Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
Xã hội nguyên thủy là gì? Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy? Giai đoạn thị tộc, bộ lạc? Buổi đầu của thời đại kim khí? Sự kết thúc của xã hội nguyên thủy?
Từ khi người tinh khôn xuất hiện, tiền đề cho sự ra đời của xã hội đầu tiên trong lịch sử hình thành của loài người ra đời – xã hội nguyên thủy. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những kiến thức thú vị về xã hội nguyên thủy nhé!
1. Xã hội nguyên thủy là gì?
Xã hội nguyên thủy còn được gọi là xã hội đơn giản chỉ giới hạn ở việc tìm kiếm và sản xuất lương thực chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Vì vậy mà sản lượng do xã hội nguyên thủy sản xuất ra còn rất thấp. Các xã hội nguyên thủy thường được biết đến là xã hội chủ yếu kế sinh nhai săn bắn vì họ chưa biết đến hệ thống mua bán hoặc trao đổi. Nên sự phụ thuộc lẫn nhau ở đây hầu như không bao giờ xảy ra, họ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề tương ứng của họ.
Xã hội nguyên thủy được cai trị bởi các cơ chế đạo đức có nguồn gốc từ sinh học của quan hệ họ hàng, bộ lạc nguyên thủy có thể quản lý mà không cần quan chức và người cai trị.
Đây là một giai đoạn lịch sử rất dài của nhân loại. Xã hội nguyên thủy tồn tại kể từ khi con người mới xuất hiện trên Trái Đất cho đến sự hình thành các giai cấp xã hội xuất hiện dẫn đến việc xã hội nguyên thủy tan rã.
Cũng trong thời kì này đã xuất hiện sự biến đổi của xã hội loài người đi từ công cụ lao động thô sơ, yếu kém phát triển nên sự ra đời của công cụ bằng kim loại như sắt, đồng; từ cuộc sống nguyên sơ săn bắt, hái lượm chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên, đất trời đến tự trồng trọt, săn bắt nuôi sống bản thân và từ cuộc sống bầy đàn đoàn kết trong thị tộc, bộ lạc đến sự xuất hiện của tư hữu, phân chia giai cấp, phân biệt giàu nghèo.
2. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy:
Xã hội nguyên thủy sẽ phát triển qua 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Giai đoạn thị tộc, bộ lạc. Đây là giai đoạn đầu tiên con người tiến hóa từ loài vượn người thành người tinh khôn.
Giai đoạn 2: Giai đoạn của thời đại kim khí. Giai đoạn là một sự phát triển vượt bậc với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại khiến cho việc lao động sản xuất của con người ngày càng năng suất.
Giai đoạn 3: Giai đoạn xã hội nguyên thủy tan rã. sự phân chia giai cấp, tư hữu cá nhân xuất hiện khiến xã hội nguyên thủy tan rã.
3. Giai đoạn thị tộc, bộ lạc:
Cách đây hàng chục triệu năm, trên Trái Đất của chúng ta xuất hiện loài vượn cổ sống tại các khu rừng rậm thành bầy đàn bao gồm khoảng 5 đến 7 gia đình. Trong các bầy đàn đã có sự phân công lao động giữa nam và nữ. Cùng với quá trình tìm kiếm thức ăn, loài vượn đã tiến hóa biết đi bằng hai chi sau, và dùng hai chi trước để cầm nắm sử dụng hòn đá, cành cây làm công cụ để kiếm ăn. Đó là người tối cổ hay còn gọi là người vượn. Và trải qua hàng triệu năm sau đó, người tối cổ dần dần phát triển thành người tinh khôn.
Đến giai đoạn Người tinh khôn, dân số dần tăng lên. Các nhóm người cũng trở nên đông đúc hơn, gồm từ 2 đến 3 thế hệ từ già đến trẻ có chung một dòng máu, gọi là thị tộc – những người “cùng họ”.
Trong thị tộc, tinh thần kính trên nhường dưới được thực hiện rất nghiêm túc, con cháu phải tôn kính lớp ông bà, cha mẹ. Ngược lại, ông bà, cha mẹ đều chăm lo, nuôi dưỡng tất cả con cháu của cả thị tộc.
Tai các vùng có điều kiện thuận lợi về thức ăn cũng như nơi ở như ven sông, suối… không chỉ có thị tộc mà còn hình thành cả bộ lạc.
Bộ lạc là tập hợp lớn hơn của thị tộc, nó bao gồm một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau hoặc có cùng có một nguồn gốc tổ tiên, dòng máu xa xôi. Giữa các thị tộc trong bộ lạc thường có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
Và đương nhiên, nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn để có thể nuôi sống cả thị tộc. Với những công việc như thế, đặc biệt là công việc việc săn đuổi và săn bẫy các con thú lớn và chạy nhanh, luôn đòi hỏi sự phân công nhiệm vụ hợp lí, sự “chung lưng đấu cật”, mỗi người một việc, phối hợp ăn ý, đoàn kết với nhau.
Công việc và trình độ lao động thời nguyên thuỷ yêu cầu, đòi hỏi có sự hợp tác, giúp đỡ lao động của nhiều người, của cả thị tộc.
Thức ăn kiếm được còn hạn chế, chưa có đều đặn. Tất cả mọi người cần phải cùng làm, cùng cố gắng cao nhất để kiếm sống nên theo lẽ tự nhiên người ta thấy cần phải công bằng, phải được hưởng thụ bằng nhau.
4. Buổi đầu của thời đại kim khí:
Từ chỗ ban đầu con người sử dùng các công cụ bằng đá, xương, tre, gỗ, người ta đã bắt đầu biết chế tạo các đồ dùng và công cụ bằng đồng nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất.
Người dân ở Tây Á và Ai Cập là những người biết sử dụng công cụ, dụng cụ bằng đồng sớm nhất, đầu tiên là đồng đỏ vào khoảng 5500 năm trước đây. Cách hiện nay khoảng 4000 năm, nhiều người dân trên Trái Đất đã biết dùng đồng. Nhưng đồng nguyên chất thì lại rất dẻo, kém bền nên họ chỉ dùng đồng làm trang sức.
Tuy nhiên sau đó, họ đã biết pha đồng với thiếc, chì, nhôm thành hợp chất đồng thau. Từ đó, họ dùng hợp chất đó để làm thành cuốc, rìu, lưỡi cày để sản xuất, lao động.
Khoảng 3000 năm trước đây, người dân tại Tây Á và Nam Âu đều là những người trước tiên biết kỹ thuật đúc và sử dụng đồ sắt. Công cụ bằng kim khí đã mở ra một dấu mốc mới giúp cho tác dụng và năng suất lao động của con người vượt xa thời kỳ đồ đá. Đặc biệt với công cụ bằng sắt thì không một công cụ đá nào có thể so bì được. Cũng nhờ có công cụ bằng kim khí, nhất là ông cụ bằng sắt, người ta có thể khai phá những vùng đất đai mới lạ mà trước kia chưa khai hoang nổi, có thể cày sâu cuốc bẫm và làm đất tốt hơn, có thể chặt gỗ đóng thuyền đi ra biển, xẻ đá tạo dựng nhà, lâu đài và bản thân kỹ thuật đúc sắt đơn sơ cũng là một ngành sản xuất rất quan trọng.
Đây được coi là một cuộc cách mạng lớn trong sản xuất. Lần đầu tiên trên chặng đường lịch sử loài người, con người ta có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa và có thể để tích lũy.
Suốt trong thời đại đồ đá, con người từ chỗ sống bấp bênh thiếu ăn mặc tiến tới đủ sống và thậm chí có lúc dư thường xuyên.
5. Sự kết thúc của xã hội nguyên thủy:
Sự kết thúc của xã hội nguyên thủy được đánh dấu bằng sự hình thành của sự hình thành giai cấp và tư hữu.
Trong xã hội nguyên thuỷ lúc bấy giờ công bằng và bình đẳng chính là “nguyên tắc vàng”. Bởi khi ấy con người ta sinh sống trong một cộng đồng, dựa vào nhau vì cuộc sống còn quá khó khăn, nhưng kể từ khi bắt đầu có sản phẩm dư thừa thì lại không thể đem chia đều cho tất cả mọi người.
Trong xã hội, mỗi thành viên đều có những danh phận khác nhau. Ban đầu, một số người được cử chỉ huy dân trong thị tộc bộ lạc, chuyên về lễ nghi hoặc điều hành các công việc chung (xây đền, làm nhà, làm đường, đắp đê…). Những người này lợi dụng chức vụ của mình để chiếm một phần sản phẩm xã hội dư thừa làm của riêng cho mình mà không dành cho các công việc chung. Chẳng bao lâu, họ có nhiều của cải hơn những người khác trong thị tộc, bộ lạc. Và thế là của chủ nghĩa tư hữu bắt đầu xuất hiện.
Quan hệ gắn kết của cộng đồng bắt đầu bị rạn nứt. Gia đình cũng thay đổi. Đàn ông – những người chuyên làm các việc nặng nhọc như cày bừa, làm thuỷ lợi, làm dân binh, có vai trò trụ cột và đứng lên giành lấy quyền quyết định trong gia đình. Con cái bắt đầu lấy theo họ của cha. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế gia đình mẫu hệ lâu đời trong lòng thị tộc bình đẳng thời nguyên thuỷ.
Ngoài ra, khả năng lao động của mỗi gia đình là khác nhau cũng đã thúc đẩy thêm sự phân biệt và nâng cao khoảng cách giàu – nghèo.
Xã hội nguyên thuỷ, hay còn gọi là xã hội thị tộc bộ lạc, bị rạn vỡ. Con người đang đứng trước thử thách đầu tiên của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại.
Như vậy, nguyên nhân chủ yêu gây ra sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ- xã hội đầu tiên của loài người là do sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim khí như đồng, sắt giúp nâng cao năng suất dẫn đến hình thành khối lượng lớn các sản phẩm dư thừa. Trên cơ sở đó hình thành sự phân chia giai cấp. Tinh thần cốt yếu của xã hội nguyên thủy là sự công bằng, gắn kết chia sẻ đã không còn thay vào đó là sự riêng rẽ, chủ nghĩa cá nhân, lòng tham tư lợi.