Khi cây sinh trưởng mạnh cần giữ vệ sinh đồng ruộng để tránh tạo điều kiện mầm bệnh phát triển. Tùy theo mỗi loại sâu bệnh mà có cách xử lý khác nhau. Loại khoai này thường bị tấn công bởi những loài sâu bệnh sau đây:
Bệnh khảm lá
Khi phát hiện bệnh này, bạn hãy nhổ bỏ ngay những cây bị bệnh. Sau đó phun thuốc diệt rầy để diệt trừ.
Bệnh sương mai
Bón phân chuồng và phân hóa học một cách cân đối để phòng bệnh. Khi phát hiện bênh, bạn dùng những loại thuốc sau để phun lên cây: Boocđô nồng độ 1%, Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Benlat-C50WP nồng độ 0,15-0,2& hoặc Memody Arobat (20-30g/bình 8 lít).
Sâu khoang
Loại sâu này xuất hiện khi làm đất không kỹ hoặc vấn đề vệ sinh không được đàm bảo. Do đó, để phòng sâu khoang, bạn nên vệ sinh đồng ruộng, làm kỹ đất trước khi trồng. Quá trình cây sinh trưởng, bạn nên làm cỏ và vun xới gốc thường xuyên.
Đặc biệt, sau khi thu hoạch, bạn nên dọn sạch tàn dư cây cũ và đốt để làm phân bón.
Nếu sâu khoang xuất hiện, bạn nên dùng bả chua ngọt để bẫy bướm và không cần dùng những loại thuốc hóa học.
Nhện đỏ
Để phòng trừ nhện đỏ, bạn hãy luân canh cây trồng, tưới nước đầy đủ cho cây, hạn chế để ruộng khoai môn bị khô hạn. Nếu bị nhện đỏ tấn công, bạn dùng Oncol 25ND, Trebon 10ND nồng độ 0,1 – 0,2% để tiêu diệt.
Rệp bông
Phòng và tiêu diệt rệp bông trên khoai sọ bằng những loại thuốc như: Padan 95EC (0,8 lít/ha), Polytrin 400EC (0,7 lít/ha), Spresis 40EC (1,2 lít/ha), Dipterex các loại thuốc này pha nồng độ 0,2 – 0,3%, Fenbis 25EC, Bassa 50EC, Ofatox 400EC nồng độ 0,1%, Appland 10WP, Hospan 25ND, Hoppecin 50ND…
Thu hoạch, bảo quản
Tùy vào giống và kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc khoai môn mà thời gian thu hoạch khác nhau. Thông thường mỗi lứa khoai mất 10 – 12 tháng.
Thu hoạch củ xong bạn không cần rửa mà chỉ cần giũ để loại bỏ đất trên củ rồi bảo quản nơi thoáng mát.
Tác dụng của khoai môn
Đây là loài cây mà các bộ phận đều hữu dụng. Phiến lá và bẹ lá cây được dùng làm rau. Có thể dùng để xào, nấu canh chua, nấu cháo hay làm dưa chua. Đặc biệt củ khoai môn là bộ phận được dùng nhiều nhất. Bạn có thể dùng chúng để luộc, hấp, nấu canh, nấu chè, làm bánh, xào, nấu cà ri,…
Nhờ vị mát, tính bình, có khả năng giải nhiệt tốt và có hàm lượng dinh dưỡng cao nên củ khoai sọ được dùng để chữa nhiều bệnh sau đây:
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp ổn định lượng đường trong máu;
Tốt cho những người mắc bệnh thận;
Khoai môn còn giúp chữa u hạch hay viêm khớp.
Tuy nhiên, khi chế biến bạn cần loại bỏ vỏ, đặc biệt là những chỗ mọc mầm đểloại bỏ độc tố. Sau đó cần rửa thật kỹ và nấu chín. Bạn không cần gọt vỏ quá dày vì ngay bên dưới lớp vỏ là lớp protein quý giá. Khi gọt vỏ khoai bạn nên mang bao tay để không tiếp xúc với lớp nhựa dễ gây ngứa hoặc nổi mẩn.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Khoai Môn Sáp Thu Lãi Lớn trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!