XỬ TRÍ KHI BỊ CHÓ CẮN XƯỚC NHẸ Ở TAY CÓ CẦN TIÊM PHÒNG DẠI KHÔNG?
Đối với người Việt Nam, chó và mèo là loại vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình. Tuy đây là những động vật khá khôn ngoan, quấn quýt với người nhưng vẫn có thể xảy ra nguy cơ bị chó, mèo cắn khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chúng. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng và mang vi rút bệnh dại. Việc xử trí đúng khi bị chó, mèo cắn là rất quan trọng.
Bạn đang xem: Bị chó cắn xước nhẹ ở tay
Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.
Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam theo mọi người mach bảo để điều trị. Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.
Ảnh minh họa
Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Vì vết thương do chó cắn đều làm da bị rách, dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là vi rút bệnh dại từ nước bọt của chó và vi rút uốn ván từ móng của chó. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên trong thời gian theo dõi, nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi… thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Những kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn điên dại, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn rất mạnh. Chó dại thường bỏ nhà, chạy rông và gặp bất kỳ ai cũng cắn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.
Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại… cũng cần tiêm vaccin phòng bệnh dại.
Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có vi rút dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa vi rút nên rất nguy hiểm. Do đó tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp và không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
Hiện nay, tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, đều có thể tiếp nhận bệnh nhân đến tiêm phòng bệnh dại. Mặt khác, để đẩy lùi bệnh dại nhất là vào thời điểm hiện nay nên hạn chế việc nuôi chó, mèo. Nếu nuôi thì phải xích, nhốt rọ mõm lại, tránh để chó, mèo chạy rông và phải tiêm phòng dại cho vật nuôi theo quy định, để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc./.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa – Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Quảng cáo
Bị chó cắn chảy máu là một vấn đề rất phổ biến hiện nay. Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 4 triệu người bị chó cắn và con số này ở Việt Nam cũng không hề nhỏ. Vết cắn của chó có nguy cơ gây ra các vấn đề tiềm ẩn rất nguy hiểm, chẳng hạn như nhiễm trùng, bệnh dại và còn có thể gây chết người.
Việc thực hiện các biện pháp sơ cứu khi bị chó cắn có vai trò rất quan trọng, điều này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin hữu ích trong việc xử lý vết thương nếu bị chó cắn, cũng như là khi nào thì cần đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Mục Lục
Phân loại mức độ các vết chó cắn
Thông thường, sự nghiêm trọng của vết cắn do chó gây ra sẽ được phân thành 5 mức độ khác nhau, cụ thể là:
Mức độ 1: Răng của chó không chạm vào da. Mức độ 2: Răng của chó chạm vào da, nhưng da vẫn chưa rách. Mức độ 3: Có từ một đến bốn vết thương hở, nông trên da. Mức độ 4: Một vết cắn nhưng gây ra từ một đến bốn vết thương hở. Trong đó có ít nhất một vết thương thủng sâu. Mức độ 5: Nhiều vết cắn, bao gồm một số vết thương thủng sâu. Có thể do bị chó tấn công mạnh bạo.
Mức độ 1: Răng của chó không chạm vào da. Mức độ 2: Răng của chó chạm vào da, nhưng da vẫn chưa rách. Mức độ 3: Có từ một đến bốn vết thương hở, nông trên da. Mức độ 4: Một vết cắn nhưng gây ra từ một đến bốn vết thương hở. Trong đó có ít nhất một vết thương thủng sâu. Mức độ 5: Nhiều vết cắn, bao gồm một số vết thương thủng sâu. Có thể do bị chó tấn công mạnh bạo.
Đọc tiếp
Sơ cứu khi bị chó cắn chảy máu
Rất nhiều người thường thắc mắc bị chó cắn có sao không hay nên làm gì khi bị chó cắn? Khi bị chó tấn công, răng cửa của chúng sẽ ngoạm vào phần mô thịt, đồng thời những chiếc răng nhỏ hơn có thể làm rách da. Kết quả là có thể gây nên một vết thương hở và lởm chởm. Theo các bác sĩ, nếu vết thương bị nhiễm trùng thì tình trạng sẽ rất nặng. Chính vì vậy, khi bị chó cắn, bạn nên thực hiện ngay những bước sơ cứu để xử lý vết thương nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng:
Đầu tiên, cần phải nhanh chóng kiểm tra vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, hãy rửa thật sạch vùng da đó bằng xà phòng và nước ấm. Đối với tình trạng bị chó cắn chảy máu, cần chườm bằng vải sạch trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy rồi mới rửa vết thương Ấn nhẹ lên vết thương để một ít máu chảy ra, điều này có thể giúp loại bỏ vi trùng Bôi kem kháng sinh lên vùng bị thương Sử dụng băng vô trùng để bịt kín vết thương Giữ vùng bị thương cao hơn tim để ngăn ngừa sưng và nhiễm trùng Nên làm gì khi bị chó cắn nhẹ hay bị chó con cắn có sao không? Trường hợp vết thương nhẹ ở mức độ 1, 2 hoặc 3 thì bạn có thể tự xử lý tại nhà một cách an toàn thông qua việc rửa vết thương hằng ngày và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
Đầu tiên, cần phải nhanh chóng kiểm tra vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, hãy rửa thật sạch vùng da đó bằng xà phòng và nước ấm. Đối với tình trạng bị chó cắn chảy máu, cần chườm bằng vải sạch trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy rồi mới rửa vết thương Ấn nhẹ lên vết thương để một ít máu chảy ra, điều này có thể giúp loại bỏ vi trùng Bôi kem kháng sinh lên vùng bị thương Sử dụng băng vô trùng để bịt kín vết thương Giữ vùng bị thương cao hơn tim để ngăn ngừa sưng và nhiễm trùng Nên làm gì khi bị chó cắn nhẹ hay bị chó con cắn có sao không? Trường hợp vết thương nhẹ ở mức độ 1, 2 hoặc 3 thì bạn có thể tự xử lý tại nhà một cách an toàn thông qua việc rửa vết thương hằng ngày và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
Các phương pháp tại nhà có thể giúp hạn chế không cho vết chó cắn bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, mọi người nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng vết thương đầy đủ cũng như được xử lý đúng cách và hiệu quả hơn. Cũng cần lưu ý rằng, khi bị chó cắn hãy yêu cầu chủ của chó cung cấp hồ sơ tiêm phòng của chúng. Bởi vì thông tin này sẽ là cơ sở để giúp bác sĩ quyết định việc điều trị tiếp theo.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Làm gì khi bị chó cắn? Câu trả lời là sau khi thực hiện các biện pháp xử lý vết thương tại nhà, nếu nạn nhân có các biểu hiện sau đây thì nên đưa họ đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:
Máu chảy nhiều và không kiểm soát được Vết cắn để lộ xương, gân, cơ Vết thương gây đau dữ dội Gây mất chức năng, chẳng hạn như không thể uốn cong các ngón tay Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ Người bị sốt hoặc cảm thấy yếu ớt, ngất xỉu Vết thương tiết dịch mủ vàng và có mùi hôi
Máu chảy nhiều và không kiểm soát được Vết cắn để lộ xương, gân, cơ Vết thương gây đau dữ dội Gây mất chức năng, chẳng hạn như không thể uốn cong các ngón tay Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ Người bị sốt hoặc cảm thấy yếu ớt, ngất xỉu Vết thương tiết dịch mủ vàng và có mùi hôi
Cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu bị vết cắn hở và bạn chưa tiêm phòng uốn ván trong thời gian 5 năm qua hoặc trong trường hợp con chó đã cắn bạn có biểu hiện kỳ lạ, cũng như không thể xác định rằng chúng đã được tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại hay chưa.
Ngoài ra, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người đang có bệnh lý nền (như bệnh đái tháo đường) hoặc đang điều trị y tế chẳng hạn như hóa trị liệu, cũng là các đối tượng cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ khi bị chó tấn công.
Xem thêm: Công Dụng Của Bắp Cải – 17 Công Dụng Của Cải Bắp Với Sức Khỏe & Cách Dùng
Bị chó cắn chảy máu có nguy hiểm không?
Bị chó cắn có sao không? Trường hợp bị chó cắn chảy máu nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, bao gồm: nhiễm trùng, bệnh dại, tổn thương thần kinh cơ,… và nghiêm trọng nhất là tử vong.
Nhiễm trùng khi bị chó cắn
Khoảng 50% trường hợp vết thương bị chó cắn có vi khuẩn, chủ yếu là tụ cầu, liên cầu, pasteurella và capnocytophaga. Đôi khi chó cũng có thể mang tụ cầu vàng kháng methicillin.
Người bị chó cắn có sao không? Theo các chuyên gia vết cắn ở tay hoặc chân có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Một số yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng là sử dụng rượu bia, người có hệ miễn dịch yếu kém, bệnh nhân đái tháo đường, đang hóa trị liệu hoặc cắt bỏ lá lách.
Tình trạng nhiễm trùng cần được phát hiện và điều trị sớm nhất, nếu không sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết cùng một loạt biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như suy thận, đau tim, hoại thư,…
Tổn thương dây thần kinh, cơ và xương
Khi bị chó cắn có sao không? Vết cắn sâu có thể làm tổn thương dây thần kinh, cơ và ảnh hưởng đến các mạch máu dưới da. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi vết thương trông có vẻ rất nhỏ.
Khi bị chó lớn cắn, nguy cơ dẫn đến gãy xương là rất cao, đặc biệt là ở những vị trí như chân, bàn chân hoặc bàn tay.
Bệnh dại: Nguy cơ tử vong khi bị chó cắn
Bị chó cắn có sao không? Người bị chó cắn có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh dại. Đây là một tình trạng nhiễm virus nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến tử vong trong vòng vài ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nếu vết thương được điều trị kịp thời tại cơ sở y tế và có tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bệnh dại.
Uốn ván
Bị chó cắn chảy máu ít có sao không hay bị chó con cắn chảy máu có sao không, bị chó cắn có sao không? Theo các chuyên gia sức khỏe, các vết thương khi bị chó cắn chảy máu có thể khiến vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Bệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh là một bệnh nguy hiểm. Nạn nhân bị chó cắn cần được nhập viện điều trị ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh uốn ván, bao gồm: co cứng hàm, cơ thể bị uốn cong hoặc co giật khi bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng, tiếng ồn…
Cũng giống bệnh dại, bệnh lý này có thể phòng ngừa được thông qua việc tiêm vắc-xin phòng uốn ván. Đối với người lớn, nên tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm.
Bị chó cắn có sao không? Bên cạnh các biến chứng kể trên thì vết thương khi bị chó cắn cũng sẽ để lại các vết sẹo. Đối với vết cắn nhẹ, sẹo sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, trường hợp sẹo nặng hoặc ở vùng dễ nhìn thấy như mặt thì có thể nhờ đến các kỹ thuật y tế như phẫu thuật thẩm mỹ để cải thiện tình trạng.
Chó cắn không chảy máu có sao không?
Như đã đề cập, bị chó cắn chảy máu sẽ dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Vậy nếu như bị chó cắn không chảy máu có sao không?
Nếu vết thương bị chó cắn không chảy máu mà chỉ bị ảnh hưởng ngoài da như bầm tím, lúc này sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng bởi vì vi khuẩn cũng như bụi bẩn không thể xâm nhập vào cơ thể. Để đảm bảo an toàn, trường hợp này bạn cần đi tiêm phòng theo phác đồ phơi nhiễm 3 mũi.
Đồng thời, nếu có thể thì nên theo dõi con chó, khi chó bị ốm hoặc chết thì bạn phải đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn tiêm huyết thanh phòng bệnh dại.
Tương tự, để giải đáp việc chó nhà cắn có sao không hay bị chó con cắn có sao không hay bị chó cắn không chảy máu chỉ bị bầm có sao không, bạn cần dựa vào mức độ nghiêm trọng của vết thương cũng như tình trạng bệnh của chó để có cách xử lý kịp thời.
Vết thương khi bị chó cắn chảy máu có thể rất nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị, vì thế không nên chủ quan sau khi bị chó cắn. Bên cạnh đó, việc tiêm phòng bệnh dại cho chó của bạn và tránh xa những con chó lạ là cách bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bạn và gia đình.