Xây dựng môi trường trong lớp theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong học tập của trẻ. Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên và là môi trường giáo dục dựa vào nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ như:
– Sắp xếp thuận tiện khi sử dụng;
– Phong phú các góc hoạt động;
– Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau;
– Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương;
– Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động;
– Kích thích trẻ tư duy, chủ động, tích cực tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành sáng tạo, hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý tưởng.
Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Trường Mầm non Xuân Hải đã xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung cũng như hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề. Trong đó việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội dung được nhà trường triển khai bằng việc tổ chức chấm trang trí môi trường nhóm lớp và làm đồ dùng đồ chơi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Với nỗ lực tìm tòi và làm việc bằng cả trí tuệ và công sức của mình, các giáo viên đã thiết kế được môi trường giáo dục trong lớp học với nhiều ý tưởng và hình thức khác nhau theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, bố trí các góc chơi phù hợp và thiết kế các bài tập cũng như trang bị các học liệu mở gây được hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động và kích thích tìm tòi khám phá cho trẻ.
Đến với góc nhỏ xinh xinh trong lớp chúng ta được thưởng thức một không gian sống động với những công trình xây dựng của các kiến trúc sư chỉ với các kỹ năng chơi phù hợp ở các độ tuổi trẻ muốn hướng mình vào vai người lớn, trẻ được nhập vai các bác thợ xây, chú công nhân…từ trí tưởng tượng óc sáng tạo của trẻ để xây dựng nên những vườn hoa , khu công viên, mô hình ngôi nhà bé……với các đồ dùng cô và trẻ tự tay làm ra như những ngôi nhà, hàng rào, các loại hoa, cây làm từ những miếng xốp bitít,len vụn nhiều màu sắc hay từ những vỏ ốc vỏ sò, những viên sỏi trẻ tạo thành những bồn cây đẹp mắt. Từ đó hình thành cho trẻ tình yêu lao động, tính kỉ luật tinh thần hăng say với công việc.
Hình ảnh xây dựng mô hình nhà bé
Đến với góc phân vai ở các nhóm lớp ở mỗi độ tuổi đều có cách sắp xếp và trang trí khác nhau một cách tự nhiên không gò bó thuận tiện trong quá trình chơi của trẻ. Từ những đồ chơi cũ cô đã sáng tạo ra những chiếc bát tô từ những vỏ hộp mỳ tôm, làm phở bằng túi ni lon…trẻ sẽ được trải nghiệm, sáng tạo để làm ra những tô phở. Bên cạnh đó các cô đã rất sáng tạo từ những miếng xốp các cô đã làm nên một góc bán hàng với nhiều món ăn hấp dẫn như giò, xôi, cơm cuộn, các đĩa hoa quả… Và từ các tấm nhựa phế thải để làm các kệ và gian hàng trưng bày các mặt hàng, trong góc có các gian hàng bán bánh kẹo, bán hoa, quần áo giày dép mũ, củ – quả. Các đồ dùng trong các gian hàng được làm và gom từ các nguyên vật liệu phế thải như vỏ bánh kẹo, lọ sữa su su, cốc giấy dùng làm chậu hoa, bát nhựa làm mũ, vải nỉ khâu thành các loại củ – quả, giày dép áo váy các loại, các rổ nhựa được tận dụng dùng để đựng các mặt hàng sản phẩm…Các vỏ sữa chua cùng với xốp trang trí tạo ra nhiều các loại mũ to nhỏ khác nhau nhìn rất đẹp mắt và sinh động hấp dẫn trẻ, trẻ có thể lấy ra cất vào rất thuận tiện trong khi chơi. Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh mang những đồ dùng mà phụ huynh không dùng nữa để cho trẻ chơi…Từ các đồ chơi này các cô đã giúp trẻ tái tạo lại cuộc sống thực hàng ngày của người lớn như làm cô bán hàng, bác sỹ, đầu bếp…
Hình hảnh trẻ bày bàn tiệc sau khi đi chợ về
Đến với Góc sách truyện thì quả là phong phú và đa dạng, từ các nguyên vật liệu hộp cattông, dây thép, bi tít, màu nước với bàn tay khéo léo các cô giáo tạo thành những ngôi nhà sách rất đẹp mắt, hay từ những con rối xinh xắn trẻ được nhập vai mình vào trong lời thoại của nhân vật, trẻ được nhập vai vào nhân vật mà mình yêu thích qua đó cũng một phần nào phản ảnh được tính, nhân cách của trẻ.
Và cũng tại nơi đây trẻ được hoạt động dưới vòm cây sum suê lá, hoa với những cuốn sách và những nhân vật trong các câu chuyện cổ tích…trẻ như được hòa mình vào thiên nhiên huyền bí. Nơi đây cũng có thể là nơi để trẻ nghỉ ngơi, giải lao trong khi chơi.
Hình ảnh trẻ đọc sách
Hình ảnh trẻ xem diễn rối ở góc kể chuyện
Góc “kỹ năng của bé” nhờ có sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh ủng hộ những đồ cũ trong gia đình như quần áo, giày dép, đồ cũ của trẻ để cho trẻ hàng ngày được thực hành các kỹ năng trong cuộc sống như: cất đồ dùng đúng nơi quy định, mặc quần áo, đi giày dép, cởi và cài cúc áo, gấp quần áo, làm bánh…. Từ đó hình thành cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân. Đồng thời giáo dục trẻ tính ngăn nắp gọn gàng, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng cá nhân.
Hình ảnh trẻ gấp quần áo
Hình ảnh trẻ đan, may áo, xâu giày
Ở Góc tạo hình Từ những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải như: vải vụn, cúc áo, lá cây, sỏi, hột hạt, vỏ hạt dẻ… dưới sự hướng dẫn của các cô giáo với óc tưởng tưởng sáng tạo của trẻ, cô và trẻ đã tạo nên những sản phẩm ngộ nghĩnh như: xếp hột hạt và lá khô dán thành bông hoa, các con vật, cắt từ những mảnh vải vụn tạo thành những đồ vật, xâu hột hạt thành những cái vòng to nhỏ khác nhau có thể cho trẻ gắn số tương ứng với những bông hoa tùy theo bài học. Mặc dù sản phẩm của trẻ là những sản phẩm còn đơn sơ với những bức tranh tô vẽ, nguệch ngoạc hay đường xé dán còn vụng về … nhưng nó chứa đựng trong đó là cả một thế giới tưởng tượng sáng tạo và mơ ước của trẻ. Trẻ hoạt động ở góc này được rèn luyện tính kiên trì khéo léo. Khi hoạt động tạo ra những sản phẩm mà trẻ được tự tay làm và treo lên trẻ vô cùng thích thú và trân trọng những sản phẩm của mình tạo ra.
Hình ảnh trẻ làm đồ chơi sáng tạo ở góc tạo hình
Từ những sản phẩm trên giáo viên còn kết giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường, biết tiết kiệm…, nói cách khác những đồ bỏ đi của mỗi gia đình là những vật dụng cho trẻ khám phá tìm tòi, sáng tạo.
Ở góc “khám phá khoa học” trẻ được trải nghiệm pha mầu, quan sát thử nghiệm sự nảy mầm của cây… những thử nghiệm đơn giản phù hợp với độ tuổi.Đến với góc “khám phá cát nước” trẻ được vẽ trên cát sau, in hình bàn tay trên cát, lọc nước, đong nước qua lại các loại chai đựng có thể tích khác nhau, hút nước qua ống nhựa, vòi, thí nghiệm để tìm ra vật chìm, vật nổi, trẻ được cùng nhau khám phá và thảo luận.
Hình ảnh ở góc khám phá khoa học.
Tất cả các tên góc chơi được và đồ chơi tại các góc được gắn bằng loại dáp dính và các móc treo dễ lấy ra và lắp vào khi muốn thay đổi các góc chơi để gây hứng thú trẻ và thuận tiện khi thay đổi chủ đề chơi trong lớp.“Ranh giới” giữa các góc chơi bằng những chiếc mành mành hỏng và những tấm rèm cửa chúng tôi quyên góp được từ gia đình trẻ không dùng nữa chúng tôi tạo thành “ranh giới” để trẻ tự do hoạt động trong các góc như một xã hội con trong lớp học.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong lớp mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ sau này; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: “Học bằng chơi, chơi mà học”.
Hình ảnh ở góc khám phá khoa học.
Tất cả các tên góc chơi được và đồ chơi tại các góc được gắn bằng loại dáp dính và các móc treo dễ lấy ra và lắp vào khi muốn thay đổi các góc chơi để gây hứng thú trẻ và thuận tiện khi thay đổi chủ đề chơi trong lớp.“Ranh giới” giữa các góc chơi bằng những chiếc mành mành hỏng và những tấm rèm cửa chúng tôi quyên góp được từ gia đình trẻ không dùng nữa chúng tôi tạo thành “ranh giới” để trẻ tự do hoạt động trong các góc như một xã hội con trong lớp học.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đáp ứng yêu cầu chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là thực sự cần thiết và rất quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Xây dựng tốt môi trường giáo dục trong lớp mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ sau này; phù hợp với phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: “Học bằng chơi, chơi mà học”.
Người viết:
Trần Thị Hằng