Xây dựng kế hoạch bán hàng cho 1 sản phẩm là gì?
Kế hoạch bán hàng được xem là chìa khóa chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh. Vậy lập kế hoạch bán hàng là gì và các bước xây dựng kế hoạch bán hàng cho 1 sản phẩm như thế nào?
Xây dựng kế hoạch bán hàng cho 1 sản phẩm là gì?
Để kinh doanh mang lại hiệu quả tốt, các tổ chức cần xây dựng một kế hoạch bán hàng hiệu quả. Kế hoạch bán hàng được xem như một bức tranh toàn cảnh về những việc mà các thành viên phải làm và các mục tiêu cần đạt được. Kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch bán hàng là một trong những nội dung được đào tạo trong chương trình đào tạo Cao đẳng Quản trị bán hàng của Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà nội. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn nội dung này.
Xây dựng kế hoạch bán hàng là gì?
Xây dựng kế hoạch bán hàng (tiếng Anh: Sales planning) được giải thích là việc xây dựng các hoạt động mà người bán hàng thực hiện trong quá trình bán hàng, từ lúc bắt đầu cho đến lúc đạt mục tiêu. Việc xây dựng kế hoạch cần nêu rõ vai trò, mục tiêu hoạt động, điểm kiểm soát, mức độ đạt được, người chịu trách nhiệm, người cùng hợp tác… Việc lập kế hoạch trước khi hành động là không thể thiếu được.
Nội dung của kế hoạch bán hàng
Kế hoạch bán hàng bao gồm các nội dung:
– Mục tiêu kinh doanh
– Nguồn lực để đạt được mục tiêu
– Phân tích thị trường
– Các loại sản phẩm/dịch vụ có sẵn để bán
– Phân tích các hoạt động mà người bán thực hiện
– Phân tích về tài chính, con người, trang thiết bị cần thiết trong việc bán hàng
Kế hoạch bán hàng hiệu quả là một kế hoạch bán hàng đáp ứng được các mục tiêu của doanh nghiệp:
-
Truyền đạt
được
các mục tiêu và mục tiêu của công ty bạn
-
Đưa ra định hướng chiến lược của doanh nghiệp
-
Vạch ra vai trò và trách nhiệm
của các thành viên
-
Theo dõi tiến trình của nhóm bán hàng
Các bước xây dựng kế hoạch bán hàng cho 1 sản phẩm
Để lập một kế hoạch bán hàng giúp đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp kỳ vọng thì người quản lý cần xây dựng một quy trình cụ thể. Thông thường các bước xây dựng một kế hoạch bán hàng như sau:
Phân tích tình huống, thị trường
Phân tích thị trường trên các khía cạnh như: Quy mô, xu hướng thị trường, đối tượng khách hàng, sự cạnh tranh, khả năng tăng trưởng, xác định thị trường mục tiêu và dựa trên việc tiến hành data driven giúp doanh nghiệp có thể xác định rõ những trở ngại, điểm mạnh khi tiến hành tiêu thị sản phẩm/dịch vụ.
Việc phân tích thị trường có thể dựa trên một số quy tắc sau: SWOT – Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Phân tích SWOT cho doanh nghiệp
Xác định mục tiêu và thời gian thực hiện
Việc xây dựng khung thời gian thực hiện sẽ giúp bạn xác định rõ nhiệm vụ mình phải làm và thời gian hoàn thành, giúp tăng hiệu quả công việc.
Để có thể xác định mục tiêu của mình, nhà quản lý có thể sử dụng quy tắc SMART: S (Specific)- Cụ thể; M ( Measure) – Đo lường; A (Attainable) – Khả thi; R (Relevant) – Liên quan ; T (Time) – Thời gian.
Xây dựng chiến lược
Việc xây dựng chiến lược sẽ căn cứ vào mô hình SWOT mà nhà quản trị đã tiến hành phân tích các yếu tố ở trên. Khi tiến hành xây dựng chiến lược, người lập kế hoạch sẽ tiến hành phân công nhiệm vụ của từng cá nhân và vạch rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng đối tượng.
Xây dựng ngân sách phù hợp
Phân bố ngân sách là một việc khó xác định bởi sẽ luôn có những vấn đề phụ phát sinh, do đó kế hoạch chi tiêu ngân sách sẽ chỉ mang tính chất “khoảng”. Thông thường bảng ngân sách sẽ bao gồm các chi phí cố định, chi phí biến đổi và các chi phí phát sinh.
Đào tạo và truyền thông nội bộ về sản phẩm
Việc bán hàng hiệu quả chỉ khi các thành viên trong nhóm bán hàng có mối quan hệ tốt với nhau để từ đó việc trao đổi thông tin, thảo luận sẽ thuận tiện. Ngoài ra, việc giao tiếp sẽ giúp các thành viên được cung cấp định hướng một cách rõ ràng.
Xác định kế hoạch tiếp thị của công ty
Kế hoạch bán hàng là sự kết hợp giữa kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing để giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu. Việc xác định kế hoạch marketing sẽ giúp nhân viên phòng kinh doanh nắm rõ các chương trình khuyến mại của sản phẩm/dịch vụ, các chiến dịch marketing đang chạy để có thể tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
Xác định kế hoạch hành động, xây dựng kế hoạch dự phòng
Xây dựng kế hoạch dự phòng trong trường hợp có các vấn đề phát sinh xảy ra: Thông thường, ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ, việc xây dựng kế hoạch dự phòng thường không được để ý đến. Một kế hoạch dự phòng phải đáp ứng được các yêu cầu như: tham khảo bảng đánh giá rủi ro và chọn các kịch bản có khả năng gây thiệt hại nhất, vạch ra những gì sẽ xảy ra trong từng trường hợp và kế hoạch dự phòng.
Đo lường kết quả công việc thực hiện được
Chỉ số đo lường kết quả công việc phổ biến nhất là KPIs. Để có thể hiểu thêm về Bảng đánh giá KPIs và nhà quản trị phải sử dụng kỹ năng quản lý của mình để có thể đo lường được kết quả làm việc của các cá nhân một cách chính xác nhất.
Học Quản trị bán hàng tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
Trên đây là hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch bán hàng. Để được đào tạo bài bản về lĩnh vực này, bạn nên đăng ký học Cao đẳng Quản trị bán hàng tại Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội.
Với đội ngũ giảng viên giỏi, chương trình đào tạo cập nhật bám sát thực tiễn, chú trọng thực hành, môi trường học tập hiện đại, Trường Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội là địa chỉ uy tín hàng đầu hiện nay được đông đảo thí sinh lựa chọn đăng ký học.
Thí sinh quan tâm đến ngành học này vui lòng điền thông tin đăng ký theo mẫu sau đây:
Đăng ký để nhận tư vấn chi tiết
- Họ và tên*:
- Số điện thoại*:
- Email*:
- Địa chỉ:
- Chọn ngành đăng ký học*:
- Bạn biết trường qua?: