Xác định người bị kiện trong vụ án hành chính

Khách hàng: “… Luật sư hãy giúp tôi nêu những bất cập về xác định người bị kiện trong vụ án hành chính theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính? Hiện nay vấn đề này được quy định như thế nào?”

Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy giúp tôi nêu những bất cập về xác định người bị kiện trong vụ án hành chính theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính? Hiện nay vấn đề này được quy định như thế nào?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Vụ án hành chính

Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo đó:

– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.

2. Các đương sự trong vụ án hành chính

Theo khoản 7 điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015: Đương sự bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo đó:

– Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

– Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

3. Người bị kiện trong vụ án hành chính theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11

– Cơ sở pháp lý: Khoản 6 điều 4 Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: “Người kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện.”

4. Những hạn chế còn tồn tại

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện.

Theo quy định tại Mục 4 Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.

Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, để xác định người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thường rất phức tạp, không ít các vụ án Tòa án địa phương đã xác định sai người bị kiện.

Ví dụ chứng minh: Đối với các khiếu kiện về đền bù giải toả và giải phóng mặt bằng hiện nay hầu hết việc đền bù giải phóng mặt bằng đều do Ban quản lý các dự án trực thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh thực hiện, uỷ ban nhân dân tỉnh là đơn vị ra quyết định phê duyệt phương án, kinh phí đền bù. Khi đương sự không đồng ý họ khiếu nại quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh, nhưng khi giải quyết khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại lại là uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phô’. Do vậy, khi đương sự khởi kiện vụ án hành chính, Toà án không thể thụ lý vụ án làm phát sinh khiếu nại của công dân.

Ví dụ 2: Qua kiểm tra việc chấp hành luật đất đai, đoàn kiểm tra huyện kết luận người dân lấn chiếm đất đai, nên đã báo cáo uỷ ban nhân dân huyện thu hồi số đất trên. Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện đã ra quyết định thu hồi đất do người dân đang quản lý, sử dụng. Người dân đã khiếu nại đối với quyết định thu hồi đất của uỷ ban nhân dân huyện, được Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định giải quyết với nội dung bác đơn. Ông B đã khỏi kiện ra Toà án huyện yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện về việc thu hồi đất do ông đang quản lý. Trong trường hợp này có Tòa án xác định người bị kiện là uỷ ban nhân dân huyện theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Đất đai của năm 2003 quy định thẩm quyền thu hồi đất của uỷ ban nhân dân huyện và hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04-8-2006 của Hội đồng thẩm phán Toà ân nhân dân tối cao. Tuy nhiên, có Tòa án xác định ngưòi bị kiện là Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện vì theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân (năm 2003) quy định về những vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch uỷ ban nhân dân thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân có thẩm quyền ra quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của uỷ ban nhân dân cấp mình, trừ các vấn đề quy định tại Điều 124 Luật này.

=> Như vậy, đối với trường hợp này thì người bị kiện là Chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện vì theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân thì Chủ tịch uỷ ban nhân dân cũng có quyền quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của uỷ ban nhân dân trừ trường hợp quyết định về kế hoạch ngân sách… Việc xác định chủ thể bị kiện cần xem xét chủ thể đó khi ban hành quyết định hành chính họ nhân danh cơ quan hành chính hay nhân danh cá nhân vối tư cách là người có thẩm quyền để ký quyết định hành chính. Nếu họ nhân danh cơ quan hành chính để ký quyết định hành chính mà bị khỏi kiện thì chủ thể bị kiện là cơ quan hành chính đó. Nếu họ nhân danh chức danh vối tư cách là người có thẩm quyền ký quyết định hành chính mà bị kiện ra toà hành chính thì người bị kiện là chức danh cụ thể ghi trong quyết định hành chính.

Vì vậy, việc xác định chủ thể bị kiện cần được các cơ quan có thẩm quyền quy định, hướng dẫn cụ thể hơn tạo điều kiện cho Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện được chính xác, đúng pháp luật.

5. Xác định người bị kiện theo quy định pháp luật hiện hành

– Cơ sở pháp lý: Khoản 9 điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

“Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.”

Như vậy, người bị kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành thì bao gồm có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.

Theo đó:

– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.

– Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

– Danh sách cử tri bị khởi kiện.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).