Xe đạp điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?
Xe đạp điện là một chiếc xe đạp nhưng sở hữu động cơ điện được sử dụng cho động cơ đẩy. Các loại xe đạp điện trên thị trường hiện nay thường có vận tốc trung bình từ 25 đến 32 km/giờ với khối lượng khoảng 40kg (bao gồm cả ắc quy). Trên thực tế, đây là một trong những phương tiện được cấp phép tham gia giao thông khi đủ các điều kiện theo đúng quy định của pháp luật và được quy định cụ thể mức xử phạt cho từng lỗi vi pham. Trong trường hợp nào đi xe đạp điện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt? Xe đạp điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?
Mục Lục
Căn cứ pháp lý
Xe đạp điện thuộc nhóm phương tiện giao thông nào?
Xe đạp điện thuộc nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự”.
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định rõ về xe đạp điện theo điểm e khoản 1 Điều 3 như sau: “Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe đạp điện là phương tiện giao thông thô sơ hai bánh có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25km/h, chạy bằng điện và khi tắt máy thì đạp xe vẫn đi được. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, xe đạp điện thường có vận tốc trung bình từ 25km/h đến 32km/h.
Đi xe đạp điện có phải đội mũ bảo hiểm không?
.Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.
Theo quy định trên, người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy thì phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về giải thích từ ngữ thì xe đạp máy là xe đạp điện. Như vậy, với các quy định trên thì các quy định về xe đạp máy cũng được áp dụng chung cho xe đạp điện. Do đó, người tham gia giao thông bằng xe đạp điện sẽ phải đội mũ bảo hiểm.
Phân biệt xe đạp điện và xe máy điện theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo các điểm d, e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP định nghĩa xe đạp điện và xe máy điện như sau:
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)“.
Theo đó, pháp luật quy định xe đạp điện và xe máy điện là hai loại xe khác nhau, trong đó, xe đạp máy được hiểu là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện). Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h.
Xe đạp điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, trong đó:
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
Như vậy, trường hợp bạn điều khiển xe đạp điện mà đi ngược chiều thì có thể bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm này không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Do đó, bạn không bị tạm giữ phương tiện.
Xe đạp điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với xe máy, xe đạp khác khi đi ngược chiều
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP :
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện):
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 – 03 tháng.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông. Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 – 04 tháng.
Trừ các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: Đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông.
Điều khiển xe ngược chiều trên vỉa hè:
Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD, hè (hay vỉa hè, hè phố) là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Như vậy, vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy. Dù vì bất kỳ lý do gì nếu điều khiển phương tiện xe cơ giới lưu thông trên vỉa hè đều không đúng với quy định của pháp luật. Nếu vi phạm, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt.
- Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng: Đối với xe ô tô không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
- Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng: Đối với xe máy không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của luatsu247.net liên quan đến Xe đạp điện đi ngược chiều phạt bao nhiêu. Quý khách hàng có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm về mẫu đơn xin cấp lại hộ chiếu bị mất, đất thổ cư, trích lục khai sinh trực tuyến, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân,…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
Câu hỏi thường gặp
Đi xe đạp điện ngược chiều gây tai nạn có bị phạt tiền không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì nếu trong trường hợp đi xe đạp điện ngược chiều gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Đi xe đạp điện ngược chiều không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?
– Căn cứ theo Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì trường hợp đi xe đạp ngược chiều sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Đi vào khu vực cấm; đường có biển báo hiệu nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;
– Mặt khác, tại điểm đ khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019 quy định người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Như vậy, nếu đi xe đạp điện ngược chiều không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu có thể bị phạt tiền theo hai lỗi vi phạm là đi xe đạp điện ngược chiều và đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
5/5 – (1 bình chọn)