Xây Dựng Chiến Lược Marketing Cho Sản Phẩm Mới Chi Tiết !
Xây dựng chiến lược marketing là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động quản lý chiến lược, quy trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vậy chiến lược marketing là gì, chiến lược có ý nghĩa như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và quy trình xây dựng chiến lược marketing gồm những giai đoạn nào? Để nắm được cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, mời bạn cùng Bombot tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Chiến lược marketing là gì? Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing.
Khái niệm
Theo định nghĩa của Philip Kotler, chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing.
Hiểu đơn giản là, chiến lược marketing là kế hoạch dài hạn, dựa trên số liệu, hành vi của người dùng nhằm xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, lên phương án tiếp cận khách hàng tiềm năng sao cho phù hợp với ngân sách đề ra. Mục đích chính là thu hút nhiều khách hàng sử dụng, tiêu thụ sản phẩm.
Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing
Trong giai đoạn hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì marketing online cũng ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Điều này thì hầu như các doanh nghiệp đều hiểu nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện đúng. Có khá nhiều đơn vị tập trung xây dựng website sao cho bắt mắt hay đổ nhiều tiền vào chạy quảng cáo nhưng hiệu quả mang về không cao, thậm chí thất bại nặng nề.
Trong khi đó, những việc đầu tiên và cực kì quan trọng như hiểu được lợi thế của công ty, hiểu được khách hàng của mình, khách hàng muốn gì ở mình, … thì lại chưa xác định được.
Việc xây dựng chiến lược Marketing ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp bạn định hướng rõ ràng về mục tiêu phát triển, giúp doanh nghiệp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như sự phát triển lâu dài và ổn định, vững chắc.
Chiến lược marketing và tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing
8 bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới
Xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm không quá khó như bạn nghĩ đâu, cùng Bombot thực hiện bước dưới đây nhé:
Bước 1: Hiểu rõ sản phẩm mới
Thấu hiểu sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh là điều kiện tiên quyết trong mọi chiến lược Marketing. Doanh nghiệp bạn không thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng khi không biết gì về sản phẩm đấy.
Quảng cáo là cầu nối mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm. Tuy nhiên, quảng cáo dù hay, dù hoa mỹ đến đâu vẫn phải dựa trên yếu tố thực tế. Đó chính là những điều cốt lõi của sản phẩm: Công dụng, tính năng, lợi ích, cách sử dụng… Nếu không thật sự hiểu rõ những đặc tính này, bạn không thể quảng cáo sản phẩm này được.
Lập kế hoạch marketing dựa trên kiến thức sản phẩm. Càng hiểu rõ sản phẩm, tỷ lệ thành công càng cao và ngược lại. Khách hàng cũng sẽ không bao giờ mua sản phẩm mà đến người bán còn không hiểu rõ về nó.
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước khá quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch marketing, bới doanh nghiệp không thể marketing sản phẩm cho toàn bộ thị trường. Bạn cần xác định được sản phẩm cảu bạn hướng đến ai, nó được sản xuất cho ai, phục vụ cho ai, người đó có đặc điểm gì (tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, mức thu nhập), tâm lý ra sao, có thói quen gì không…. Càng cụ thể hóa đối tượng khách hàng mục tiêu, chiến lược marketing của bạn sẽ càng cụ thể.
Xác định khách hàng mục tiêu
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn nên tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của bạn, những đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp. Bên cạnh đó, phân tích chiến lược marketing của họ, xem cách họ làm marketing, họ có ưu điểm gì, nhược điểm gì.Qua đó, học tập, tiếp thu những điểm mới lạ cũng như rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc xây dựng kế hoạch marketing cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, bạn không thể bắt chước những gì họ đã làm, bới marketing là sáng tạo, là riêng biệt, là nét độc nhất của doanh nghiệp. Bạn tiếp thu cái hay, cái giỏi của người ta nhưng đồng thời phải tìm ra hướng đi độc đáo cho riêng mình. Chiến lược marketing thành công khi nó có nét mới lạ, khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Bước 4: Xác định mục tiêu cụ thể
Mọi hành động bạn làm đều có mục đích, chiến lược marketing cũng vậy. Có mục đích, bạn sẽ có những hành động cụ thể để tiến tới mục đích đó.
Trước khi tiến hành marketing sản phẩm, hãy nắm rõ một số điều sau. Tham vọng của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp muốn bao nhiêu khách hàng biết đến sản phẩm của mình? Doanh số bán hàng trong quý đầu tiên là bao nhiêu? Mức độ phổ biến của sản phẩm ở quy mô nào? Thời gian thu hồi vốn là khi nào? Khi nào thì doanh nghiệp bắt đầu có lãi?…
Xác định mục tiêu cụ thể
Bước 5: Lựa chọn công cụ Marketing
Công cụ marketing rất đa dạng, nhất là trong giai đoạn này, ngày càng nhiều công cụ marketing online. Có thể kể đến như: website marketing, social networking, email marketing, mobile marketing, viral marketing
Những công cụ này đều rất hiệu quả để marketing sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các kênh một cách có chọn lọc và phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất nhé.
Bước 6: xác định ngân sách
Ngân sách luôn là yếu tố quan trọng quyết định việc bạn xây dựng và thực thi chiến lược marketing như thế nào. Trước khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới, bạn cần xác định rõ, ngân sách được phân bổ cho kế hoạch này là bao nhiêu. Từ đó bạn xây dựng dự trù kinh phí cho các hoạt động.
Marketing càng lớn, càng tốn kém và hiệu ứng marketing mang về cũng rất lớn. Nếu doanh nghiệp bạn muốn nhiều người biến đến hơn, hãy đầu tư công sức và tiền bạc hơn nhé. Tuy nhiên, hãy đầu tư thông minh và hiệu quả.
Bước 7: Thực thi theo kế hoạch
Sau khi đã có bản kế hoạch, có các công cụ, ngân sách… cho các hoạt động hãy bắt tay vào công việc. Mỗi công việc cần có mô tả rõ ràng, có deadline hoàn thành, người thực hiện, người chịu trách nhiệm cho công việc đó.
Quá trình thực thi theo kế hoạch, bạn sẽ hiểu rõ hơn những ý tưởng khi ở trên giấy và khi thực hiện nó sẽ như thế nào. Nếu nó khác nhau quá nhiều, hãy chuyển sang bước 8.
Thực thi kế hoạch
Bước 8: Đo lường, giám sát, điều chỉnh
Trong quá trình thực thi kế hoạch, sẽ có những mâu thuẫn, những vướng mắc do có sự khác nhau giữa kế hoạch và thực tế. Do đó, cần có người quản lý theo dõi, đánh giá, đo lường kết quả từ các nguồn công việc để đánh giá hiệu quả công việc.
Từ kết quả đó, bạn sẽ thấy doanh nghiệp đang chưa tốt ở điểm nào, từ đó điều chỉnh kế hoạch phù hợp hơn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Chiến lược marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Bombot hy vọng rằng đây sẽ là thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn và có bước đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm mới tiếp theo của doanh nghiệp. Hãy theo dõi Bombot, chúng mình sẽ quay lại với nhiều thông tin hay và hấp dẫn hơn nữa.