Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Trồng Bưởi Đỏ Tân Lạc Hòa Bình # Top 10 View | Duhocaustralia.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Trồng Bưởi Đỏ Tân Lạc Hòa Bình được cập nhật mới nhất trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giống bưởi đỏ Hoà Bình do chúng tôi Nguyễn Quốc Hùng, chúng tôi Trịnh Khắc Quang, TS Vũ Việt Hưng và các cộng sự Viện Nghiên cứu Rau quả, chọn lọc từ quần thể bưởi mọc tự nhiên tại xã Đông Lai, huyện Tân Lạc, Hoà Bình.

Đặc Điểm Cơ Bản Giống Bưởi Đỏ Tân Lạc

Cây bưởi đỏ tân lạc sinh trưởng, phát triển khoẻ. Tỷ lệ đậu quả cao. Cây 10 – 12 năm tuổi có thể đạt năng suất 300 – 700kg/cây. Thời gian cho thu hoạch quả kéo dài từ cuối tháng 10 đến giáp Tết Nguyên đán. Quả chín có vỏ màu vàng pha đỏ, tép múi màu đỏ, vị ngọt dịu, không the đắng.

Yêu Cầu Đất Trồng Bưởi Tân Lạc:

Bưởi đỏ Hoà Bình thích hợp trồng trên đất có tầng canh tác dày trên 1m, mực nước ngầm dưới 0,8m, đất có kết cấu xốp, giàu mùn, độ dốc đất từ 3 – 20 độ, tốt nhất là từ 3 – 8 độ, tưới tiêu thuận lợi.

Thời vụ trồng :

Đồng bằng sông Hồng trồng tháng 2 – 4 và tháng 9 – 10. Miền núi phía Bắc, trồng đầu mùa mưa. Mật độ trồng 500 cây/ha, khoảng cách (4 x 5m)/1 cây.

Phân bón (1ha):

Giai đoạn kiến thiết cơ bản, phân hữu cơ hoai mục 20 tấn, vôi bột 50 – 60kg, đạm urê 90 – 100kg, supe lân 250 – 300kg, kali clorua 450 – 500kg. Giai đoạn kinh doanh, phân hữu cơ 35 – 40 tấn, đạm urê 750 – 800kg, supe lân 1.500 – 2.000g, kali clorua 450 – 500kg.

Cách bón: Vườn cây mới trồng, bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và vôi bột. Từ sau trồng đến khi cây 3 tuổi, bón thúc định kỳ 2 tháng/1 lần. Cây trên 3 tuổi, bón thúc 3 lần chính/năm vào các thời điểm, kết thúc thu hoạch quả (bón toàn bộ phân chuồng, phân lân, 40% lượng đạm, 40% lượng kali), trước và sau cây ra hoa 1 tháng (mỗi lần bón 30% lượng đạm, 30% lượng kali). Trước thu hoạch 30 – 50 ngày bón thêm 0,2 – 0,3kg kali/1 gốc để tăng chất lượng quả. Chú ý, cần căn cứ tình hình sinh trưởng thực tế của cây, để điều chỉnh liều lượng, tỷ lệ các loại phân bón cho cân đối.

Chăm sóc:

Tưới nước đả m bảo độ ẩm đất vườn 70 – 75% trong suốt thời gian cây mang quả. Tủ gốc giữ ẩm vườn bưởi trong các tháng mùa đông. Cắt tỉa 3 lần, sau thu hoạch cắt bỏ hết các cành nằm sâu trong tán, cành gầy yếu, sâu bệnh và các cành vượt, kết hợp thu gom thiêu huỷ tàn dư thực vật trong vườn và quét vôi thân gốc. Vụ xuân, cắt bỏ những cành nhỏ yếu, cành sâu bệnh, tỉa bớt các chùm hoa quá dày. Vụ hè, cắt bỏ cành sâu bệnh, tỉa bỏ quả nhỏ, quả dị hình.

Phòng trừ các sâu bệnh chính:

Phun Polytrin 440EC khi  lộc non mới nhú 1-2cm để phòng trừ sâu vẽ bùa. Dùng bẫy bả Metyleuzernol + Nalet hoặc phun bón lá Suport để tiêu diệt và xua đuổi ruồi vàng. Các thuốc phun trừ nhện đỏ, nhện trắng, bao gồm, Dầu khoáng DC Tron Plus 0,5%, Pegasus 0,2%, Dylan 2EC, Map Winner 5WG.

Trồng xen canh ổi với bưởi để xua đuổi rầy chổng cánh, có thể phun Dầu khoáng DC Tron Plus 0,5% hoặc Sherpa 0,2%, để trừ rầy chổng cánh và phòng bệnh greening trên cây có múi. Hỗn hợp Booc đô + Zineb có tác dụng phòng trừ bệnh loét quả bưởi (phun 3 lần cách nhau 15 ngày từ sau khi cây tắt hoa lộ quả). Cấy thả kiến vàng trên gốc cây để phòng trừ bọ xít xanh. Thu hoạch quả tập trung. Tăng cường phân bón vào các năm được mùa bưởi.

Lưu ý, quả bưởi sau thu hoạch không nên bổ ăn ngay, chờ khi vỏ quả hơi héo mềm (7 ngày trở ra), ăn sẽ ngon hơn.

Liên hệ mua cây giống và tư vấn Vui lòng liên hệ:

Trung Tâm Giống Cây Trồng – Công Ty TNHH Nghiên Cứu Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam

Địa chỉ : Khu Công Nghệ Sinh Học – Học viện nông nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ Gia Lâm Hà Nội  Số Điện Thoại : 0247 301 6226  Facebook: https://www.facebook.com/caygionghocviennongnghiep1

Ngoại hình khá bắt mắt với một màu vàng ươm óng ả. Đặc biệt hương vị thơm ngon ăn rất giòn và không bị đắng như những giống bưởi khác. Cây bưởi đỏ Tân Lạc nổi lên như một đặc sản quý hiếm làm nên giá trị thương hiệu cho nông sản Hòa Bình.Nếu có dịp ghé qua Hòa Bình chắc hẳn bạn sẽ phải một lần đến với Huyện Tân Lạc để thưởng thức loại đặc sản nức tiếng cả nước. Giống bưởi đỏ Tân Lạc.Theo các bậc cao niên trong vùng thì giống bưởi này được đưa về trồng đầu tiên tại Huyện Tân Lạc từ đầu năm 2004.

Giống bắt nguồn từ Ba Vì Hà Nội. Có lẽ do có duyên với vùng đất này mà dù chẳng cần phải chăm sóc nhiều nhưng cây vẫn phát triển rất tốt cho ra quả to và tép màu hồng óng ả ăn rất ngọt không bị he. Khi nhắc đến đặc sản Hòa Bình thì không thể không nhắc đến giống bưởi đỏ Tân Lạc. Loại cây này đã góp phần tạo nên thương hiệu nông sản Hòa Bình với nhiều sản phẩm phong phú.

Bưởi đỏ Tân Lạc là gì?

Bưởi đỏ Tân Lạc hay còn được gọi là bưởi đào Tân Lạc Hòa Bình, giống bưởi này được bắt nguồn từ xã Khánh Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội. Về sau, được một nhà nông mang về nhân giống tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình, dần dần giống bưởi Tân Lạc được nhân rộng ra khắp vùng đất này và trở thành đặc sản nổi tiếng.

Đặc điểm của bưởi đỏ Tân Lạc

Đặc điểm hình dạng cây bưởi đỏ Tân Lạc

Giống bưởi đỏ Tân Lạc thuộc cây thân gỗ, vỏ thân có màu vàng nhạt, có tán rộng và nhiều cành, mỗi cành có nhiều gai nhọn và dài. Lá bưởi có hình trứng khá dài và rộng, có gân nổi hình mạng, hai đầu cuống có rìa cánh to. Hoa bưởi Tân Lạc thuộc loại hoa kép, đều nhau, thường mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 6 – 12 hoa.

Đặc điểm phát triển cây bưởi đỏ Tân Lạc

Bưởi đỏ Tân Lạc có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, phù hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Sau khoảng 3 – 4 năm cây bắt đầu cho trái, từ năm thứ 7 sẽ cho quả ổn định năng suất và chất lượng cao. Có khả năng đề kháng cao nên ít bị sâu bệnh tấn công gây hại.

Đặc điểm nhận biết bưởi đỏ Tân Lạc

Bưởi đỏ Tân Lạc có dạng hình tròn, khối lượng trung bình mỗi từ 0,5 – 1,5kg. Vỏ bưởi khi chín có màu vàng, vỏ tương đối mỏng nên rất dễ lột, vỏ bưởi Tân Lạc khi chín không căng và bóng bằng những dòng bưởi khác. Tép bưởi có màu đỏ hồng, rất mọng nước, ăn giòn và có vị ngọt như mùi mía, không bị hăng đắng.

Các giá trị mà bưởi đỏ Tân Lạc mang lại

Cây bưởi đỏ Tân Lạc mang lại giá trị kinh tế cao

Bưởi đỏ Tân Lạc cho năng suất bình quân mỗi cây có từ 200 -300 quả một năm, ngoài ra, còn có thể sử dụng mộ kinh canh tác trồng xen canh với các loại cây khác, mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng vườn. Bưởi Tân Lạc được đánh giá là một trong những loại bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay, vì thế bưởi cũng có giá thành rất cao, giúp người nông dân có thể thoát ngoài nhờ nghề trồng bưởi đỏ Tân Lạc này.

Đặc biệt, với tập quán của người Việt, bưởi đỏ Tân Lạc thường được bày trên mâm ngũ quả để cầu may mắn cho gia chủ, chính vì vậy vào dịp tết bưởi đỏ Tân Lạc có giá thành rất cao, và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Cây bưởi đỏ Tân Lạc mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Ngoài là loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích, bưởi đỏ Tân Lạc còn là phương thuốc hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe con người. Bưởi có khả năng làm tăng sức đề khác cho cơ thể, giúp bạn phòng chống lại một số loại ung thư. Ngoài ra, bưởi đỏ Tân Lạc còn cung cấp nhiều khoáng chất cũng như vitamin có lợi cho hệ miễn dịch và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Trong công nghiệp, bưởi đỏ Tân Lạc còn được sử dụng để sản xuất các loại nước ép, rượu, hoặc một số loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng. Đồng thời, bưởi Tân Lạc còn được tận dụng để điều chế một số loại nước hoa, mỹ phẩm phục vụ nhu cầu làm đẹp của phái đẹp.

Bưởi đỏ Tân Lạc thường được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, với phương pháp này cây con sẽ thừa được những ưu điểm từ cây mẹ, cây dễ phát triển và ít bị sâu bệnh gây hại.

Một số loại bệnh thường gặp ở bưởi đỏ Tân Lạc

Bệnh ghẻ ở bưởi đỏ Tân Lạc

Triệu chứng: Khi mắc bệnh, trên cành non, lá và quả bưởi xuất hiện những nốt ghẻ nhỏ có màu vàng, dần dần các những vết ghẻ loang rộng ra bề mặt của bưởi, khiến lá và quả bị biến dạng, cành trở nên khô héo và chết khô, chồi non không phát triển được,…

Cách phòng trị: Trước tiên, cần phải cắt và loại bỏ cành, lá, hoặc quả bị nhiễm bệnh. Nên phun định kỳ thuốc bảo vệ thực vật và thuốc phòng nấm cho lá non và gốc.

Bệnh chảy mủ ở quả bưởi đỏ Tân Lac

Loại bệnh này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, do độ ẩm thấp nước tù đọng nhiều. Khi xuất hiện bệnh, vỏ bưởi thường bị nứt và có hiện tượng chảy nhựa vàng ra, phần thân gỗ cũng bị chuyển hóa sang màu nâu, lá khô héo và rụng dần. Để phòng trừ bệnh này, điều quan trọng phải thường xuyên vệ sinh làm cỏ cho xugn quanh vườn, đẩy mạnh các biện pháp thoát nước tránh để cây bị ngập úng. Nên sử dụng thêm vôi tôi để quét lên thân cây phòng các loại nấm gây hại.

Cách trồng và chăm sóc bưởi đỏ Tân Lạc

Xử lý đất trồng

Nên chọn đất tơi xốp, thông thoáng, có độ ẩm và khả năng thoát nước tốt. độ pH có trong đất phải đạt từ 5 – 7 độ, mực thủy cấp thấp dưới 0,6. Tiến hành đào hố trồng bưởi có kích thước 60x60cm theo hình vuông, mỗi hố nên đắp thêm vồng để dễ tưới nước vào mùa khô hạn, mùa mưa có thể phá vồng để thoát nước cho cây không bị ngập úng.

Khoảng cách giữa các cây trồng nên cách nhau từ 5 -6m, xung quanh vườn nên đào thêm hệ thống mương nước để dễ dàng phục vụ cho việc chăm sóc vườn bưởi. Ngoài ra, trong những năm đầu khi cây chưa ra trái có thể trồng xen kẽ với các loại cây ngắn ngày hoặc dược liệu khác.

Tiến hành trồng cây

Để bưởi đỏ Tân Lạc phát triển nhanh và khỏe mạnh nên trồng giống vào mùa mưa (tháng 5 hoặc tháng 6). Trước khi xuống giống nên cắt tỉa bớt lá để cây hồi phục nhanh. Khi trồng nên đặt cây thẳng với về mặt mặt hố trồng, đối với những giống ít nhanh, nên đặt nghiêng để các nhánh bên dễ mọc và tạo tán hơn.

Có thể sử dụng thêm giàn chống để giúp cây đứng thẳng, chống chịu được với những tác nhân môi trường.

Cách chăm sóc cây bưởi đỏ Tân Lạc

Bón phân

Khi cây làm đất, nên bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục và phân NPK (4 – 5kg/hố). Trong giai đoạn cây giống đang bắt đầu phát triển bộ rễ và tạo tán cần tiến hành cùng cung thêm phân đạm và urê cho cây 2 lần/tháng.

Từ năm thứ 3 khi cây bắt đầu giai đoạn kiến thiết quả, nên kết hợp bón phân chuồng và NPK vào mỗi gốc cây. Trước khi thu hoạch từ 2 – 3 tháng cần bón thêm khoảng 2 -2,5kg phân kali để ổn định chất lượng quả.

Tưới nước

Sau khi vừa trồng cây giống xong, cây rất cần độ ẩm để hồi phục và bén rễ vì vậy cần tưới nước thường xuyên cho cây trong giai đoạn này 2 lần/ngày. Vào những ngày mưa nhiều, có thể ngừng việc cung cấp nước cho cây, và nhanh chóng tiến hành công đoạn thoát nước kịp thời cho cây.

Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho cây

Để tránh tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho cây đồng thời giúp cây có sự thông thoáng thuận tiện cho việc phát triển rễ và tán, cần thường xuyên dọn vệ sinh, làm cỏ vườn bưởi định kỳ 2 tháng/ lần. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên tỉa bớt những cành bị khô, nhỏ hoặc bị sâu bệnh để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng.

Kết.

Hiện nay, bưởi đỏ Tân Lạc là một loại cây ăn quả địa diện cho thương hiệu cho nông sản bưởi Tân Lạc. Khi nhắc tới giống bưởi đỏ Tân Lạc, có nghĩa là nhắc tới nông sản Hòa Bình. Với sự thành công của bưởi Tân Lạc góp phần không nhỏ đối với việc tạo dựng thương hiệu ngành nông sản ở Hòa Bình với sản vật vô cùng phong phú.

Đặc điểm nổi bật của cây

Hình dáng quả bưởi Tân Lạc bất bắt mắt với màu vàng óng ả. Đặc biệt là có hương vị thơm ngon, ăn giòn, không đắng như những giống bưởi khác. Hiện bưởi Tân Lạc nổi lên như đặc sản quý hiếm để tạo ra thương hiệu cho nông sản ở Hòa Bình.

Giống bưởi đỏ Tân Lạc Hòa Bình có quả hình tròn, vỏ mang màu vàng khi chín thì múi bưởi chuyển sang màu hồng đỏ. Và mỗi quả thì có khối lượng trung bình là 1,2 tới 1,4kg/quả. Và tép bưởi Tân Lạc cũng màu đỏ hồng, dễ tách, bó chắt, ăn giòn ngọt cũng như không bị he đắng.

Và cây bưởi đỏ Tân lạc cho năng suất cao, ổn định. Đặc biệt là cây trên 7 năm tuổi sẽ cho năng suất cao từ 260 – 320 quả/cây.

Cây bưởi đỏ Tân Lạc được trồng quan năm tuy nhiên trồng chủ yếu vào mùa mưa để tiết kiệm việc tưới nước, thời điểm trồng thích hợp nhất là vào tháng 5 – 6 dương lịch. Ngoài ra, có thể trồng vào mùa mưa khi có đủ điều kiện tưới ở trong mùa nắng.

Cách trồng

Làm đất: Đào hố ngang tới mặt đất, đắp vồng dễ tưới trong mùa nắng và mùa mưa thì phá vồng để cho cây không bị ngập úng. Quanh vườn nên đào thêm mương, đắp bờ cao. Kích thước của hố 0,6 x 0,6m. Với khoảng cách trồng là 4m.

Bón lót: Phân chuồng hoại mục từ 20 – 30kg, 1kg Super lân và vôi bột. Bà con cần xác định pH trước khi tiến hành bón vôi.

Trồng cây: Nên trồng vào mùa mưa, cây bưởi đỏ Tân Lạc giống khi trồng nên đặt thẳng với cây có nhánh phân bổ đều. Đặt nghiên cây chiết ít nhánh và giúp đọt bên mọc lên nhằm tạo tán.

Kỹ thuật chăm sóc

Sau khi trồng cây xong, bạn nên tưới nước cho cây, nhất là vào mùa khô và khi trái đang lớn, lúc quả sắp chín. Bên cạnh đó, cũng cần phòng từ cỏ dại bằng việc lấp rơm rạ và làm cỏ thường xuyên:

Bón thúc: Mỗi năm cần bón thúc vào đúng thời điểm gồm có phân hữu cơ, vôi, lân super, bón đón hoa, đạm ure, kali.

Tỉa mầm: Khi trồng cây nên chú ý tỉa bớt lá trước khi trồng. Ngoài ra, cần cắt bớt lá già, lá héo, cành bị sâu bệnh và tỉa bướt hoa.

Phòng trừ bệnh, sâu hại

Cây bưởi đỏ Tân Lạc thường bị sâu, bệnh hại sau đây:

Bệnh chảy mủ, thối gốc: Gây chảy mủ ở thân, cành, gốc và phần lớn đều do nấm Phythopthora spp. Do đó, bạn đừng để cây bị úng nước.

Bệnh loét: Gây hại cho cây là những vết lõm sâu và lan nhanh bởi sâu vẽ bùa. Do đó, bạn nên vệ sinh vườn, trừ sâu và khi hoa đậu trái thì phun thành phần vôi 1% chia thành 3 lần và mỗi lần cách nhau tầm 10 ngày.

Bọt xít xanh: Chích hút nước quả làm cho quả sần, rụng.Bạn có thể sử dụng thuốc Trebon, Applau – Mip để phòng trừ.

Sâu đục thân cành: Làm thân cành bị chảy mủ và cành chết, cành có mạt cưa. Phòng trừ bằng việc cắt bỏ cành bị sâu đục, chích thuốc trừ sâu bằng basudin.

Công dụng của cây

Giống như giống bưởi khác, loại bưởi đỏ Tân Lạc sở hữu hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhất là vitamin A, E, C cùng nguyên tố vi lượng tốt đến cho sức khỏe. Ngoài ra, do có màu đỏ nên trong thành phần của mỗi tép bưởi còn chứa Lycopen – loại chất chống oxy hóa với khả năng ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư. Do đó, bưởi đỏ Tân Lạc chính là loại thực phẩm rất bổ dưỡng dành cho mọi người.

Chúng tôi chuyên cung cấp cây giống chính gốc

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội – Trung Tâm Cây Giống Chất Lượng Cao

Địa chỉ: Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội

Email: [email protected]

Điện thoại: 0912 850 282

Giá bán: 13.000đ

Mô tả ngắn

Cây Bưởi Đỏ Tân Lạc Hòa Bình (bưởi đào đường Tân Lạc) có nguồn gốc chính xác tại xã Khánh Thương, huyện Ba Vì, Hà Nội. Cây bưởi này đã được đưa về trồng đầu tiên tại nhà ông Trần Hùng ở xóm Tân Hường 1, xã Thanh Hối, Huyện Tân Lạc từ đầu năm 2004. Giống Bưởi Đỏ Tân Lạc Hòa Bình (bưởi đào Tân Lạc) này có quả hình tròn, vỏ mầu vàng khi chín múi bưởi có màu hồng đỏ, quả có khối lượng trung bình từ 0,9 – 1,4kg. Tép bưởi Tân Lạc có màu đỏ hồng, mọng nước, ăn rất giòn ngọt và không bị he đắng. Cây bưởi đỏ Tân Lạc Hòa Bình (bưởi đào Tân Lạc) cho năng suất rất cao và ổn định, với cây 7 năm tuổi cho năng xuất từ 260 – 320 quả/cây.

Quý khách mua số lượng lớn vui lòng gọi vào số điện thoại hỗ trợ Nguồn cây: Trung tâm cây giống Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Giá bán: 13.000 đ/ Cây Ghép 0964.113.266 Hoặc gửi yêu cầu vào Email: [email protected] để nhận được giá tốt nhất.

Chú ý : Giá bán có thể thay đổi tùy từng thời điểm mà chúng tôi chưa kịp cập nhật ​​​​​​Vậy quý khách vui lòng liên hệ lại theo số hỗ trợ

Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam – Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội Quy cách cây giống: Cây cao 60cm -70cm Thu hoạch: Sau 3 năm ( cây ghép), 1 năm (cây chiết) cho thu hoạch lứa đầu tiên

Mật độ: Khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5m Hướng dẫn vận chuyển: – Quý khách ở tỉnh xa, chúng tôi hỗ trợ vận chuyển cây giống ra các bến xe, gửi qua xe khách, xe tải. – Cây giống được đóng trong sọt hoặc bao bì cẩn thận để vận chuyển đi xa mà không sợ bị vỡ bầu ươm.

Hướng dẫn thanh toán: – Quý khách đến mua cây tại vườn cây giống và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. – Quý khách ở tỉnh xa thì thanh toán qua nhà xe hoặc tài khoản ngân hàng:

Chủ TK: Nguyễn Thị Huệ Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT Agribank chi nhánh Gia Lâm, Hà Nội. STK: 3120205833818

STK: 0301000307770 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank chi nhánh Chương Dương, Hà Nội

Cam kết chất lượng: – Đảm bảo chuẩn giống chất lượng cây giống cung cấp.

Cây mẹ dùng để lấy mắt ghép phải được trồng, chăm sóc cách ly với nguồn bệnh.

Mắt ghép được lấy trên cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, năng suất ổn định, phẩm chất quả đặc trưng cho giống.

– Hỗ trợ chi phí vận chuyển khi mua số lượng lớn. Bộ phận chăm sóc khách hàng: – Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc và thông tin thị trường đầu ra cho sản phẩm khi được thu hoạch. Liên hệ ngay để được giá tốt nhấtMinh Huệ – 0964.113.266

KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC

Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là:: – Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4 – Vụ thu đông: tháng 8, 9 ,10 – Đối với loại đất thịt tơi xốt thì khoảng cách phù hợp giữa 2 cây trồng là 5x5m (400 cây/ha) tương đương 15 cây trên 1 sào bắc bộ. – Còn đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5×4,5m (500 cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ.

Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ – Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 – 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 – 40cm so với đáy rãnh. – Đào hố đắp ụ: + Đào hố nơi đất xấu có kích thước: 80x80x60cm(rộng,dài,sâu) + Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 – 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 – 1m

Phân Bón Lót:

– Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) – Super lân: 1kg – Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.

Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Đỏ:

Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Đỏ:

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau: – Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng. – Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng. – Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả – Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối. – Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình. – Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Đỏ:

Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: + Bón cơ bản (tháng 8 – tháng 11): Phân hữu cơ + lân Super + vôi. + Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali. + Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau: + Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 – 0,3kg/cây. Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất. Cách bón: Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 – 40 cm, sâu 20 – 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại. Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 – 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. + Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. + Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, xới đất sâu 4-5cm vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm. Bón phân xong tưới nước đều đặn, vừa phải cho phân tan để cây hấp thụ từ từ. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì nếu thừa nước cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Bưởi Đỏ:

Bưởi thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói… – Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh. – Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%. – Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. – Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục. – Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. – Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt. – Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành. – Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

Thu Hoạch và Bảo Quản:

Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc trời nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt liền giỏ để thu hoạch trái, không được để rơi trái xuống đất. Khi thu hoạch nên mang bao tay vải tránh móng tay làm vết thương trái và dùng giỏ nhựa loại 20kg. Kéo cắt nên làm sạch khuẩn bằng Natri Hypocloric Sodium (NaOCl) trước khi dùng. Tất cả dụng cụ sau khi thu hoạch phải lau chùi sạch sẽ để vào chỗ ngăn nắp. Nên bao trái bằng lưới polostirenhặc giấy báo mềm tránh va chạm khi vận chuyển làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Bảo quản bưởi ở nhiệt độ 100C ±10C, ẩm độ 90 ÷ 95%.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Trồng Bưởi Đỏ Tân Lạc Hòa Bình trên website Duhocaustralia.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!