Xác định thời vụ gieo trồng đậu tương, lạc
Mục Lục
1. Những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng cây đậu nành (đậu tương)
1.1. Đặc điểm khí hậu của các vùng sinh thái trong cả nước
Khí hậu Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc trong chế độ nhiệt và chế độ mưa cả theo không gian và thời gian trong phạm vi toàn lãnh thổ cũng như trong từng vùng sinh thái nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là trong việc đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cho phép các cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm.
Tuy nhiên, khí hậu nước ta cũng diễn biến thất thường trong chế độ nhiệt và chế độ mưa với sự xuất hiện của các hiện tượng thời tiết đặc biệt như mưa bão, gió Tây, sương muối… ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi cùng cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. ứng với mỗi chế độ nhiệt độ và ẩm độ cụ thể sẽ hình thành nên một vùng sinh thái nông nghiệp với các hệ sinh thái khác nhau. Điều này đã được thể hiện rất rõ ở 9 vùng sinh thái nông nghiệp:
1/ Vùng Tây Bắc
2/ Vùng Việt Bắc Hoàng Liên Sơn
3/ Vùng Đông Bắc
4/ Đồng bằng Sông Hồng
5/ Vùng Bắc Trung Bộ
6/ Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
7/ Vùng Tây Nguyên
8/ Đông Nam Bộ
9/ Đồng bằng Sông Cửu Long
1.1.1. Đặc điểm khí hậu vùng Tây Bắc
Vùng tây Bắc có khí hậu núi cao là chủ yếu. Do dãy Hoàng Liên Sơn che khuất nên mùa đông tần suất Frông lạnh ít hơn và ấm hơn Đông Bắc, mưa phùn ít hơn( trừ Hoà Bình, Mộc Châu). Hệ sinh thái nông nghiệp chính của vùng là cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới và chăn nuôi đại gia súc.
Vùng núi Tây Bắc
1.1.2. Đặc điểm khí hậu vùng Việt Bắc Hoàng Liên Sơn
Miền khí hậu phía Bắc bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoành Sơn. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa xuân, hè, thu, đông rõ rệt. Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng và thấp.
Vùng Việt Bắc Hoàng Liên Sơn
Phía Bắc có các dãy núi không cao lắm (1000 m ÷ < 3000 m. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam ( hơn 3000 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới. Hệ sinh thái nông nghiệp chính là cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, cây công nghiệp và chăn nuôi trâu bò.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu vùng Đông Bắc
Do địa hình cao, ở phía Bắc, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, nên vào mùa Đông, vùng này có gió Bắc thổi mạnh, nên rất lạnh. Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có lúc nhiệt độ xuống 0°C và có mưa tuyết thậm chí tuyết.
Vùng Đông Bắc
Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió, mùa đông rét đậm hơn, khu vực núi cao thường xảy ra sương muối, băng giá nhưng mùa hè mát mẻ hơn, mưa nhiều hơn, độ ẩm cao hơn….Một số tỉnh còn chịu ảnh hưởng của bão. Hệ sinh thái nông nghiệp chính là cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, cây dược liệu và nuôi trồng thuỷ sản.
1.1.4. Đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng Sông Hồng
Vùng Đồng bằng sông Hồng có toạ độ địa lí là 220 – 21030′ B và 105030′ – 1070 Đ, nằm ở phía Nam của đường chí tuyến Bắc. Vùng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 – 12m so với mực nước biển. Ngoài ra, địa hình cũng có một số vùng đồi có cấu tạo cacxtơ đá vôi dọc hai cánh Tây Nam và Đông Bắc.
Vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 – 23,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1400 – 2000mm. Tuy nhiên, do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán.
Vùng đồng bằng Sông Hồng
Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh cũng như phát triển nuôi trồng thủy sản.
1.1.5. Đặc điểm khí hậu vùng Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân) về mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh và kèm theo mưa nhiều, một điểm khác biệt với thời tiết khô hanh mùa Đông ở vùng Bắc Bộ. Về mùa Hè không còn hơi nước từ biển đưa vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) tràn ngược lên, thường gây ra thời tiết khô nóng với nhiệt độ ngày có khi lên tới trên 400C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp.
Vùng đông Bắc Bộ
Mùa mưa đến với lượng mưa chiếm 68 – 75% lượng mưa trong năm sẽ phát sinh lũ lụt lớn, gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp, tính mạng của người dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Ngược lại, trong mùa ít mưa thì nước lại không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của một số địa phương. Mưa lũ ở Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10,
1.1.6. Đặc điểm khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã ) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa
Thiên- Huế ) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam.
Vùng duyên hải nam Trung Bộ
Về mùa hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn, nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miền khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.
1.1.7. Đặc điểm khí hậu vùng Tây Nguyên
Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới., quanh năm đều là mùa Nóng ( khô) vậy là tây nguyên hiện nay khô cũng quanh năm và mưa cũng quanh năm.
Vùng Tây Nguyên
1.1. 8. Đặc điểm khí hậu vùng Đông Nam Bộ
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 – 27,7oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất
là 25,20C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 – 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Ẩm độ trung bình hàng năm từ 80 – 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân trong ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 – 2.800 giờ.
Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 – 40C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây nam với tần xuất 70%, nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp.
Vùng đông nam Bộ
1.1.9. Đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nhiệt độ trung bình 280C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 – 2.709 giờ. Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thẻ có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực – thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông – thuỷ – hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mêkông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 – 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt. Chế độ thuỷ văn của Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật :
– Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.
– Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.
– Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.
1.2. Căn cứ vào đặc điểm của giống đậu nành (đậu tương)
Do giống đậu nành (đậu tương) phản ứng với thời gian chiếu sáng trong ngày cho nên bà con nông dân phải chọn giống thích hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau.
Ví dụ: Các giống chín muộn phản ứng chặt với thời gian chiếu sáng trong ngày cho nên chỉ gieo trồng vào vụ hè ở miền núi mới cho ra hoa, kết quả nhanh.
Khi lựa chọn giống bà con cũng cần chú ý đến khả năng chịu nhiệt của các giống đậu nành (đậu tương).
Ví dụ: Giống đậu nành (đậu tương) DT 74, AK03, VX93…. Có khả năng chịu lạnh nên đưa vào gieo cấy vụ đông. Ngược lại các giống AK02, DT84, DDT76… có khả năng chịu nóng nên gieo trồng vụ hè.
1.3. Căn cứ vào cơ cấu cây trồng
đậu nành (đậu tương) là một trong những cây trồng lý tưởng trong việc luân canh, xen canh và gối vụ với nhiều loại cây trồng khác nhằm khai thác một cách hiệu quả tiềm năng của đất đai, lao động vật tư, công cụ lao động… lại vừa góp phần cải tạo và bồi dưỡng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Nhiều bà con dân tộc vùng núi từ lâu đã có tập quán trồng nhiều cây đậu nành (đậu tương) xen canh với cây sắn, nhãn, vải và các cây khác như cây ngô vừa giải quyết được lương thực vừa có đậu nành (đậu tương) cung cấp dinh dưỡng lại có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, chống xói mòn, rửa trôi.
Những vùng có tập quán canh tác hai vụ lúa, một vụ đậu nành (đậu tương) đông thì vụ lúa mùa sớm cần thu hoạch trước 15 – 20/9 để bà con kịp thời vụ đậu nành (đậu tương) đông. Ngược lại những vùng có tập quán trồng đậu nành (đậu tương) hè giữa hai vụ lúa cần thu hoạch lúa xuân sớm để có thể gieo trồng đậu nành (đậu tương) vào cuối tháng 5 đầu tháng 6.
2. Những căn cứ để xác định thời vụ trồng lạc (đậu phộng)
2.1. Điều kiện khí hậu thời tiết:
Nhiệt độ và lượng mưa là hai điều kiện có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc (đậu phộng). Ở miền nam nước ta, nhiệt độ ít thay đổi yếu tố chi phối thời vụ chủ yếu là lượng mưa. Vì thế lạc (đậu phộng) được trồng vào đầu mùa mưa và thu hoạch cuối mù mưa. Tuy nhiên bà con cần chú ý chọn giống thích hợp cho từng vùng cụ thể.
Ở các tỉnh tây Nguyên và miền đông Nam Bộ mùa mưa kéo dài từ 6 đến 8 tháng nên thường trồng 2 vụ/năm. Vụ 1 gieo đầu mùa mưa thu hoạch giữa mùa mưa và vụ 2 gieo giữa mùa mưa và thu hoạch cuối mùa mưa.
3. Các thời vụ trồng đậu nành (đậu tương)
3.1. Vụ xuân
* Vùng đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc
Gieo trồng từ 15/1 đến 15/3 không nên gieo muộn để tránh khi đậu nành (đậu tương) làm quả gặp mưa và nắng to.
* Vùng khu 4 cũ
Do nhiệt độ thường ámm hơn nên gieo từ 20/1 đến 10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4.
* Vùng Tây Bắc Bắc Bộ
Thường bị rét kéo dài và kết thúc muộn hơn nên gieo từ 1/3 đến 20/3
* Vùng từ Quảng Bình đến Bình Thuận
Có thể gieo từ 10/1 đến 30/1
* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Gieo cuối tháng 2 đầu tháng 3
3.2. Vụ hè
* Ở các tỉnh phía Bắc
– Trên đất màu gieo từ 25/5 đến 20/6 đối với giống ngắn ngày. đối với một số tỉnh có tập quán trồng đậu nành (đậu tương) hè giữa 2 vụ lúa thì thời vụ gieo phải gieo từ 15/5 đến 15/6, nên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn như: ĐT12, DT99…
* Các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Gieo từ 25/4 đến 10/5.
3.3. Vụ hè thu
* Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc
Đây là vụ đậu nành (đậu tương) chính gieo từ 10/7 đến 25/7 vì không ảnh hưởng đến cây trồng sau.
* Đối với các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị, Thừa thiên- Huế
Gieo từ 15/6 đến 10/7
* Đối với các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Tranh thủ gieo trong mùa mưa gieo từ 1/8 đến 15/8 thu hoạch cuối tháng 10 đầu tháng 11, ở thời điểm này trùng với thời tiết khô hanh nên rất thuận lợi cho việc thu hoạch.
* Vùng Tây Nguyên Nam Bộ
Gieo từ 15/5 đến 31/5
3.4. Vụ đông
* Đối với các tỉnh đồng bắng sông Hồng
Gieo từ 20/9 đến 5/10, nếu sử dụng các giống trung ngày chịu rét có thể gieo đến 10/10. Gặt lúa mùa xong tranh thủ gieo đậu nành (đậu tương) ngay để tận dụng những điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ của đầu vụ. Đậu nành (đậu tương) đông càng gieo muộn cây sinh trưởng càng kém và năng suất càng thấp.
* Các tỉnh Duyên hải miền Trung
– Đối với đất chuyên trồng màu và đất bãi ven sông sau khi nước rút có thể trồng sớm từ 15/9 đến 20/9.
– Trên đất ruộng cao nên gieo kết thúc trong tháng 10.
* Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Gieo chủ yếu vào mùa khô gieo trong thàng 12 thu hoạch vào tháng 2.
4. Các thời vụ trồng lạc (đậu phộng)
4.1. Vụ xuân
* Các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ
Gieo trồng đầu tháng 2 đến 10/3. Thời kỳ đầu cây lạc (đậu phộng) gặp hạn và rét, số giờ nắng thấp nhưng nhiệt độ, độ ẩm và số giờ nằng tăng dần thuận lợi cho giai đoạn ra hoa, hình thành quả
* Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
Gieo trồng đầu tháng 2 đến cuối tháng 2.
* Vùng Duyên Hải miền trung
Vụ xuân: Gieo trồng đầu tháng 12 đến 30/1
* Vùng miền Đông Nam Bộ
Vụ xuân: Gieo trồng đầu tháng 1 đến đầu tháng 2
4.2. Vụ thu
* Các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ
Vụ thu: Gieo trồng đâu tháng 7 đến đầu tháng 8
* Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
Vụ thu: : Gieo trồng 15/7 đến 15/8
4.3. Vụ hè thu
* Vùng Duyên Hải miền trung
Vụ hè thu: Gieo trồng đâu tháng 4 đến đầu tháng 5
* Vùng cao nguyên Trung Bộ
Vụ hè thu: Gieo trồng đâu tháng 5 đến cuối tháng 5
* Miền Đông Nam Bộ
Vụ hè thu: Gieo trồng đâu tháng 4 đến đầu tháng 5
4.4. Vụ thu đông
* Các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ
Gieo trồng trong tháng 9 nên gieo trồng càng sớm càng tốt. Hiện nay nhiều địa phương như: Hà Tây, Bắc Giang, Thái Bình…. Đã áp dụng biện pháp che phủ nilon cho lạc (đậu phộng) sau khi gieo xong, kết quả rất tốt, nhất là những năm gặp rét nhiều, cây mọc đều, sinh trưởng khoẻ lại còn có tác dụng giữ ẩm, chống cỏ dại nên đã góp phần làm tăng năng suất lạc (đậu phộng).
* Vùng Duyên Hải miền trung
Gieo trồng từ 15/7 đến 15/8.
* Miền Đông Nam Bộ
Gieo trồng từ tháng 7 đến tháng 8. Thu hoạch tháng 10 -11 vụ lạc (đậu phộng) này chủ yếu để làm giống
Nguồn: Giáo trình gieo trồng đậu tương, lạc – Bộ NN&PTNT