Xem phim THƯỢNG ĐẾ CŨNG PHẢI CƯỜI Thuyết minh – No Code Building

Ngày phát hành: 10 tháng 9, 1980 (Nam Phi)

Đạo diễn: Jamie Uys

Dựng phim: Stanford C. Allen; Jamie Uys

Người dẫn chuyện: Paddy O’Byrne

Quay phim: Jamie Uys, Buster Reynolds, Robert Lewis

Mời các bạn xem phim THƯỢNG ĐẾ CŨNG PHẢI CƯỜI

To do so, please follow these instructions.

To view this content, you need to have JavaScript enabled in your browser.

PHẦN 1 CỦA PHIM THƯỢNG ĐẾ CŨNG PHẢI CƯỜI THUYẾT MINH

Bộ lạc người Sho của Xi vốn sống cách biệt trên sa mạc Kalahari, họ hoàn toàn xa lạ với những gì diễn ra ở thế giới hiện đại.

Rắc rối đến với bộ lạc khi một chai Coca-Cola bị hành khách đi máy bay ném xuống đúng nơi họ sinh sống. Tin rằng đây là món quà do Thượng đế ban tặng, từng người trong bộ lạc tìm mọi cách sở hữu và sử dụng nó cho các việc khác nhau.

Tuy nhiên, sau đó cuộc sống êm đềm hạnh phúc của mọi người bỗng nhiên bị xáo trộn bởi những tranh cãi xung quanh tạo vật kỳ lạ. Tin rằng vật này mang lại bất hạnh cho cộng đồng, chàng thổ dân Xi quyết định đem cái chai đi vứt bỏ ở nơi tận cùng thế giới.

Trên chuyến đi anh đã gặp nhiều rắc rối vì phải tiếp xúc với cuộc sống hiện đại với rất nhiều đồ vật và hành động anh chưa từng chứng kiến.

PHẦN 2 CỦA PHIM THƯỢNG ĐẾ CŨNG PHẢI CƯỜI THUYẾT MINH

Sau khi thực hiện chuyến hành trình với chiếc vỏ chai Coca cola kỳ lạ, chàng Xi trở về bộ tộc cùng gia đình, sống vui vẻ và thoát khỏi những rắc rối mà làn gió văn minh phương Tây thế kỷ 21 mang lại.

Nhưng con người từ thế giới bên ngoài dường như lại không muốn bộ tộc của anh sống những ngày thật sự yên ổn. Những kẻ tham lam lại tiếp tục lùng sục khu rừng và tìm mọi cách đánh cắp ngà voi quý hiếm.

Cùng lúc đó, hai đứa trẻ của Xi vô tình rơi vào chiếc xe tải của bọn người xấu! Hai đứa con yêu dấu bị bắt cóc khiến anh mất ăn mất ngủ, vội vàng theo dấu bọn gây rối mau chóng giải thoát hai con. Nhưng mọi việc lại trở nên phức tạp hơn khi một trong hai đứa lại tự giải thoát cho mình và gặp thêm những cạm bẩy trên đường trốn thoát…

PHẦN 3 CỦA PHIM

Anh chàng Leo cùng pháp sư tìm cách chuyển xác ướp tổ tiên về Trung Quốc. Trên đường khi đang bay qua châu Phi, máy bay của họ gặp trục trặc. Cả bọn phải tá túc lại một ngôi làng giữa sa mạc hẻo lánh…

Và từ đây, chuyến hành trình cười không chịu nổi của các nhân vật bắt đầu.

Những điều thú vị xoay quanh phim THƯỢNG ĐẾ CŨNG PHẢI CƯỜI

Diễn viên và đạo diễn của phim

N!xau hay còn gọi là Gcao Tekene Coma, ông là một nông dân thực thụ thuộc bộ tộc Bushmen ở quê nhà Namibian. Trước khi nổi tiếng với vai diễn anh chàng thổ dân ngờ nghệch Kalahari San (Bushman) Xixo trong phim Đến Thượng Đế Cũng Phải Cười, nam diễn viên sinh năm 1943 có một cuộc sống bình thường, không có gì nổi bật tại quê nhà.

Giống như nhiều thổ dân châu Phi khác, cuộc sống của ông gần như tách biệt với nền văn minh nhân loại hiện đại. Cũng vì thế, khi nhận được 300 USD (gần 7 triệu) cát-xê đầu tiên, ông đã không biết dùng số tiền đó để làm gì. Thậm chí, tiền có bị gió thổi bay mất ông cũng chẳng thèm quan tâm. Tuy nhiên, sau khi nhận lời tham gia phần 2 của bộ phim, ông đã nhận thức được giá trị số tiền mình kiếm được và yêu cầu mức cát-xê 80.000 USD. 

Nhờ số tiền đó, N!xau đã có thể xây dựng một ngôi nhà bằng gạch với đầy đủ hệ thống nước máy và điện cho gia đình sinh sống. Sau đó, ông cũng nhanh chóng nhận được sự chú ý của nhiều đạo diễn cũng như lời mời tham gia đóng phim.

Tên tuổi trong sự nghiệp diễn xuất của ông được thể hiện ở 7 bộ phim nổi tiếng trên toàn thế giới: The Gods Must Be Crazy (1980), The Gods Must Be Crazy II (1988),  Kwagga Strikes Back (1990), Crazy Safari (1991), Crazy Hong Kong (1993), The Gods Must be Funny in China (1994) và  Sekai Ururun Taizaiki (1996)

Sau khoảng thời gian tung hoành khắp các màn ảnh, N!xau trở về quê nhà với cuộc sống nông dân vốn có. Ông sống bình dị với công việc đồng áng xoay quanh các ruộng ngô và trại gia súc. Nam diễn viên trải qua 3 đời vợ và có 6 người con. 

Đến năm 2003, ông được phát hiện đã mất trong một dịp đi săn. Được biết, N!xau qua đời do mắc bệnh lao mãn tính và được an táng tại quê nhà, bên cạnh người vợ thứ 2. Sự ra đi của ông để lại vô số những tiếc nuối cho công chúng về một người đàn ông diễn xuất mộc mạc, tự nhiên nhưng vô cùng duyên dáng.

Hai diễn viên nữ và nam chính của phim là Sandra Prinsloo (Vai Kate Thomson-cô giáo trong phim) và Marius Weyers (Vai Andrew Steyn-nhà khoa học) gần như không có thành tựu nào nổi bật từ sau bộ phim này. Sandra chủ yếu xuất hiện trên một vài chương trình truyền hình cũng như sân khấu kịch Nam Phi. Còn Marius cũng xuất hiện trong rất nhiều phim của Mỹ tuy nhiên đều là vai phụ.

Phim Thượng Đế cũng phải cười giúp đạo diễn Jamie Uys nhận được một giải thưởng vào năm 1981 tại LHP Hài Quốc tế Vevey. Sau đó Jamie cũng tham gia đạo diễn một số phim nhưng lại không gây được tiếng vang cho đến khi qua đời vì suy tim vào năm 1996.

Kinh phí của phim

Những tình huống cười đến vỡ bụng trong phim đã tạo nên một thương hiệu Đến Thượng đế cũng phải cười. Bộ phim trở thành một hiện tượng tại quốc gia này và mang lại cho hãng phim Ster Kinekor một khoản lợi nhuận khổng lồ cũng như phá vỡ mọi kỷ lục về doanh thu tại đây. Tại thị trường nước ngoài, phải sau 6 năm, vào khoảng giữa tháng 11 năm 1986 thì Đến Thượng Đế cũng phải cười mới đến được thị trường phim Bắc Mỹ nhờ hãng CBS/Fox và được phát hành dưới dạng băng video.

Bộ phim được thực hiện với kinh phí rất ít nhưng lại đạt doanh thu không ngờ trên toàn thế giới và vẫn được chiếu đi chiếu lại ở hơn 45 quốc gia trên thế giới cho đến tận bây giờ. Phim đạt hơn 100 triệu đô la trên toàn thế giới.

Pha quảng cáo kinh điển của Co-ca Co-la

Chai Coca-Cola trong phim này trở thành bài học kinh điển về quảng cáo sản phẩm trong phim. Không chỉ nhắc đến tên tuổi của thương hiệu, chai Coca-Cola còn trở thành nhân vật chính tạo thành mạch dẫn và xuất hiện xuyên suốt từ đầu cho đến cuối phim, đó là chưa kể màn “quảng cáo” những công dụng khác của vỏ chai Coca-Cola thông qua đoạn các thổ dân sử dụng nó.

Bài học nhân văn của phim

Thượng Đế cũng phải cười trở thành một bộ phim kinh điển cho những phim hài sau này. Phim cũng có súng đạn, có thú dữ, có truy đuổi gay gắt nhưng không hề hồi hộp mà trái lại, khán giả sẽ không biết lúc nào sẽ bị… đau bụng vì cười.

Bên cạnh tiếng cười, đạo diễn Jamie Uys cũng đã khéo léo lồng ghép một tư tưởng nhân văn vào trong tác phẩm này. Cuộc hành trình của anh thổ dân Xi phản biện lại cái gọi là cuộc cách mạng, truyền bá văn minh nhân loại của các nước lớn đối với các nước nhỏ. Xi và bộ tộc của mình là một cộng đồng xã hội thu nhỏ.

Với người ngoài, họ cho rằng những người như bộ tộc của Xi còn sống gian khổ, không điện nước, máy tính, không học hành nhà cửa. Với con mắt của Xi, những người da trắng thật lạ khi cứ rượt đuổi, bắn giết nhau và làm những trò vô ích ngay cả khi không phải vì cái ăn, cái mặc.

Một thông điệp được phát ra từ bộ phim đầy ắp tiếng cười này: đừng đánh giá cuộc sống của người khác qua con mắt của bạn, hãy thử hoà nhập vào cuộc sống của người ta, để rồi hãy phán xét xem ai văn minh hơn.