Xu Hướng 4/2023 # So Sánh Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật # Top 13 View | Bac.edu.vn

Bạn đang xem bài viết So Sánh Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

73376

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Trước khi xác định được văn bản quy phạm pháp luật thì thực tế đặt ra hiện nay cũng còn mập mờ giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. Chính vì lẽ đó thì vấn đề đầu tiên là cần thiết phải có sự phân biệt rõ nét giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.

Xét về góc độ lý luận thì, ranh giới giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật có những khác biệt cơ bản như sau:

Khái niệm

Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt,do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước

Đặc điểm

Đặc điểm

+ Chứa quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

+ Áp dụng nhiều lần đối với nhiều chủ thể trên phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định

+ Được nhà nước đảm bảo thực hiện

+ Chứa quy tắc xử sự đặc biệt

+ Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản,Nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì.

+ Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các van bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành)

+ Mang tính cưỡng chế nhà nước cao

Thẩm quyền ban hành

Thẩm quyền ban hành

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định tại chương II Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Các văn bản này được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, nhưng thường là cá nhân ban hành nhiều hơn.

Hình thức, tên gọi

Hình thức, tên gọi

15 hình thức quy định tại điều 4 Luật ban hành VBQPPL 2015 ( Hiến pháp, Bộ luật, Luật,….)

Chưa được pháp điển hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện

thường được thể hiện dưới hình thức: Quyết định, bản án, lệnh,…

Phạm vi áp dụng

Phạm vi áp dụng

Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định.

Chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định đích danh trong văn bản

Thời gian có hiệu lực

Thời gian có hiệu lực

Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh

Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc

Cơ sở ban hành

Cơ sở ban hành

Dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật

Thường dựa vào ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật

Trình tự ban hành

Trình tự ban hành

Được ban hành theo đúng trình tự thủ tục luật định tại Luật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Không có trình tự luật định.

Sửa đổi, hủy bỏ

Sửa đổi, hủy bỏ

Theo trình tự thủ tục luật định

Thường thì do tổ chức cá nhân ban hành

63034

Điểm giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

+ Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi;

+ Đều được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền;

+ Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý;

+ Đều có hình thức do pháp luật qui định;

+ Đều được ban hành theo thủ tục do pháp luật qui định;

+ Đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính

Khái niệm

Khái niệm

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan.

Hiệu lực pháp lý

Hiệu lực pháp lý

Văn bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn còn văn bản hành chính thông thường, thường có nội dung để triển khai thực hiện các văn bản QPPL.

Có hiệu lực thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật

Nội dung

Nội dung

Chứa những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng.

Nội dung chỉ mang tính chất thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc…

Hình thức

Hình thức

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định và Chỉ thị của Ủy ban nhân dân.

Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…..

Thủ tục xây dựng, ban hành

Thủ tục xây dựng, ban hành

Phải được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và phát hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào.

Thể thức trình bày

Thể thức trình bày

Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo quy định của Thông tư liên tịch 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của liên Bộ Nội vụ – Văn phòng Chính phủ về thể thức trình bày văn bản.

Văn bản hành chính thông thường được trình bày theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ về thể thức trình bày văn bản hành chính.

Bài viết có gì sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn. Xin chân thành cảm ơn!

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật như thế nào? Xin cảm ơn.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015).

Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước.

Phạm vi áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh

Phạm vi áp dụng chỉ có hiệu lực đối với một hoặc một số đối tượng được xác định đối tượng cụ thể trong văn bản

Thời gian có hiệu lực lâu dài, theo mức độ ổn định của phạm vi và đối tương điều chỉnh;

Thời gian có hiệu lực ngắn, theo vụ việc

Cơ sở ban hành dựa trên Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền ban hành cấp trên. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật;

Cơ sở ban hành thường dựa vào ít nhất một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật.

Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành

Tên gọi, hình thức và chủ thể ban hành được xác định là một trong 15 loại văn bản do các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theoĐiều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 ban hành, và có thể thấy thường do tập thể ban hành nhiều hơn;

Chưa được pháp điển hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện; các văn bản này được ban hành bởi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, nhưng thường là cá nhân ban hành nhiều hơn.

chúng tôi

So sánh và Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) với văn bản áp dụng pháp luật (VBADPL)

a – Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách (chủ thể) có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.

Ví dụ: Hiến pháp năm 2013 là một văn bản quy phạm pháp luật.

b – Văn bản áp dụng pháp luật là gì?

Văn bản áp dụng pháp luật (còn được gọi là văn bản pháp lý cá biệt) là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.

Ví dụ: Quyết định công nhận tốt nghiệp do Trường Đại học Luật Hà Nội cấp cho sinh viên A là một văn bản áp dụng pháp luật.

2 – Điểm giống nhau

– Đều là văn bản có tính pháp lý, tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.

– Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

– Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định.

– Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

3 – Điểm khác nhau

Có thể phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật bằng các đặc điểm sau đây:

Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật

– Chỉ do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành.

– Chỉ do các cơ quan, Tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành.

– Nội dung của văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

– Nội dung của văn bản xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể nên bao giờ cũng chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và chỉ được thực hiện một lần trong thực tế đời sống.

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật và thường theo những mẫu đã quy định sẵn.

– Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật.

– Được dùng để cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

– Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật.

– Được ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật.

Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu

Cập nhật thông tin chi tiết về So Sánh Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Và Văn Bản Áp Dụng Pháp Luật trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!