Xu Hướng 4/2023 # Công Nghệ 7 Vnen Bài 6: Thu Hoạch, Bảo Quản Và Chế Biến Sản Phẩm Trồng Trọt # Top 7 View | Englishhouse.edu.vn
Bạn đang xem bài viết Công Nghệ 7 Vnen Bài 6: Thu Hoạch, Bảo Quản Và Chế Biến Sản Phẩm Trồng Trọt được cập nhật mới nhất trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trả lời câu hỏi (Trang 35 Công nghệ 7 VNEN)
– Kể tên các sản phẩm trồng trọt mà em biết
– Khi mua các loại rau, củ, quả em thích lựa chọn những loại có đặc điểm như thế nào? Tại sao?
– Vì sao nhiều cửa hàng siêu thị người ta lại để rau, củ, quả trong các ngăn lạnh để bán?
Trả lời:
– Các sản phẩm trồng trọt mà em biết là: củ sắn, lúa, ngô, khoai, sắn, nhãn, vải, thanh long, dưa hấu, cam, quýt…
– Khi mua các loại rau của em thích lựa chọn những loại quả có đặc điểm:
* Tươi
* Không biến dạng
* Không úng, dập, thối.
* Không có dấu hiệu sắp bị hỏng,…
– Nhiều cửa hàng siêu thị thường để rau củ quả trong các ngăn lạnh để bảo quản lâu hơn, đồng thời giảm bớt sự hô hấp của nông sản
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
a) Đọc thông tin
b) Trả lời câu hỏi (Trang 36 Công nghệ 7 VNEN)
– Khi thu hoạch các sản phẩm trồng trọ cần đảm bảo những yêu cầu gì? Tại sao?
– Người ta có thể thu hoạch sản phẩm trồng trọt bằng cách nào? Sử dụng dụng cụ phương tiện gì để thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
Trả lời:
– Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
– Thu hoạch sản phẩm trồng trọt:
* Phương pháp thủ công: Hái, nhổ, đào, cắt.
* Phương pháp cơ giới như: dùng máy thu hoạch.
– Sử dụng dụng cụ như liềm, hái, dao, kéo,… để thu hoạch sản phẩm trồng trọt hoặc máy móc.
c) Trả lời câu hỏi (Trang 36 Công nghệ 7 VNEN)
Trả lời:
a. Dùng cuốc đào khoai lang
b. Dùng tay nhổ củ cải
c.Thu hoạch cam bằng kéo
d. Máy gặt thu hoạch lúa
e. Dùng tay bẻ bắp
g.Gặt, cắt lúa bằng liềm
2. Bảo quản sản phẩm trồng trọt
a) Đọc thông tin
b) Trả lời câu hỏi (Trang 37 Công nghệ 7 VNEN)
– Mục đích của việc bảo quản nông sản là gì? Nếu không bảo quản, các sản phẩm trồng trọt sẽ như thế nào?
– Nêu các phương pháp bảo quản nông sản, mục đích của từng phương pháp.
– Điền tên phương pháp bảo quản dưới mỗi hình sau
– Ngoài những phương pháp bảo quản trên, hiện nay người ta còn sử dụng những phương pháp bảo quản nào khác?
– Để bảo quản thóc, người ta thường bảo quản theo quy trình gồm các bước như thế nào?
Trả lời:
– Bảo quản nông sản nhằm mục đích hạn chế hao hụt về số lượng và hạn chế giảm chất lượng của nông sản. Ví dụ không bảo quản hoặc bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mốc, mọt phá hoại, rau quả sẽ bị thối.
– Nếu không bảo quản các sản phẩm trồng trọt sẽ bị mốc, hỏng, mối mọt, chuột, gián sẽ ăn mất.
– Các phương pháp bảo quản:
* Bảo quản thông thoáng: nông sản trong kho vẫn tiếp xúc không khí
* Bảo quản kín: để nông sản vào các kho kín
* Bảo quản lạnh: đưa nông sản vào các kho phòng lạnh.
* Phương pháp bảo quản bằng hóa chất, chiếu xạ, bảo quản trong môi trường khí biến đổi,….
– Điền tên phương pháp bảo quản:
a. Bảo quản thông thoáng.
b. Bảo quản kín.
c. Bảo quản thông thoáng.
d. Bảo quản thông thoáng.
e. Bảo quản thông thoáng.
g. Bảo quản lạnh
h. Bảo quản lạnh
i. Bảo quản thông thoáng.
k. Bảo quản lạnh
– Ngoài những phương pháp bảo quản trên, hiện nay người ta còn sử dụng những phương pháp bảo quản: đóng hộp, nghiền thành bột mịn, muối chua,…
– Để bảo quản thóc, người ta thường bảo quản theo quy trình gồm các bước:
* Thu hoạch
* Làm sạch
* Phân loại
* Làm khô
* Bảo quản.
3. Chế biến sản phẩm trồng trọt
a) Đọc thông tin
b) Trả lời câu hỏi (Trang 38 Công nghệ 7 VNEN)
– Mục đích của chế biến sản phẩm trồng trọt là gì?
– Ở địa phương em, người ta thường áp dụng những phương pháp nào để chế biến các sản phẩm nông nghiệp?
– Những loại thực phẩm sau cần được chế biến như thế nào để đạt mục đích chế biến?
+ Quả: vải, nhãn, dứa, cam, ổi,…
+ Rau: cải, su hào, hành,…
+ Củ: sắn, sắn dây, dong riềng,…
+ Hạt: ngô, đậu tương, điều,…
Trả lời:
– Mục đích chế biến của sản phẩm trồng trọt là duy trì, nâng cao chất lượng trồng trọt, tạo điều kiện kéo dài thời gian bảo quản lương thực, thực phẩm.
– Ở địa phương em, người ra thường áp dụng những phương pháp nào để chế biến những sản phẩm nông nghiệp như: phương pháp sấy khô, phương pháp chế biến thành bôt, phương pháp muối chua và đóng hộp
– Cách chế biến của các loại sản phẩm:
* Qủa: vải, nhãn, dứa, cam, ổi,…: Chế biến bằng phương pháp sấy khô, để lạnh
* Rau: cải, su hào, hành,…:Chế biến và bảo quản ở điều kiện thường/ baỏ quản lạnh
* Củ: sắn, sắn dây, dong riềng,…: Chế biến bằng phương pháp sấy khô/ nghiền thành bột
* Hạt: ngô, đậu, tương, điều,…: Chế biến bằng phương pháp sấy khô
C. Hoạt động luyện tập
1 (Trang 38 Công nghệ 7 VNEN). Điền từ hoặc cụm từ sau đây vào chỗ chấm phù hợp:
Bảo quản, phương tiện, phơi khô, giảm, sinh vật, nước, kho lạnh, chế biến, hiện đại,..
Khi bảo quản hạt giống cần phải….(1)…….để nơi kín tránh ánh sáng.
Bảo quản rau xanh cần phải làm giảm lượng ……..(2)…….. để nơi thiếu oxi
Bảo quản rau xanh cần để trong ……..(3)……
Cơ sở của việc…(4)….sàn phẩm trồng trọt là…….(5)…….hoạt động sinh lí, sinh hóa, hạn chế sự phá hoại của……(6)……gây hại.
Ngoài việc sử dụng các dụng cụ,….(7)…..truyền thống, người dân còn sử dụng các phương tiện……..(8)……để thu hoạch, bảo quản, ….(9)….sản phẩm trồng trọt
Trả lời:
(1) phơi khô
(2) nước
(3) kho lạnh
(4) bảo quản
(5) giảm
(6) sinh vật
(7) phương tiện
(8) hiện đại
(9) chế biến
2 (Trang 39 Công nghệ 7 VNEN). Nối các ý ở cột 1 với cột 2
Trả lời:
1 – B
2 – C
3 – D
4 – E
5 – A
6 – G
7 – H
3 (Trang 39 Công nghệ 7 VNEN). Trả lời các câu hỏi sau:
– Kể tên các dụng cụ, phương tiện sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm trồng trọt ở gia đình và địa phương em.
– Thu hoạch có ảnh hưởng như thế nào đến việc bảo quản sản phẩm trồng trọt?
– Bảo quản và chế biến giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
Trả lời:
– Người ta thường sử dụng các dụng cụ và phương tiện để sản phẩm trồng trọt đạt hiệu quả cao :
* Các phương tiện : máy gặt , máy cắt …
* Các dụng cụ : liềm, dao, cuốc, kéo…
– Thu hoạch đạt yêu cầu kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản. Thu hoạch không đạt yêu cầu kĩ thuật sẽ khó hoặc không bảo quản được.
– Bảo quản và chế biến;
* Giống nhau: Cùng một mục đích
* Khác nhau:
o Bảo quản giữ nguyên trạng thái sản phẩm
o Chế biến là biến đổi sản phẩm khác trạng thái ban đầu, tăng giá trị sử dụng
D. Hoạt động vận dụng
1 (Trang 39 Công nghệ 7 VNEN). Chọn đáp án đúng trong các câu sau và giải thích vì sao lại lựa chọn đáp án đó.
a) Nên thu hoạch lúa ở gia đoạn nào?
A. Hạt sắp chín
B. Hạt chín đều.
C. Hạt chín, bông rủ.
b) Nên thu hoạch cải bắp ở giai đoạn nào?
A. Bắt đầu cuốn.
B. Cuốn dày, chắc.
C. Cuốn dày, nứt đầu bắp.
c) Nên thu hoạch đậu xanh ở giai đoạn nào sau đây?
A. Quả vàng đều
B. Quả đen đều
C. Quả đen, nứt vỏ
Trả lời:
a) Chọn C.
b) Chọn B.
c) Chọn B.
2 (Trang 40 Công nghệ 7 VNEN). Chia sẻ với người thân các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt đã được học.
Trả lời:
– Thu hoạch: hái, cắt, nhổ đào bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới.
– Bảo quản nông sản:
* Bảo quản thông thoáng: nông sản trong kho vẫn tiếp xúc không khí
* Bảo quản kín: để nông sản vào các kho kín
* Bảo quản lạnh: đưa nông sản vào các kho phòng lạnh.
* Phương pháp bảo quản bằng hóa chất, chiếu xạ, bảo quản trong môi trường khí biến đổi,….
– Chế biến nông sản:
* Phương pháp sấy khô
* Phương pháp chế biến thành bôt
* Phương pháp muối chua và đóng hộp
3 (Trang 40 Công nghệ 7 VNEN). Vì sao sau khi tuốt lúa lại cần phải phơi thóc hoặc đem thóc đi sấy ngay mà không để thóc tươi đánh đống lại?
Trả lời:
– Trong mùa mưa ẩm độ hạt lúa ngoài đồng lúc thu hoạch khoảng 28-30%, nếu không phơi sấy kịp thời (để trong bao hoặc đổ đống) thì sau 24 giờ hạt sẽ nảy mầm. Với điều kiện thời tiết bất thường ở vụ Hè Thu và Thu Đông, khi phơi lúa sẽ gặp nhiều khó khăn như: không phơi được trong những ngày mưa dầm, phụ thuộc nhiều vào sân bãi, chi phí lao động cao, khó tìm nhân công, hạt dễ bị lẫn tạp chất, hạt khô không đều nếu phơi quá dày và ít cào đảo, chất lượng hạt bị giảm do không đủ nắng, phơi không đúng kỹ thuật sẽ cho tỉ lệ gạo xay xát thấp.Vì vậy trong mùa mưa cần làm khô hạt kịp thời bằng biện pháp sấy.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
2 (Trang 40 Công nghệ 7 VNEN). Tại sao có những sản phẩm trồng trọt cùng loại nhưng lại có giá bán khác nhau?
Trả lời:
– Có những sản phẩm trồng trọt cùng loại có giá bán khác nhau bởi nhiều nguyên do: giá thành nguyên liệu, chi phí chăm sóc tuỳ từng các bên sản xuất, giá trị dinh dưỡng các sản phẩm khác nhau, chi phí vận chuyển khác nhau, ….
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Tóm tắt lý thuyết
Một trong những ứng dụng của công nghệ vi sinh là khai thác, sử dụng các vi sinh gây bệnh cho sâu, bệnh hại cây trồng để sản xuất ra các chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng. Các chế phẩm này ngày càng được ưa chuộng vì chúng không gây độc cho con người và không làm ô nhiễm môi trường.
1.1.1. Cơ sở khoa học
Vi khuẩn có tinh thể prôtêin độc ở giai đoạn bào tử. Sau khi nuốt phải bào tử có tinh thể prôtêin độc, cơ thể sâu bọ bị tê liệt và bị chết sau 2-4 ngày
Từ vi khuẩn Baccillus thuringiens ta sẽ sản xuất được thuốc trừ sâu Bt. Phổ biến rộng và hữu hiệu với các loại sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp,…
1.1.2. Quy trình sản xuất chế phẩm Bt
Hình 1. Quy trình sản xuất chế phẩm Bt theo công nghệ lên men hiếu khí
Hiện nay người ta đã phát hiện hơn 250 bệnh virus ở 200 loài sâu bọ. Ở giai đoạn sâu non, sâu dễ bị nhiễm virus nhất.
1.2.1. Cách sản xuất ra chế phẩm
Gây nhiễm virus nhân đa diện (NPV) trên sâu non (vật chủ)
Nghiền nát sâu non đã bị nhiễm virus và pha với nước theo tỉ lệ nhất định
Lọc lấy nước ta thu được dịch virus. Từ dịch này sản xuất ra chế phẩm thuốc trừ sâu N.P.V (Nuclear polyhedrin virus)
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm virus trừ sâu
Hình 2. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm virus trừ sâu
Có rất nhiều nhóm nấm gây bệnh cho sâu. Trong số này có hai nhóm: nấm túi và nấm phân trắng được ứng dụng rộng rãi trong phòng trừ dịch hại cây trồng.
1.3.1. Nấm túi ký sinh trên nhiều loại sâu bọ và rệp khác nhau
Sau khi bị nhiễm nấm, cơ thể sâu bị trương lên. Nấm càng phát triển thì các hệ cơ quan của sâu bọ càng bị ép vào thành cơ thể. Sâu bọ yếu dần rồi chết.
1.3.2. Nấm phấn trắng
Có khả năng gây bệnh cho khoảng 200 loài sâu bọ
Sâu bị nhiễm nấm, cơ thể sâu bị cứng lại và trắng ra như bị rắc bột
Hình 3. Quy trình sản xuất chế phẩm nấm trừ sâu
Trả lời câu hỏi (Trang 17 Công nghệ 7 VNEN)
– Kể tên các loại phân bón cho cây trồng mà em biết.
– Phân bón có vai trò như thế nào đối với cây trồng và đất trồng?
– Kể tên các biện pháp bón phân cho cây trồng mà em biết.
Trả lời:
– Các loại phân bón cho cây trồng mà em biết như: Phân đạm, phân lân, phân kali, phân chuồng,…
– Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Phân bón và cách bón phân
a) Đọc thông tin
b) Sử dụng những thông tin vừa đọc, hoàn thành các phiếu học tập sau (Trang 18 Công nghệ 7 VNEN)
Trả lời:
2. Tác dụng của phân bón
Trả lời câu hỏi (Trang 19 Công nghệ 7 VNEN):
– Phân bón có tác dụng như thế nào đối với đất trồng, năng suất và chất lượng nông sản?
Trả lời:
– Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng.
3. Đặc điểm, tính chất và cách sử dụng các loại phân bón
a) Đọc thông tin:
b) Trả lời câu hỏi (Trang 20 Công nghệ 7 VNEN)
– Tại sao phân vi sinh vật được khuyến khích sử dụng trong trồng trọt? Ở gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những phân vi sinh vật nào trong trồng trọt?
– Trong trồng trọt, nên tăng cường sử dụng loại phân bón nào để vừa đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây vừa làm tăng độ phì nhiêu của đất? Vì sao?
– Tại sao nên kết hợp phân bón hữu cơ với phân vô cơ trong trồng trọt?
Trả lời:
– Phân vi sinh được khuyến khích trong trồng trọt vì khi bón phân vi sinh có thể tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất, đồng thời khi bón phân vi sinh nhiều năm sẽ không làm hại cho đất. Ở địa phương em đã sử dụng phân vi sinh Nitragin.
– Nên sử dụng phân bón vi sinh vật vì khi bón phân vi sinh có thể tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất, đồng thời khi bón phân vi sinh nhiều năm sẽ không làm hại cho đất.
– Vì khi ta kết hợp lẫn phân hữu cơ và vi sinh vật thì sẽ tăng tỉ lệ dinh dưỡng cho cây và giảm bớt sự chua, chai cho đất khi sử dụng phân vô cơ.
C. Hoạt động luyện tập
Làm các bài tập tình huống sau: (Trang 20 Công nghệ 7 VNEN)
– Tình huống 1: ông Cường nuôi vài chục con lợn nhưng không gom phân lợn lại để ủ và bón cho đồng ruộng mà thường xuyên dùng vòi phun nước để phân lợn thoát ra khỏi cống lớn. Ông Cường nói rằng, bốn phân hoá học cho cây vừa có hiệu quả nhanh vừa không mất vệ sinh, ủ phân lợn đêm bốn rất mất công. Theo em, suy nghĩ và việc làm của ông Cường đúng hay sai? vì sao?
– Tình huống2: bà Phượng có vài sào ruộng chuyện trồng rau xanh để bán. Trước đây, bà thường dùng phân hữu cơ ủ hoai mục để bón lót. Vài năm gần đây bà Phượng chỉ dùng phân hoá học, nhất là phân đạm vì thấy rau được bố phân đạm lớn nhanh và chóng cho thuê hoạch. Việc sử dụng phân đạm liên tục trong nhiều năm để bón cho rau xanh có ảnh hưởng như thế nào đất trồng rau và người sử dụng rau? Em sẽ giải thích như thế nào để bà Phượng thấy đổi cách bón phân cho rau?
Trả lời:
– Việc làm của ông Cường là sai . Vì nếu sử dụng phân hóa học sẽ làm cho đất chai lại và ko tốt ; dùng vòi phun nước để phân thoát ra ống cống sẽ khiến ô nhiễm môi trường.
– Việc sử dụng phân đạm liên tục trong nhiều năm để bón cho rau xanh sẽ làm cho đất bị chai, bạc đất, ô nghiễm môi trường, làm cho đất ko thể tái sử dụng vào lần sau, gây ngộ độc thực phẩm cho người ăn phải thực phẩm tồn dư chất đạm.
D. Hoạt động vận dụng
Trả lời câu hỏi (Trang 21 Công nghệ 7 VNEN) Tìm hiểu xem ở gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những loại phân bón nào và sử dụng ra sao? Có thể giải thích cho mọi người về sự cần thiết phải tăng cường sản xuất, sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục để bón cho cây trồng, đồng ruộng.
Trả lời:
– Bón phân cho cây vải:
* Hố trồng vải nên đào trước vài tháng, kích thước 1m x 1m, mỗi hố bón 30 – 50kg phân chuồng trước khi trồng.
* 3 – 5 năm trước khi cây ra hoa để quả, mỗi năm bón 200g N, 100g P2O5 cho mỗi gốc cây.
* Khi cây ra quả, mỗi cây bón tới 1kg N và hơn nữa, tỷ lệ NPK từ 2 : 1 : 1 đến 3 : 2 : 2, ngoài ra mỗi hécta bón thêm 10 tấn phân hữu cơ. Bón phân vào tháng 6 và tháng 9, phân hữu cơ tập trung bón vào tháng 6.
– Trong trồng trọt nên sử dụng phân hữu cơ để đảm bảo vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây vừa làm tăng độ phì nhiêu của đất vì phân hữu cơ có chứa một lượng dinh dưỡng khá cao và khi được chôn dưới đất trong một khoảng thời gian nhất định các vi sinh vật có chứa trong đất sẽ phân hủy lượng dinh dưỡng đó hiến cho đất trở nên phì nhiêu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và không làm hai tới đất
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Trả lời:
– Phân Hữu Cơ và các loại phân bón hữu cơ
* Phân Chuồng
* Phân Rác
* Phân Xanh
* Phân Vi Sinh.
* V . Phân Sinh Học Hữu Cơ.
– Phân Vô Cơ và phân loại phân bón vô cơ
* Phân Đơn:
* Phân tổng hợp và phân hỗn hợp
* Vôi
* Phân Bón Lá
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: chúng tôi
Công nghệ 7 Bài 26: Trồng cây rừng
Câu hỏi giữa bài
Câu hỏi Bài 26 trang 66 Công nghệ 7: Em cho biết tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?
Trả lời:
Cần cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước. Vì đất trồng phần lớn ở vùng đồi núi, đất bị rửa trôi mạnh, khô cằn và thiếu dinh dưỡng do đó cho lớp đất màu trộn phân bón xuống trước để lớp đất màu và phân bón không bị rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con hồi phục nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
Câu hỏi Bài 26 trang 67 Công nghệ 7: Em hãy quan sát hình 43 và ghi vào vở bài tập thứ tự các bước vào dưới mỗi hình cho đúng với quy trình trồng cây rễ trần:
– Tạo lỗ trong hố đất.
– Đặt cây vào lỗ trong hố.
– Lấp đất kín gốc cây.
– Nén đất.
– Vun gốc.
Trả lời:
– Thứ tự các hình đúng với quy trình trồng cây rễ trần là:
Câu hỏi Bài 26 trang 68 Công nghệ 7: Theo em, ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng loại cây con nào? Tại sao?
Trả lời:
Theo em ở vùng đồi núi trọc nên trồng rừng bằng cây con, vì trồng bằng cây con thì sẽ phục hồi nhanh và sinh trưởng phát triển tốt hơn các cách khác.
Câu hỏi & Bài tập
Bài 1 trang 68 Công nghệ 7: Em hãy cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và các tỉnh miền Nam nước ta.
Trả lời:
– Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.
– Mùa trồng rừng ở các tỉnh miền Trung, Nam là mùa mưa.
Bài 2 trang 68 Công nghệ 7: Hãy nêu quy trình làm đất để trồng cây rừng.
Trả lời:
– Kích thước hố:
+ Loại 1: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 30 cm.
+ Loại 2: Chiều dài miệng hố chiều rộng miệng hố, chiều sâu là 40 cm.
– Kĩ thuật đào hố:
+ Lấp lớp đất màu (đã trộn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp) vào hố.
+ Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ và lấp đầy hố.
+ Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu mỡ để riêng bên miệng hố.
Bài 3 trang 68 Công nghệ 7: Hãy giải thích các thao tác kĩ thuật trông cây con có bầu và cây con rễ trần.
Trả lời:
– Quy trình trồng cây con có bầu:
+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
+ Rạch bỏ vỏ bầu.
+ Đặt bầu vào lỗ trong hố.
+ Lấp và nén đất lần 1.
+ Lấp và nén đất lần 2.
+ Vun gốc.
– Quy trình trồng cây non rễ trần:
+ Tạo lỗ trong hố đất.
+ Đặt cây vào lỗ trong hố.
+ Lấp đất kín gốc cây.
+ Nén đất.
+ Vun gốc.
Bài 4 trang 68 Công nghệ 7: Ở địa phương em, nếu có trồng cây rừng, thường trồng bằng cây con có bầu hay rễ trần, tại sao?
Trả lời:
Ở địa phương em nếu có trồng rừng thì sẽ trồng bằng cây con có bầu. Vì cây sẽ phát triển tốt đồng thời rễ cây được bảo vệ hơn so với dùng cây rễ trần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Nghệ 7 Vnen Bài 6: Thu Hoạch, Bảo Quản Và Chế Biến Sản Phẩm Trồng Trọt trên website Englishhouse.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!