Xác định ngạch viên chức và hệ số lương với người được tuyển dụng làm giáo viên THCS?
Xác định ngạch viên chức và hệ số lương với người được tuyển dụng làm giáo viên THCS?
Giáo viên là một ngành nghề cao quý, mang lại nhiều giá trị cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, đồng thời cũng là ngành nghể được nhiều người mơ ước. Hiện nay giáo viên có thể là người thực hiện công việc giảng dạy theo hợp đồng lao động hoặc là viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Luật sư tư vấn luật viên chức
Theo quy định của pháp luật, giáo viên làm việc thế chế độ hợp đồng lao động có nhiều sự khác biệt so với giáo viên làm việc theo hợp đồng làm việc (hay còn gọi là viên chức) làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Việc khác biệt chủ yếu của hai loại hợp này chủ yếu liên quan đến vấn đề tiền lương đặc biệt là xếp lương.
Do đó, việc xác định mình đang được giao kết loại hợp đồng nào và vấn đề xếp lương của giáo viên ra sao? Có sự khác biệt giữa các cấp dạy học hay không là vấn đề được nhiều người đang hoạt động trong môi trường giáo dục đặc biệt quan tâm.
Vấn đề về lương cho viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập mặc dù đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật nhưng thực tế việc xác định vẫn khá phức tạp và gây nên nhiều khó khăn cho viên chức khi xác định trường hợp cụ thể của mình. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được chúng tôi giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề viên chức.
2. Xác định ngạch viên chức và hệ số lương với người được tuyển dụng làm giáo viên THCS?
Câu hỏi tư vấn: Luật sư tư vấn cho tôi hiểu về cách xếp nghạch và tính bậc lương cho giáo viên THCS khi trúng tuyển viên chức. Vừa qua tỉnh tôi có tổ chức kì thi tuyển viên chức ngành giáo dục, trong đó có cấp THCS. Đối với những trường hợp đỗ được quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp GV THCS hạngIII; Mã số V.07.04.12, hưởng lương có hệ số bậc 1 là 2,1.
Cách xếp này không phân biệt giáo viên có bằng chuyên môn Cao đẳng hay đại học- tất cả đều xếp như thế. Tuy nhiên, điều làm tôi không hiểu là, cũng vào cuối tháng 12/2016, tỉnh Hải Dương có một đợt xét đặc cách trúng tuyển viên chức cho những trường giảng dạy lâu năm hoặc có bằng giỏi chuyên môn. Khi trúng tuyển những giáo viên này lại được hưởng lương có hệ số bậc 1 là 2,34. Nếu xét về tiêu chuẩn xếp hạng giáo viên THCS thì họ cũng thuộc hạng III. Vậy tại sao lại hưởng lương với hệ số khác nhau? Cách xếp nào đúng? Cách xếp nào sai? Rất mong luật sư tư vấn giúp ạ!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập. Cụ thể:
Điều 5. Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.11
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở;
b) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình, giáo dục trung học cơ sở;
c) Vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học cơ sở;
d) Vận dụng tốt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở;
đ) Tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học cơ sở;
e) Có khả năng vận dụng hiệu quả, đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường trở lên;
g) Có khả năng đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học cơ sở;
h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp trường trở lên;
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học các chuyên ngành khác phù hợp với bộ môn giảng dạy từ đủ 01 (một) năm trở lên.
Điều 6. Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số V.07.04.12
…
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc cao đẳng các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở;
b) Thực hiện được chương trình, kế hoạch giáo dục trung học cơ sở;
…
Như vậy, bạn sẽ đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì việc giáo viên THCS trúng tuyển viên chức vào ngành giáo dục theo xếp theo hạng III, mã số V.07.04.12, hưởng lương có hệ số bậc 1 là 2.10 (ngạch viên chức loại A0) với mức lương áp dụng là 609.000 đồng là hoàn đúng quy định với quy định pháp luật.
Đối với viên chức được xét đặc cách trúng tuyển cho những người giảng dạy lâu năm hoặc có bằng giỏi chuyên môn được xếp hệ số bậc lương 1: 2,34 thì sẽ phải dựa vào tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nếu họ đáp ứng đủ điều kiện theo khoản 2, 3 Điều 5 thông tư này thì việc áp dụng hệ số lương 2,34 là đúng (tương ứng giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số V.07.04.11). Trường hợp, không đáp ứng tiêu chuẩn tại Điều 5 thì việc áp dụng hệ số lương của đơn vị với viên chức này là không phù hợp với quy định pháp luật.
Điều 9. Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38);
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98).
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89).
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến – 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời