Xu Hướng 4/2023 # Bài Thu Hoạch Chuyên Đề Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh 2022 # Top 12 View | Phauthuatthankinh.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Bài Thu Hoạch Chuyên Đề Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh 2022 được cập nhật mới nhất trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nội dung chuyên đề năm 2020

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một phong trào không còn xa lạ gì với toàn thể các Đảng viên, công nhân viên chức, người lao động và toàn thể người dân Việt Nam. Hệ thống tư tưởng, đạo đức mà chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc là một kho tàng đồ sộ mà đời đời con cháu học tập và làm theo bao nhiêu cũng không đủ. Nhận thấy được những giá trị to lớn mà nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh mang đến cho các thế hệ đất nước, Đảng ta đã không ngừng tuyên truyền vận động trong Đảng và toàn dân cùng nhau thi đua học tập và làm theo Bác. Mỗi một năm, một nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được lấy làm một chuyên đề học tập trong Đảng, các cơ quan xí nghiệp, trường học… Năm 2020, toàn Đảng, toàn Dân, toàn quân ta không ngừng phấn đấu tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo như mong muốn của Bác lúc sinh thời,

Năm nay, chúng ta triển khai nội dung học tập chuyên đề năm 2020 với hai phần chính:

Phần 1: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Đây là phần nghiên cứu, nâng cao nhận thức, lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

Phần 2: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới”. Đây là phần liên hệ thực tiễn để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

Các cấp ủy Đảng, cơ quan, xí nghiệp, trường học, doanh nghiệp tiến hành lên kế hoạch và triền khai học tập chuyên đề 2020 theo Hướng dẫn số 108 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và tình hình thực tế của cơ sở.

Bài thu hoạch chuyên đề học tập và làm theo bác năm 2020 là gì?

Bài thu hoạch chuyên đề năm 2020 là tài liệu tổng kết lại toàn bộ quá trình học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chủ Tịch trong năm 2020 theo tinh thần của Trung ương Đảng và hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương. Bài thu hoạch chuyên đề học tập năm 2020 được nộp cho chi bộ Đảng nơi Đảng viên sinh hoạt hoặc cơ quan, trường học nơi người lao động hoặc giáo viên, học sinh sinh viên học tập và công tác.

Bài thu hoạch chuyên đề năm 2020 là một bài thu hoạch cuối cùng trong quá trình thực hiện phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến năm 2020 trên cơ sở tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XII. Chính vì thế, đây là một bản thu hoạch có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm tổng kết quá trình thực hiện học tập và ứng dụng lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tiễn, giúp xây dựng một Đảng cộng sản và hệ thống chính trị vững mạnh trên cơ sở phát huy và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi cá nhân Đảng viên, giáo viên, cán bộ công nhân viên và nhân dân là những hạt nhân góp phần tăng cường sức mạnh của Đảng và sức mạnh của đất nước.

Tài liệu học tập chuyên đề năm 2020

Mỗi Đảng viên, người lao động, học sinh sinh viên và quần chúng đều là đối tượng khuyến khích học tập theo chuyên đề năm 2020 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chuyên đề năm nay có hai nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn. Những nội dung cơ bản đó được hướng dẫn chi tiết trong các tài liệu mà Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành và khuyến nghị sử dụng.

Hướng dẫn về tài liệu học tập chuyên đề năm 2020

Các căn cứ triển khai và thực hiện chuyên đề bao gồm Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, cần tích cực nêu gương từ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đến cán bộ ở tất cả các cấp ủy Đảng. Các Đảng viên, người lao động, học sinh sinh viên và toàn dân tích cực hưởng ứng và thực hiện chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2020 về cả lý luận và trên thực tiễn.

Tải tài liệu học tập chuyên đề năm 2020

Tài liệu về Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chuyên đề 2020). Đây là tài liệu chứa những nội quan trọng cần thiết để học tập chuyên đề năm 2020. Mỗi Đảng viên, người lao động cần có 1 bản.

Những mẩu chuyện về tinh thần đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tải tài liệu học tập chuyên đề năm 2020

Bài thu hoạch chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2020

Trải qua 4 năm thực hiện học tập theo nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyên đề năm nay 2020 là đại diện cho mục tiêu cốt lõi trong hệ thống tư tưởng chính trị Đảng Cộng sản – xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối liên minh giai cấp công – nông và tất cả các giai cấp khác trong xã hội. Đại đoàn kết toàn dân chính là sức mạnh, là nguồn lực để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh. Cùng với một hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh để có đủ sức mạnh, bản lĩnh chèo lái, dẫn dắt đất nước trên con đường đổi mới.

Các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, lối sống Hồ Chí Minh

Cùng điểm qua các chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến nay:

Chuyên đề năm 2017 là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa ” .

Chuyên đề năm 2018 là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên “.

Chuyên đề năm 2019 là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân”.

Chuyên đề năm 2020 là “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”.

Bài thu hoạch chuyên đề năm 2020 gồm những nội dung nào?

Xét trên nội dung học tập chuyên đề năm nay, một bài thu hoạch học tập chuyên đề năm 2020 chuẩn cần đảm bảo 2 nội dung lớn tương ứng với lý luận và thực tiễn:

Phần 1: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Trong phần này, cần nhắc đến tất cả những khía cạnh chính trong nội dung tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và xây dựng Đảng vững mạnh của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiếp theo đây là mẫu bài thu hoạch học tập chuyên đề 2020, bạn có thể tải về để tham khảo cách viết phần 1.

Phần 2: “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu giai đoạn cách mạng mới”.

Tùy vào tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương và hoàn cảnh của cá nhân Đảng viên mà bạn có thể đưa ra những giải pháp thực tế nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng một hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng những thử thách, yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.

Việc vận dụng lý luận vào thực tiễn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đảng luôn khuyến khích các Đảng viên, cán bộ lãnh đạo đem những nhận thức lý luận của bản thân ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát huy hơn nữa sức mạnh của hệ thống tư tưởng mà chủ tịch Hồ Chí Minh để lại.

Mẫu bài thu hoạch học tập chuyên đề năm 2020

Để có một hướng dẫn chi tiết hơn dành cho các bạn để có thể viết bài thu hoạch học tập chuyên đề năm 2020 một cách hoàn thiện nhất, chúng tôi xin đưa ra một vài mẫu viết sẵn dạng file word để bạn có thể thuận tiện tải về sử dụng.

Mẫu bài thu hoạch học tập chuyên đề năm 2020 của Đảng viên

Lưu ý, một mẫu bài thu hoạch chuyên đề 2020 phải đảm bảo bố cục rõ ràng, logic, nội dung đầy đủ, thực tế. Không khuyến khích việc các Đảng viên, người lao động tham gia học tập theo chuyên đề và viết bài thu hoạch một cách đại trà. Đặc biệt là với phần thứ 2, phần liên hệ thực tiễn, cần đưa ra những giải pháp thật thực tế và chi tiết phù hợp với địa phương, cơ sở và có tính ứng dụng cao. Việc ứng dụng lý luận vào thực tiễn là vấn đề sống còn cho một hệ thống tư tưởng. Mỗi một bài thu hoạch của từng Đảng viên sẽ là một bản đóng góp gửi đến Trung ương Đảng nhằm nâng cao tính thực tiễn của phong trào này.

Mời các bạn tải mẫu bài thu hoạch học tập chuyên đề năm 2020 cho cá nhân Đảng viên

Mẫu bài thu hoạch học tập chuyên đề năm 2020 của giáo viên

Bài thu hoạch học chuyên đề 2020 cho giáo viên là mẫu bài thu hoạch của giáo viên các cấp nhằm báo cáo tổng kết quá trình nghiên cứu, học tập chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2020. Bài thu hoạch của giáo viên có những đặc thù riêng của ngành giáo dục, đặc biệt là trong phần liên hệ thực tiễn quá trình công tác, sinh hoạt. Trường học là một môi trường cần phải đổi mới liên tục, chính vì vậy, việc ứng dụng luồng tư tưởng, lý luận chính trị vào hoạt động thực tế là điều rất quan trọng. Một chi bộ trường học vững mạnh hay không nhờ vào những cá nhân là giáo viên, cán bộ nhân viên, Đảng viên trong chi bộ đó. Một chi bộ Đảng vững mạnh mới có một trường học vững mạnh và phát triển.

Mẫu bài thu hoạch chuyên đề năm 2020 dành cho giáo viên

PHÒNG GD&ĐT KRễNG ANA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẪU GIÁO BèNH MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Đơn vị công tác: Trường Mẫu giỏo Bỡnh Minh

Trỡnh độ chuyên môn: Đại học sư phạm

Môn đào tạo: Giỏo dục mầm non

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do khách quan

Đảng ta đã phát động Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ rất lâu, phổ biến sâu rộng trong toàn thể nhân dân, đến nay thật sự trở thành phong trào lớn trong toàn đảng, toàn dân. Sức lan tỏa của cuộc vận động đã có tầm ảnh hưởng rất lớn trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên của mỗi tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để cuộc vận động trở nên sâu hơn, thường xuyên hơn, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, thiết thực hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình đất nước ta hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách đe dọa, mua chuột, dũ dỗ cán bộ giáo viên, đặc biệt là cán bộ giáo viên là đảng viên, làm cho tư tưởng của họ lệch lạc, mất đi sức phấn đầu, nên việc đẩy mạnh học tập tấm gương của Người càng trở nên cấp thiết hơn.

2. Lý do chủ quan

Ngày nay với yêu cầu càng cao của xã hội, việc học tập theo gương Người càng được thực hiện tốt hơn. Trong thời gian qua, tuy thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn bước đầu, chưa thực sự đi sâu vào tâm thức, tạo nên những chuẩn mực, giá trị mới trong tư duy và hành động của mỗi người, chưa tạo nên bước chuyển biến cụ thể gắn với những kết quả, hiệu quả trong mỗi việc làm của tổ chức và cá nhân, nhất là đối với tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hình ảnh và những việc làm của Bác vẫn chỉ dừng lại ở biểu tượng, được tôn trọng như một ý nghĩa linh thiêng cao quý, chưa ngấm sâu vào trong tiềm thức của mỗi người, để trực tiếp điều chỉnh gắn với từng hành vi trong lời nói, việc làm theo Bác. Thậm chí vẫn còn vi phạm, đi ngược lại với những giá trị, chuẩn mực. Đặc biệt hơn còn có một bộ phận cán bộ đảng viên bị suy thoái về đạo đức và lối sống, là mầm móng gây tổn hại đến sự an nguy của đất nước, gây mất lòng tin ở nhân dân, do đó cần phải được chấn chỉnh kịp thời.

Với trách nhiệm là cán bộ đảng viên trong đội ngũ giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức của Người. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác tuyên truyền, làm tốt công tác giáo dục, nhằm duy trì và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đảng viên. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài một số giải pháp đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

3. Mục đích nghiên cứu

– Nhằm nâng cao hiệu quả chung cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác mà Bộ chính trị phát động.

– Nâng cao nhận thức về những giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, tạo chuyển biến mạnh mẽ sâu rộng về ý thức tu dưỡng, rèn luyện.

– Qua đó có những biện pháp phù hợp để nâng cao phẩm chất, đạo đức của đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của xã hội.

II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a. Đối ượng: Cán bộ , giáo viên, Trường Mẫu giáo Vĩnh Ngươn – Thành phố Châu Đốc – Tỉnh An Giang.

b. Phương pháp nghiên cứu

– Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên trong năm, đánh giá chất lượng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

– Phương pháp quan sát các hoạt động giảng dạy, cuộc sống hàng ngày của giáo viên trong trường.

c. Giới hạn đề tài

Đối tượng và nội dung của cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh rất đa dạng và phong phú, bao gồm toàn thể cán bộ, công chức nhà nước và nhân dân lao động. Ở đây tôi chỉ trình bày một số giải pháp để đẩy mạnh việc học tập và làm theo gương Bác của đội ngũ đảng viên, giáo viên ở các trường mầm non.

III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng

Với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước ta hiện nay, nhu cầu phát triển con người đáp ứng cho cuộc sống và xã hội ngày càng nâng lên, nên nhu cầu dạy học đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao hơn, đặc biệt là đối với mầm non, chiếc noi đầu đời của trẻ trong nhận thức và khơi dậy tiềm năng sáng tạo sau này. Đa số phụ huynh đều là người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, nên việc chăm sóc trẻ em còn nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những hộ gia đình nghèo, nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ giáo viên phải có tâm huyết cao với nghề, tuy được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp, nên chất lượng, cũng như cơ sở vật chất của trường được hoàn thiện tốt. Song việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ có những thuận lợi và khó khăn sau:

– Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường trẻ, khỏe, có năng lực công tác, đều được đào tạo cơ bản ở các trường, trình độ chuyên môn cao, hết lòng hết sức vì công việc giáo dục, có tinh thần tổ chức kỹ luật cao, nên việc truyền đạt và thực hiện nội dung học tập tấm gương Hồ Chí Minh khá tốt.

– Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học có sự tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. Giáo viên an tâm nhiệt huyết với công việc.

– Đội ngũ giáo viên trình độ không đồng đều, nên việc truyền đạt những tư tưởng của Bác đòi hỏi phải có những biện pháp khác nhau.

– Đa phần giáo viên đều xuất thân từ gia đình nghèo khó, nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý dạy học, phải vừa lo việc nhà, việc trường.

Trước tình hình thực trạng của nhà trường, tôi trăn trở suy nghĩ những khó khăn đó sẽ làm cho tư tưởng của đội ngũ giáo viên một phần nào bị dao động, đặc biệt là đội ngũ giáo viên là đảng viên, nên tôi tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhằm giúp cho giáo viên thật sự noi gương của Người, thật sự tốt hơn, trưởng thành hơn, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như sức chiến đấu của giáo viên trên lĩnh vực tư tưởng.

2. Một số giải pháp nâng nâng cao việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh a. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch học tập tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh phải cụ thể, tỉ mỉ.

– Lãnh đạo các cấp nên dựa vào chương trình, kế hoạch “học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của trên, của các cấp, cách ngành, để xây dựng kế hoạch học tập trong năm cụ thể, tỉ mỉ, đúng mục đích, yêu cầu của trên và sát với tình hình thực tế của trường, phù hợp với môi trường giáo dục. Làm cho mọi người cần thấm nhuần thật sâu sắc các chuẩn mực đạo đức của Bác để vận dụng và cụ thể, cho phù hợp.

– Xây dựng kế hoạch phải cụ thể cho từng thời điểm, cả năm học, kế hoạch từng tháng, từng học kỳ. Nội dung phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể, giáo viên là đảng viên thì đòi hỏi kế hoạch phải khác với giáo viên là quần chúng, vì đảng viên phải nêu gương và đi đầu. Nội dung không được hoa loa, chiếu lệ, kế hoạch đó phải được hiệu trưởng phê duyệt mới được đưa vào thực hiện. Hàng tháng chi bộ phải báo cáo kế hoạch thực hiện của mình về trên, qua đó cấp trên sẽ căn cứ vào kế hoạch đó để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhỡ, uốn nắn kịp thời, và sẽ có những biện pháp chỉ đạo, hỗ trợ tốt hơn.

– Đặc biệt kế hoạch học tập phải gắn với nội dung dạy và học của giáo viên, Giáo viên phải lòng ghép nội dung tư tưởng của Bác vào giảng dạy, ví dụ như kể chuyện về Bác, giúp trẻ học thuộc các chuẩn mực đạo đức như “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư,…một phần giúp trẻ hiểu và làm quen dần những đạo đức cao cả của Người, làm nền tảng sau này học tập và noi theo, một phần giúp giáo viên nâng cao kiến thức về tư tưởng của Bác, trong đó lấy chất lượng giáo dục của giáo viên làm trọng tâm. Hai nội dung này phải được chú trọng song song với nhau, vì dù đạo đức có tốt nhưng kết quả dạy không tốt cũng ảnh hưởng đến thành tích của trường, thành tích có cao nhưng đạo đức không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự học tập của trẻ, vì trẻ thường hay noi theo hành động của giáo viên, cũng không được sự tin cậy, yêu mến của quần chúng nhân dân. Nhà trường phải giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đối tượng. Ví dụ:

+ Đối tượng giáo viên là đảng viên: TB trở lên: 96%. Trong đó Khá-Giỏi: 70%.

+ Đối tượng giáo viên là quần chúng: TB trở lên: 93%. Trong đó Khá-Giỏi: 60%.

b. Biện pháp 2: Thành lập tổ nhóm quan sát lẫn nhau, xây dựng kế hoạch nghiên cứu

* Thành lập tổ nhóm, quan sát

Nhóm là một tập thể nhiều cá nhân, mỗi cá nhân lại có một suy nghĩ khác nhau. Nếu phối hợp tốt sẽ có nhiều sáng tạo. Trong cuộc sống cũng như công việc, tổ nhóm rất quan trọng, nó sẽ góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ, cũng như hoàn thiện bản thân. Có thể lấy tổ chuyên môn làm nhóm, phân công nhiệm vụ rõ ràng cụ thể. Trưởng nhóm là người phải có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ, đi đầu trong thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Phân công các thành viên tự quan sát lẫn nhau, ai không thực hiện tốt các nội dung học tập theo gương Bác, kịp thời chấn chỉnh lẫn nhau. Đặc biệt phải phát huy tính phê bình và tự bình của cá nhân, không được vì e dè, nể nang mà không dám nhận xét hoặc bị nhận xét thì căm ghét lẫn nhau. Phải phát huy tốt tinh thần học tập lẫn nhau, cùng nhau cùng tiến bộ

* Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

Trên tinh thần của nhóm, những người gẫn gủi cùng nhau, sẽ dễ bày tỏ những quan điểm cho nhau, trên cơ sở đó cùng nhau trao đổi các biện pháp hay hơn để thực hiện tốt hơn cuộc vận động và học tập gương Bác. Trong nhóm sẽ thực hiện trước các biện pháp mới đó, nếu có sai sót thì cùng nhau chấn chỉnh, nếu hoàn thiện thì nhân rộng điển hình cho toàn trường thực hiện.

c. Biện pháp 3: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của lãnh đạo các cấp

Việc kiểm tra tổ chức, cấp dưới thực hiện nhiệm vụ cần được quan tâm nhiều hơn. Kiểm tra là khâu rất quan trọng trong thực hiện mọi nhiệm vụ, có kiểm tra mới phát hiện ra những thiếu sót để điều chỉnh kịp thời. Công tác kiểm tra, đánh giá phải làm thường xuyên và nghiêm túc hàng tuần, hàng tháng, hàng quí, đây là một việc làm rất cần thiết và bổ ích cho mỗi giáo viên.

Tăng cường kiểm tra, giám sát trở thành tất yếu khách quan giúp cho tổ chức và cá nhân nâng cao năng lực góp phần hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cần phải kiểm tra, đánh giá cả nhận thức lẫn thực hiện việc làm theo gương Bác, trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ hàng ngày. Nếu có những thiếu sót hoặc làm không đúng với kế hoạch hoặc làm thiếu tinh thần trách nhiệm, hoa loa chiếu lệ, nhanh chóng chấn chỉnh kịp thời thời bằng nhiều hình thức, gặp gỡ nhắc nhở riêng, nếu nặng hơn có thể sinh hoạt tập thể để chấn chỉnh. Để phát huy tính phê và tự phê bình, cá nhân tự nhận xét đánh giá về chính bản thân mình, sau đó đánh giá của tập thể, đến lãnh đạo chỉ huy. Phải phát huy tính dân chủ trong sinh hoạt.

d. Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

Tuyên truyền là khâu quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, nhằm tác động thường xuyên, liên tục vào nhận thức đối với đội ngũ giáo viên, từ nhận thức đúng đắn sẽ có hành động đúng đắn, có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, nhưng cơ bản phải tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện, tránh tràng lan, rườm rà khó thực hiện.

Ngoài các buổi tuyên truyền theo các sự kiện lớn, chúng ta cần tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt tổ nhóm, hoặc qua các hội nghị, hoặc các buổi nói chuyện. Trong các lần sinh hoạt phân công xoay vòng nhau, dành ra một ít thời gian kể chuyện về tấm gương của Bác, kể phải lưu lót, diễn cảm, không được nhìn văn bản kể, mà phải học thuộc lòng, kể xong phải có phần nhận xét đánh giá riêng của bản thân về mẫu chuyện đó, sau đó đề ra các phương pháp để thực hiện tốt tấm gương đó. Công việc này phải làm thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng làm theo thời điểm, hoặc có kiểm tra mới làm. Trong các lần tuyên truyền đó phải có biên bản ghi lại, tuyên truyền nội dung gì, ai tuyên truyền, ngày giờ tuyên truyền. Để làm cơ sở cho cấp trên kiểm tra, đánh giá.

Ngoài các hình thức tuyên truyền bằng lời, bằng kể chuyện, chúng ta cần kết hợp tuyên truyền bằng các khẩu hiệu. Ví dụ treo các khẩu hiệu như “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”,… trước cổng hoặc trên tường, trước của lớp, hay trong lớp, đặc ở những nơi dễ nhìn, để chúng ta lúc nào cũng thấy, nhớ và thực hiện theo.

đ. Biện pháp 5: Tuyên dương, nhân rộng điển hình tiên tiến

Việc nhân rộng điển hình phải gắn liền với việc phát hiện những nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt. Điển hình tiên tiến là nhân tố quan trọng, làm nòng cốt cho phong trào thi đua, phấn đấu của mỗi cá nhân. Lấy gương người tốt để giáo dục lẫn nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một tấm gương tốt có lợi bằng một trăm bài diễn thuyết”.

Để có một điển hình mẫu cần phải có sự đầu tư ban đầu, phải lựa chọn nhân tố, nếu có nên chọn cá nhân là trưởng các đầu ngành, ví dụ như tổ trưởng, hiệu trưởng, hiệu phó,…để phát huy vai trò chủ chốt lãnh đạo, sau khi chọn nhân tố xong phải có bước bồi dưỡng, đào tạo, trong quá trình làm việc cần chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời, phải làm thế nào cho nhân tố điển hình phải thực sự tốt, thực hiện nghiêm các chuẩn mực đạo đức của Người. Ngoài ra, cần phải biết phát hiện những nhân tố mới, con người mới, kịp thời bồi dưỡng, đào tạo và nhân rộng ra để mọi người noi theo. Một điều đặc biệt quan trọng đó là phải gắn với thi đua khen thưởng để động viên, khích lệ mọi người phát huy tính tự giác của mình, khen thưởng bằng nhiều hình thức, ví dụ như biểu dương, phần thưởng,…

e. Biện pháp 6: Phối hợp tốt với chính quyền địa phương

Ngoài việc thực hiện tốt các chức trách, nhiệm vụ ở trường, một phần không thể thiếu đó là cuộc sống của giáo viên ở địa phương, cần phải phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của người, nó thể hiện qua lối sống của cá nhân ở địa phương.

Lối sống hàng ngày của giáo viên ở địa phương là nơi thể hiện rõ nét nhất các phẩm chất đạo đức của Người mà giáo viên đã được học tập, thông qua việc sinh hoạt hàng ngày. Một cá nhân tốt phải thực sự tốt ở gia đình lẫn xã hội, vì vậy đòii hỏi cần phải liên hệ với chính quyền địa phương và nhân dân trong việc nhận xét đánh giá chuẩn mực đạo đức của giáo viên.

5. Kết quả đạt được

Trong năm học 2012 – 2013 nhờ có biện pháp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch một cách khoa học, sát với thực tế ở trường nên chất lượng giáo dục về tấm gương của Bác được nâng lên rõ rệt, cụ thể ở trường mẫu giáo Vĩnh Ngươn đã đạt được như sau:

– 100% GV trong nhà trường thấm nhuần những giá trị đạo đức cao cả của Bác, được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo vào trong cuộc sống, được thể hiện bằng những việc làm và hành động cụ thể. Ví dụ trường hợp của giáo viên Nguyễn Thị Thu Thủy, trong năm 2012 đánh giá việc học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cuối năm đạt yêu cầu, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, có con nhỏ, còn phải phụng dưỡng cha mẹ già, ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và hành động của Thủy, Thủy hay đi muộn về sớm, hay nổi cáo với trẻ mỗi khi Thủy gặp chuyện không vui, trong sinh hoạt hàng ngày Thủy ít tiếp xúc hay trò chuyện với giáo viên trong trường, nhiều lần bị phụ huynh phản ánh về chất lượng giáo dục con mình,…Nắm được tình hình đó, nhà trường đã nhanh chóng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn tăng cường quan sát, nắm bắt tư tưởng của Thủy, trong các buổi sinh hoạt tổ hay trò chuyện hàng ngày tổ trưởng hay động viên Thủy bằng những mẫu chuyện về Bác. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra Thủy về công tác chuyên môn, giúp đỡ động viên, chia sẽ niềm vui nỗi buồn về cuộc gia đình,… Dần dần Thủy trở nên cởi mở hơn, tư tưởng không như xưa nữa, chăm lo việc dạy học hơn, được sự tin yêu của phụ huynh học sinh hơn. Cuối năm 2013 Thủy đạt xuất sắc trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đánh giá chất lượng dạy học đạt loại tốt.

– Chất lượng dạy và học của trường được nâng lên. Kiểm tra sau chuyên đề: 70% giáo viên đạt loại tốt, 30% giáo viên đạt loại khá.

– Cán bộ, giáo viên nhà trường được lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, cha mẹ học sinh an tâm cho con học tại trường, vì được học tập ở môi trường tốt.

6. Bài học kinh nghiệm

Giáo dục mầm non là một bậc học đòi hỏi có nghệ thuật khoa học khác với các bậc học khác. Vì vậy, trước hết giáo viên phải có sự năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức lối sống, chủ động trong công tác chỉ đạo chuyên môn, chất lượng giáo dục trong nhà trường, mỗi giáo viên cần phải:

– Xây dựng cho mình bãn lĩnh chính trị vững vàng, không lùi bước trước khó khăn gian khổ. Vận dụng sáng tạo các chuẩn mực đạo đức của Người vào trong cuộc sống

– Mỗi giáo viên cần phải có tấm lòng yêu nghề, xem giáo dục là nghề rất vất vả nhưng cao cả.

– Thường xuyên kiểm tra, soi rọi lại mình, kịp thời chấn chỉnh những sai sót, không để sa vào suy thoái đạo đức, lối sống. Lấy các phẩm chất, đạo đức của Bác làm tấm gương sáng để học tập và noi theo.

IV. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 1. Đề xuất

Chỉ đạo, lãnh đạo các cấp cần quan tâm, chăm lo bồi dưỡng nhiều hơn nữa đối với đội ngũ giáo viên, tuyên truyền giáo dục nhiều hơn nữa các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh.

Mỗi cán bộ, giáo viên cần học tập nâng cao trình độ chính trị, nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa, tham khảo nhiều tài liệu học tập tấm gương của người thông qua nhiều phương tiện: sách báo, ti vi, internet,…Có ý thức tự rèn, tự giáo dục, phấn đấu, phát huy tính phê bình và tự phê bình của bản thân, thấy sai phải sửa, khi được đóng góp phải chấn chỉnh kịp thời, không e dè, kì thị.

2. Kiến nghị

Tổ chức cho cán bộ quản lý đi tham quan trường bạn để được giao lưu học tập những gương điển hình làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đúc rút kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác tại đơn vị.

V. KẾT LUẬN

Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trường học, đưa chất lượng giáo dục đảm bảo yêu hình thành và phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ. Hình thành nhân cách con người mới XHCN, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường Tiểu học được tốt. Muốn đạt được điều điều đó, đòi hỏi cán bộ giáo viên phải có trình độ chuyên môn, phải có đạo đức tốt, có lối sống tốt, là tấm gương sáng để học sinh noi theo, là niềm tin của cha mẹ học sinh khi gửi con mình cho đội ngũ giáo viên thực sự tốt.

NGƯỜI VIẾT

Võ Thượng Thúy

* NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. MỤC LỤC

– Lý do chọn đề tài Trang 2

– Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu Trang 3

– Nội dung và kết quả nghiờn cứu Trang 3

– Đề xuất và kiến nghị Trang 8

– Kết luận Trang 8

– Nhận xét của hội đồng chấm cấp trường Trang 9

– Tài liệu tham khảo Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

1. Tài liệu học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

2. Chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Thực trạng tại đơn vị.

Trong thực hành làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm phải gắn chặt với nhau, phải thực hiện đồng thời với cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thực hành phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

2- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Ðảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), đây được xác định là khâu mấu chốt để thực hiện nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

Ðể thực hiện tốt giải pháp này, cần giữ vững các nguyên tắc xây dựng Ðảng, phát huy dân chủ trong Ðảng thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, phát huy sự gương mẫu của người đứng đầu, nhất là trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay” và Quy định 101-QÐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.

3- Coi trọng xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện. Ðể nêu cao tinh thần trách nhiệm, trước hết phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức. Trong một tổ chức, mỗi thành viên phải là một bộ phận có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng thì tổ chức đó mới vận động tốt được. Có trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, mỗi cá nhân mới có đóng góp cụ thể cho tổ chức, mới “nói đi đôi với làm”, tham gia cùng tập thể chống chủ nghĩa cá nhân. Mặt khác, để động viên khuyến khích tinh thần trách nhiệm và hạn chế thói lười biếng, vô trách nhiệm, ỷ lại, tư lợi cá nhân… cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện. Cấp ủy các cấp cần thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát.

Thông qua kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên ở nơi công tác, nơi cư trú và khi công tác xa đơn vị, nhất là những cán bộ có chức có quyền, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, công tác cán bộ… Phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Ðảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Ðảng.

4- Không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật gắn với việc tăng cường hơn nữa tính nghiêm minh của kỷ luật Ðảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay yêu cầu cần phải khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để hạn chế những “lỗ hổng” dễ bị lợi dụng; cần tăng cường sự nghiêm minh của pháp luật để củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước. Ðồng thời, phát huy dân chủ trong Ðảng và thực hiện kỷ luật đảng thật sự nghiêm minh. Xử lý kịp thời, công khai những cán bộ, đảng viên vi phạm, dù ở cương vị, chức trách nào; kiên quyết đấu tranh với những thói hư tật xấu trong Ðảng.

Bên cạnh đó, cần phát huy mặt tích cực của dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ góp phần giáo dục, răn đe đối với mọi cán bộ, đảng viên, góp phần đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

5- Phát huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và vai trò của nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức. Ðây là giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài của công tác xây dựng Ðảng, cũng như trong việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, tình trạng suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay.

Vì vậy, cần có cơ chế để nhân dân tham gia vào công tác xây dựng Ðảng, thúc đẩy việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia xây dựng Ðảng bắt đầu từ cơ sở; phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí, công luận đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

6- Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Ðảng, củng cố mối quan hệ gắn bó, máu thịt, sống còn giữa Ðảng và nhân dân. Ðây là giải pháp được xác định là rất quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta trong các giai đoạn, đặc biệt trong những thời điểm có tính bước ngoặt.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, để khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin đối với Ðảng, đối với chế độ xã hội chủ nghĩa và tương lai phát triển của đất nước. Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận diện, nắm vững và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chia rẽ mối quan hệ giữa Ðảng và nhân dân.

(Nguồn Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)

(Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phục vụ sinh hoạt chi bộ tháng 5/2014)

Đỗ Hữu Nhân,

Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị khoá XII đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tiếp tục phát động, triển khai sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Trung ương; căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ban tuyên giáo các cấp tỉnh Hưng Yên đã tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp kịp thời chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị ở các địa phương, đơn vị.

Có thể nhận thấy, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, nghiêm túc và có hiệu quả; dần đi vào nề nếp hơn, thiết thực hơn và có nhiều đổi mới, sáng tạo. Thông qua đó, đã giúp cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bước đầu có chuyển biến tích cực về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, hành động, việc làm cụ thể, nhất là của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị. Từ những việc làm cụ thể đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua thiết thực, ngày càng xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có năng lực, phẩm chất chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị cho thấy, còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai học tập, nghiên cứu, thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ở một số địa phương, đơn vị còn chậm và còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Việc lựa chọn, xây dựng kế hoạch, cam kết làm theo, gắn với nội dung chuyên đề của từng năm của một số địa phương, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên còn hình thức, chưa sát với chức trách, nhiệm vụ được giao. Việc triển khai Sổ ghi đảng viên tiêu biểu; việc bình xét, ghi danh đảng viên tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở một số địa phương, cơ sở còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh còn chưa nhiều, chưa thực sự tạo sức lan tỏa trong xã hội. Công tác kiểm tra, giám sát còn chưa thường xuyên…

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do: Một số cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trách nhiệm nêu gương; tính tiền phong, gương mẫu, tinh thần tự giác, tích cực trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của một số cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế. Một số báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác Đảng ở cơ sở còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ nên khó khăn trong công tác tuyên truyền, triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị.

Năm 2019, chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định là: ” Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh“. Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chuyên đề năm 2019 đạt hiệu quả thiết thực hơn, tham gia đóng góp tích cực vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ban tuyên giáo các cấp của tỉnh Hưng Yên sẽ chủ động, tích cực hơn nữa; không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chuyên đề năm 2019, cụ thể như sau:

Một là, Đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị – xã hội các cấp, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh cần tiếp tục phát huy cao độ vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm, coi trọng tính hiệu quả, thiết thực ngay từ khâu xây dựng văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện; công tác tổ chức học tập, nghiên cứu chuyên đề cho cán bộ, đảng viên; cho đến việc lựa chọn, đăng ký, cam kết làm theo, đảm bảo theo nội dung Hướng dẫn số 07-HD/TU ngày 07/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chú trọng công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, chuyên đề năm 2019 ở các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh; kịp thời thấy được những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện; trên cơ sở đó, đề ra hoặc điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp.

Năm là, quan tâm tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp trong tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Thu Hoạch Chuyên Đề Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh 2022 trên website Phauthuatthankinh.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!