Xem Lịch Âm – Lịch Vạn Niên – Lịch Vạn Sự – Lịch Dương Hôm Nay
Người dân Việt Nam ai cũng đều biết hệ thống Lịch Âm dù đang dùng Dương lịch như là một tiêu chuẩn chung của thế giới hiện nay. Trước khi áp dụng hệ thống Dương lịch của phương Tây, người Việt Nam chỉ theo âm lịch (hay còn gọi là nông lịch hay lịch nông nghiệp, âm dương lịch) để xác định thời điểm gieo trồng, thu hoạch và các dịp lễ hội. Vậy Âm lịch được xác định ra sao và được người dân ứng dụng như thế nào?
Âm lịch là gì ?
Âm lịch Việt Nam tiếng anh gọi là vietnamese lunar calendar là một loại lịch thiên văn. Âm lịch là lịch được xây dựng dựa vào sự vận chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất.
Trên thế giới có nhiều loại Âm lịch: Âm lịch của Babylon, của Hồi Giáo, của Trung Hoa. Các nhà làm âm lịch đã cố gắng kết hợp với dương lịch để các tiết khí hậu trong một năm được hợp lý nhất.
Nguồn gốc lịch sử của âm lịch Việt Nam
Âm lịch dùng tại Việt Nam là có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau. Dựa vào kết quả của công trình nghiên cứu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn chúng ta biết được từ trước năm 1945 Việt Nam sử dụng lịch nào và lịch đó khác hay giống với lịch Trung Quốc như thế nào. Lưu ý khi tính ngày Sóc và ngày chứa Trung khí bạn cần xem xét chính xác múi giờ. Đây là lý do tại sao có các điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc. Nhiều tháng theo âm lịch Việt Nam là tháng nhuận nhưng trong lịch Trung Quốc thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Trung Quốc lại là tháng đủ.
-
Thời kỳ bắc thuộc:
người dân Việt Nam sử dụng lịch Trung Quốc.
-
Từ khoảng 939-1078 (Thời nhà Ngô đến đầu nhà Lý):
thời kỳ này Việt Nam vẫn dùng lịch Trung Quốc.
-
Năm 1080-1300 (Nhà Lý và nhà Trần):
Việt Nam bắt đầu có hệ thống âm lịch cho riêng mình dựa trên nguyên tắc của tính lịch của nhà Tống Trung Quốc. Trong giai đoạn này lịch Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với lịch Trung Quốc.
-
Năm 1306-1644 (Nhà Trần, Hồ, Lê):
nhờ học hỏi phép tính lịch khi đi sứ nhà Nguyên năm 1300 nên Việt Nam đã tự tính được lịch và hệ thống lịch thời kỳ này giống hệ thống lịch của nhà Nguyên và nhà Minh tại Trung Quốc. Cho đến hết thời nhà Minh (1644) âm lịch của tả và Trung Quốc vẫn giống nhau.
-
Năm 1645-1812 (Thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn):
Lịch âm Việt Nam và lịch Trung Quốc khác nhau nhiều do Trung Quốc dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến) còn Việt nam theo phép lịch Đại thống.
-
Năm 1789-1801 (Thời Tây Sơn):
Nhà Tây Sơn không rõ dùng lịch gì. Nhà Nguyễn trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch theo phép lịch Đại thống. Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ tên là lịch Vạn Toàn đến 1812.
-
Năm 1813-1945 (Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp):
Dùng lịch Hiệp Kỷ là lịch được tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh. Thời này lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc giống nhau.
-
Năm 1946-1954 (Giai đoạn kháng chiến chống Pháp):
Việt Nam làm lịch theo sách “Vạn niên thư” của Trung Quốc.
-
Năm 1955-1975 (Thời kỳ chia cắt 2 miền):
THời kỳ bắc nam chia cắt do sử dụng 2 múi giờ khác nhau (Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.) nên lịch của 2 miền nam bắc khác nhau và khác so với lịch Trung Quốc.
-
Từ 1976 đến nay:
Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7 nên lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc là khác nhau.
Quy luật của âm lịch Việt Nam
- Ngày đầu tiên của tháng âm lịch là ngày chứa điểm Sóc
- Một năm bình thường có 12 tháng âm lịch, một năm nhuận có 13 tháng âm lịch
- Đông chí luôn rơi vào tháng 11 âm lịch
- Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận
- Việc tính toán dựa trên kinh tuyến 105° đông.
Việc cùng tồn tại hai hệ thống lịch này đã được người Việt Nam chấp nhận từ lâu. Giống với người Trung Quốc, Âm lịch Việt Nam có từ năm 2637 trước công nguyên, mỗi năm có 12 tháng gồm 29 hoặc 30 ngày mỗi tháng.
Một tháng âm lịch được xác định bằng
khoảng thời gian cần thiết để mặt trăng hoàn thành chu kỳ Trăng đầy đủ là 29 ngày rưỡi, đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là thiếu và đủ). 12 tháng âm lịch được chia thành 24 tiết khí phân biệt theo bốn mùa và sự thay đổi thời tiết, tất cả đều có mối quan hệ chặt chẽ với chu kỳ làm nông nghiệp hàng năm.
Vậy 24 tiết khí là gì?
Sau khi quan sát chuyển động của mặt trời, người xưa đã tìm ra ngày dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm, lần lượt là Hạ chí và
Đông chí
. Sử dụng hai sự kiện hàng năm này, một năm theo lịch âm được chia thành 24 phần bằng nhau tương ứng với 24 tiết khí trong nông lịch. 24 tiết khí cho thấy sự hiểu biết của mọi người về bốn mùa, khí hậu và nông nghiệp. Bảng dưới đây là 24 tiết khí và ngày bắt đầu của nó theo dương lịch:
- Mùa Xuân
Tiết khí
Ý nghĩa
Ngày dương lịch
Lập Xuân
Ngày bắt đầu mùa xuân
Từ ngày 04 tới 05 tháng 02
Vũ Thủy
Mưa ấm
Từ ngày 18 tới 19 tháng 02
Kinh Trập
Sâu nở
Từ ngày 05 tới 06 tháng 03
Xuân Phân
Giữa Xuân
Từ ngày 02 tới 21 tháng 03
Thanh Minh
Trời trong sáng
Từ ngày 04 tới 05 tháng 04
Cốc Vũ
Mưa rào
Từ ngày 20 tới 21 tháng 04
-
Mùa Hạ
Tiết khí
Ý nghĩa
Ngày dương lịch
Lập Hạ
Bắt đầu mùa hè
Từ ngày 05 tới 06 tháng 05
Tiểu Mãn
Lũ nhỏ, duối vàng
Từ ngày 21 tới 22 tháng 05
Mang Chủng
Chòm sao tua rua mọc
Từ ngày 05 tới 06 tháng 06
Hạ Chí
Giữa hè
Từ ngày 21 tới 22 tháng 07
Tiểu Thử
Nóng nhẹ
Từ ngày 07 tới 08 tháng 07
Đại Thử
Nóng oi
Từ ngày 22 tới 23 tháng 07
-
Mùa Thu
Tiết khí
Ý nghĩa
Ngày dương lịch
Lập Thu
Bắt đầu mùa thu
Từ ngày 07 tới 08 tháng 08
Xử Thử
Mưa ngâu
Từ ngày 23 tới 24 tháng 08
Bạch Lộ
Nắng nhạt
Từ ngày 07 tới 08 tháng 09
Thu Phân
Giữa thu
Từ ngày 23 tới 24 tháng 09
Hàn Lộ
Mát mẻ
Từ ngày 08 tới 09 tháng 10
Sương Giáng
Sương mù xuất hiện
Từ ngày 23 tới 24 tháng 10
-
Mùa Đông
Tiết khí
Ý nghĩa
Ngày dương lịch
Lập Đông
Bắt đầu mùa đông
Từ ngày 07 tới 08 tháng 11
Tiểu Tuyết
Tuyết xuất hiện
Từ ngày 22 tới 23 tháng 11
Đại Tuyết
Tuyết dầy
Từ ngày 07 tới 08 tháng 12
Đông Chí
Giữa đông
Từ ngày 21 tới 22 tháng 12
Tiểu Hàn
Rét nhẹ
Từ ngày 05 tới 06 tháng 01
Đại Hàn
Rét đậm
Từ ngày 20 tới 21 tháng 01
Phân tích các tiết khí trong bảng trên đây có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ người ta ứng dụng để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của cây. Tuy vậy nó cũng áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên,.v.v.
Mùa trong năm
Người ta phân chia mùa trong năm dựa vào sự thay đổi chung nhất của chu kỳ thời tiết. Ở miền bắc Việt Nam và các vùng ôn đới và vùng cực một năm có bốn mùa: mùa Xuân, mùa Hạ (hay mùa hè), mùa Thu, mùa Đông. Ở Miền nam Việt Nam và các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới một năm chỉ chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, dựa trên lưu lượng mua có sự thay đổi đáng kể so với sự thay đổi của nhiệt độ. Một số khu vực nhiệt đới khác thì chia làm 3 mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Người Ai cập cổ đại chia một năm làm 3 mùa: mùa ngập lụt, mùa cày cấy và mùa gieo hạt. Theo tiết khí trong lịch Phương Đông thì các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ “lập” trước tên mùa: ví dụ mùa Xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân. Tại các nước Phương tây và theo thiên văn học mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí.
Năm nhuận là gì? Tại sao lại có năm nhuận?
Do 1 chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất là 29,53 ngày nên 1 năm chỉ có 354 ngày, ít hơn một năm dương lịch có 365,25 ngày. Do vậy, cứ sau 3 năm thì lịch âm phải bổ sung 1 tháng nhuận để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Để xác định được một năm nào đó là năm nhuận theo Âm lịch thì ta chỉ cần lấy năm đó đem chia cho 19, nếu số dư là một trong các số 0,3,6,9 hoặc 11,14,17 thì năm đó là năm nhuận theo lịch âm. Tuy nhiên để xác định tháng nhuận theo lịch âm thì khó hơn nhiều. Theo các nhà lịch pháp việc tính toán này rất phức tạp và phải có kinh nghiệm tính và lập thành bảng để tuân theo. Không có một công thức tính toán đơn giản như tính năm nhuận.
Khác với thế kỷ 100 năm của phương tây, lịch Việt Nam được chia thành các thời kỳ 60 năm gọi là “Hồi” hay “Lục thập hoa giáp”. Các năm được đặt tên theo chu kỳ của 10 Thiên Can và chu kỳ của 12 Địa Chi. Mỗi năm được đặt tên theo cặp của một can và một chi gọi là Can Chi như bảng bên dưới:
1, Giáp Tý
11, Giáp Tuất
21, Giáp Thân
31, Giáp Ngọ
41, Giáp Thìn
51, Giáp Dần
2, Ất Sửu
12, Ất Hợi
22, Ất Dậu
32, Ất Mùi
42, Ất Tỵ
52, Ất Mão
3, Bính Dần
13, Bính Tý
23, Bính Tuất
33, Bính Thân
43, Bích Ngọ
53, Bích thìn
4, ĐInh Mão
14, Đinh Sửu
24, Đinh Hợi
34, Đinh Dậu
44, Đinh Mùi
54, Đinh Tỵ
5, Mậu Thìn
15, Mậu Dần
25, Mậu Tý
35, Mậu Tuất
45, Mậu Thân
55, Mậu Ngọ
6, Kỷ Tỵ
16, Kỷ Mão
26, Kỷ Sửu
36, Kỷ Hợi
46, Kỷ Dậu
56, Kỷ Mùi
7, Canh Ngọ
17, Canh Thìn
27, Canh Dần
37, Canh Tý
47, Canh Tuất
57, Canh Thân
8, Tân Mùi
18, Tân Tỵ
28, Tân Mão
38, Tân Sửu
48, Tân Hợi
58, Tân Dậu
9, Nhâm Thân
19, Nhâm Ngọ
29, Nhâm Thìn
39, Nhâm Dần
49, Nhâm Tý
59, Nhâm Tuất
10, Quý Dậu
20, Quý Mùi
30, Quý Tỵ
40, Quý Mão
50, Quý Sửu
60, Quý Hợi
Chu kỳ 10 năm
là Can hay Thiên Can hay Thập Can
có đúng mười (10) can khác nhau và được phối hợp trong âm dương ngũ hành. Danh sách 10 can lần lượt là:
1, Giáp – hành mộc
2, Ất – hành mộc
3, Bích – hành hỏa
4, Đinh – hành hỏa
5, Mậu – hành thổ
6, Kỷ – hành thổ
7, Canh – hành kim
8, Tân – hành kim
9, Nhâm – hành thủy
10, Quý – hành thủy
Chu kỳ 12 năm là Chi hay Địa Chi hay Thập Nhị Chi tương ứng với 12 con giáp. Đây là 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc được dùng để chỉ bốn mùa, phương hướng, năm, tháng, ngày, giờ của người xưa (gọi là canh, 1 canh bằng 2 giờ hiện tại). Danh sách 12 chi:
1, Tý – con chuột
2, Sửu – con trâu
3, Dần – con hổ
4, Ất – con mèo (con mão)
5, Thìn – con rồng
6, Tỵ – con rắn
7, Ngọ – con ngựa
8, Mùi – con dê
9, Thân – con khỉ
10, Dậu – con gà
11, Tuất – con chó
12, Hợi – con lợn
Sự khác biệt giữa lịch âm (lịch âm dương, lịch vạn niên) và lịch phương tây (dương lịch hay lịch Gregory):
Lịch âm được tính theo chuyển động của mặt trăng và mặt trời; Lịch dương hay lịch phương tây được tính bằng chuyển động của mặt trời, khi trái đất quay quanh mặt trời một vòng là 1 năm. Lịch âm thường muộn hơn lịch dương từ 20 tới 50 ngày.
Người nước ngoài đến Việt Nam, đặc biệt là những người có nền văn hóa phương Tây có thể cảm thấy lạ lẫm với lịch âm thường được sử dụng cùng với lịch dương quốc tế. Không giống như người Nhật (họ sử dụng lịch âm cho các ngày lễ, như Tết ), người Việt Nam sử dụng cả hai loại lịch này trong cuộc sống hàng ngày.
Mặc dù ngày nay, người dân Việt Nam sử dụng lịch phương Tây là chủ yếu trong hoạt động hàng ngày, hệ thống lịch âm vẫn là cơ sở để xác định nhiều ngày lễ truyền thống quan trọng, xác định rằm vào ngày 15 hàng tháng, xác định thời điểm gieo trồng, thu hoạch,… Đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. Lịch âm có thể khá chính xác và đồng bộ với các mùa miễn là sử dụng dữ liệu thiên văn chính xác.
Lịch vạn niên là gì ?
Lịch vạn niên tiếng Anh là perpetual calendar còn được gọi là lịch âm dương hay lịch vạn sự là lịch có giá trị trong nhiều năm, thường được thiết kế để tra cứu ngày giờ tốt xấu trong tuần, tháng hoặc năm cho ngày nhất định trong tương lai dựa trên cơ sở của học thuyết Âm dương ngũ hành, kết hợp với các học thuyết trạch cát phương Đông khác
Đến với lichvannien.net, quý khách có thể dễ dàng tra cứu lịch vạn niên với thao tác cực kỳ đơn giản.
Lichvannien.net hỗ trợ tất cả các thiết bị điện thoại, laptop, máy tính bảng, tương thích với tất cả các trình duyệt: chrome, firefox, coccoc..