Xã hội hóa giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục?
Anh chị cho em hỏi khoản thu 1.310.000 VNĐ có tên là Xã hội hóa giáo dục, được biết thu để lắp máy chiếu ở các phòng học có đúng quy định của pháp luật không? Xã hội hoá giáo dục là gì? Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, ngày mai phụ huynh gần nhà em được mời lên BGH để trao đổi về việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp. (Theo như em được biết cả trường còn 3 nhà, trường đã bế giảng hôm nay, hôm trước em bị dọa không cho thi học kỳ nên em đã lên trường đóng nốt phần còn thiếu trừ khoản xã hội hóa giáo dục vì em thấy vô lý). Khoản đóng góp như thế này:
– Gia đình được mời lên là các gia đình đã đóng góp hết tất cả các khoản trừ khoản 1.310.000 VNĐ có tên là Xã hội hóa giáo dục, được biết thu để lắp máy chiếu ở các phòng học. Khoản thu này xã nhờ trường thu hộ.
– Gia đình em chưa đóng, nhưng các gia đình đóng rồi theo con họ cũng như họ được biết không có biên lai, hóa đơn, chứng từ gì, đóng thì ký xác nhận vào danh sách.
– Thấy xã đó được tài trợ nhiều, trường mầm non, trạm xá xây mới hiện đại khang trang lắm, đường bê tông … nghe nói là được tài trợ vậy chắc là xã nghèo mới xin được nhiều. Khoản này chỉ thu ở trường cấp 2, từ lớp 6-lớp 9 bằng nhau là 1.310.000 đồng, theo em được biết, hiệu trưởng trường cấp 1 từ chối thu hộ xã khoản này, với lý do là đầu năm xã đã nhờ thu 700 000 hay 900 000 gì đó cũng có tên là Xã hội hóa giáo dục như thế nên cô đã không thu.
Luật sư cho em hỏi khoản thu này có đúng quy định của pháp luật không và nếu không thì nó có những dấu hiệu vi phạm pháp luật nào? Trong giấy mời họ có nói nếu gia đình không tham gia buổi họp ngày mai sẽ bị niêm yết công khai không chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước.
Luật sư tư vấn:
1. Xã hội hóa giáo dục là gì?
Xã hội hóa giáo dục là việc vận động xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền giáo dục hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ giáo dục của nhân dân.
Xã hội hóa giáo dục tiếng Anh: Socialization of education
2. Nhà trường thu tiền xã hội hóa giáo dục có đúng không?
Nghị đinh số 69/2008/NĐ-CP Về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường quy định:
Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong luật giáo dục
“Điều 14. Nguồn thu của cơ sở thực hiện xã hội hóa
1. Thu phí, lệ phí.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa được tự quyết định mức thu trên cơ sở đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho quá trình hoạt động và có tích lũy để đầu tư phát triển.
2. Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.
3. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.
4. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
a) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;
Xem thêm: Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
c) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
d) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động;
đ) Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
e) Khoản kinh phí khác.
5. Nguồn khác: viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng.”
“Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở thực hiện xã hội hóa
1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải đăng ký với cơ quan thuế khi hoạt động làm căn cứ xác định ưu đãi và nghĩa vụ về thuế.
2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa phải tuân thủ theo điều lệ hoạt động, bảo đảm các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, nhân lực, cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật để cung cấp cho xã hội các sản phẩm, dịch vụ đạt yêu cầu, tiêu chuẩn về nội dung và chất lượng.
Xem thêm: Quy định về xử lý kỷ luật với sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy
3. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện công khai mức thu phí, lệ phí theo từng dịch vụ, công khai hoạt động, công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai mức hỗ trợ và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ (nếu có).
Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động và tài chính của cơ sở gửi cơ quan quản lý ngành, cơ quan tài chính và cơ quan thuế cùng cấp theo quy định của pháp luật.
4. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp.
5. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê; thực hiện kiểm toán hàng năm và công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khoản thu cho Xã hội hóa giáo dục là một khoản thu đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về vấn đề lắp máy chiếu cho các phòng học thì cơ sở thực hiện việc thu sẽ là chính trường học đó chứ không phải do UBND cấp xã thu.
Khoản thu cho xã hội hóa giáo dục là hợp pháp, tuy nhiên hiện nay có nhiều cơ sở đang lợi dụng khoản thu này để thu nhiều khoản tiền bất hợp lý. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn có những căn cứ chứng minh rằng khoản thu này của nhà trường là bất hợp lý, không thực sự nhằm mục đích xã hội hóa giáo dục thì bạn có thể làm đơn khiếu nại.