XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN VIÊM MŨI DỊ ỨNG | Taimuihongsg.com

XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN VIÊM MŨI DỊ ỨNG

A. VIÊM MŨI DỊ ỨNG

1. Định nghĩa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh một bệnh toàn thân, nhưng biểu hiện tại mũi, bởi niêm mạc mũi quá nhạy cảm với tác nhân gây bệnh (dị nguyên), bệnh không theo luật, chỉ cần niêm mạc mũi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên là có phản ứng quá mẫn tại niêm mạc mũi và biểu hiện các triệu chứng dị ứng xoang mũi.

2. Nguyên nhân

a. Cơ địa nhạy cảm:

Gia đình có bố hoặc mẹ bị dị ứng hoặc trong phả hệ có người bị dị ứng. Theo các cuộc điều tra cho thấy, nếu mẹ có bệnh dị ứng thì tỷ lệ mắc bệnh này ở con cái họ tới 65%, do đó có thể thấy yếu tố di truyền có liên quan mật thiết với việc phát sinh viêm mũi dị ứng.

b. Do tiếp xúc với dị nguyên:

  • Bụi nhà, đường phố, thư viện: Dị nguyên xâm nhập qua đường hô hấp như hít phải bụi nhà (trong bụi nhà có những con bọ nhà nhỏ li ti là thủ phạm gây nên dị ứng).

Video Mạt Bụi Nhà ->

  • Các dị nguyên là các biểu bì, vảy da, lông súc vật: lông mèo (có dính protein trong nước dãi mèo gây dị ứng).
  • Dị nguyên là phấn hoa, lông vũ, nấm mốc, thuốc, côn trùng.
  • Dị nguyên là thực phẩm: dị nguyên xâm nhập qua đường tiêu hóa như ăn tôm, cua, sữa, trứng gà.
  • Dị nguyên là thuốc: thuốc aspirin và một số thuốc khác có thể gây nên dị ứng.
  • Dị nguyên là hóa chất, khói thuốc lá, ozone, axit nitric, sulfur dioxit, dầu diesel… hoặc tiếp xúc với sơn, hóa chất, mỹ phẩm.
  • Dị nguyên là vi khuẩn.

c. Yếu tố môi trường, khí hậu:

Những thay đổi thời tiết đột ngột, môi trường ô nhiễm kích thích niêm mạc mũi tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng xuất hiện.

d. Yếu tố dị hình về cấu trúc giải phẫu như vẹo, gai vách ngăn mũi trở thành gai kích thích làm bệnh phát sinh.

e. Triệu chứng lâm sang:

  • Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện thành từng cơn, trong cơn các triệu chứng điển hình, ngoài cơn có thể hoàn toàn bình thường, cơn dị ứng đến đột ngột và mất đi cũng rất nhanh.
  • Thường là bắt đầu ngứa mũi, ngứa cả hai bên, có thể ngứa lan sâu vào trong xoang, ngứa lên mắt, ngứa xuống họng, ngứa da ống tai ngoài.
  • Hắt hơi từng tràng liên tục không thể kìm hãm được. Ở trẻ nhỏ đôi khi không hắt hơi mà chỉ ngạt, tắc mũi.
  • Chảy giàn giụa nước mắt, nước mũi trong như nước lã, có thể nước mũi hơi nhầy, số lượng nhiều, ướt hết cả khăn, không làm hoen ố khăn tay. Trong một số trường hợp còn kèm theo các bệnh về tiêu hóa như trướng bụng đầy hơi, có thể tiêu chảy.

B. XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN

1. Các xét nghiệm da

Đây là những yếu tố cơ bản và đầu tiên để đánh giá dị ứng học. Là một phương pháp xét nghiệm để xác định về mặt lâm sàng sự mẫn cảm của cơ thể với một dị nguyên, bằng cách đưa một hay nhiều dị nguyên vào da, sau đó đánh giá kích thước, đặc điểm của nốt sẩn và phản ứng viêm tại chỗ. Các xét nghiệm này chỉ tiến hành ở ngoài giai đoạn cấp của bệnh và trước đó bệnh nhân không được dùng thuốc ức chế viêm dị ứng. Mục đích của thử nghiệm để phát hiện kháng thể dị ứng với bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, thuốc, hóa chất, lông vũ, lông súc vật, huyết thanh.

2. Phết tế bào mũi

Phết tế bào mũi cũng có giá trị trong chuẩn đoán viêm mũi dị ứng khi trong chất tiết niêm mạc có sự hiện diện Eosinophil

3. Định lượng IgE toàn phần

Được thực hiện trên máy tự động Access 2 của hãng Beckman Counter.

XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN VIÊM MŨI DỊ ỨNG | Taimuihongsg.com

Kỹ thuật xét nghiệm hóa phát quang hạt từ CMIA

IgE toàn phần được thực hiện dựa trên phản ứng miễn dịch enzyme 2 bước:

  • Two step Sandwich
  • Antibody Detection

XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN VIÊM MŨI DỊ ỨNG | Taimuihongsg.com

4. Định lượng IgE đặc hiệu

Nồng độ IgE đặc hiệu được thực hiện dựa trên nguyên lý kỹ thuật miễn dịch Enzyme trên màng Nitrocellulose (miễn dịch thấm). Đây là xét nghiệm bán định lượng phát hiện kháng thể IgE đặc hiệu có trong huyết thanh người thử chống lại một Panel gồm 20 dị nguyên riêng biệt thường gặp tại Việt Nam.

Test : Rida Allery Sreen Panel 1 VIET

–       Derm.pteronyssinus
–       Mixed feathers (lông vũ hỗn hợp)
–      Sadines (cá mồi)

–       Derm.farinae
–       Hay dust (bụi nhà)
–      Tuna (cá ngừ)

–       Bloomia tropicalis
–       Moula fungi (nấm mốc)
–      Beef (thịt bò)

–       Cat (lông mèo)
–       Shrimps (tôm)
–      Chicken (thịt gà)

–       Dog (lông chó)
–       Crabs (Cua)
–      Egg yolk (lòng đỏ trứng)

–       Mouse (lông chuột)
–       Cuttlefish (mực nang)
–      Vegatables (các loại rau cải)

–       Cockroach (con gián)
–       Mackerel (cá thu)

D.pteronyssinus, D.farinae, Bloomia tropicalis: Đây là những ký sinh trùng thuộc họ mạt bụi nhà. Thường gặp ở những nơi ẩm ướt như tầng trệt, hầm, thảm lát sàn, khăn trải bàn, drap giường… kích thước mạt bụt rất nhỏ (< 0.2mm). Thức ăn của chúng thường là những mảnh vụn của da, thức ăn thừa của nhà bếp, phòng ăn.

Tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn và Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn chúng tôi đang triển khai dịch vụ Xét nghiệm chẩn đoán viêm mũi dị ứng phục vụ nhu cầu chẩn đoán và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Người viết : CN. Nguyễn Thị Thu Hoà

BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG SÀI GÒN
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN

1

Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn:
1 – 3 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

2

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 1:
9-11-13-15 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

3

Trung tâm Sức khỏe Doanh nghiệp:
6 – 8 Trịnh Văn Cấn, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Tp. HCM

4

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Sài Gòn – Quận 7:
441 Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Quận 7, Tp. HCM

Đặt hẹn khám:
https://taimuihongsg.com/dat-hen-kham-benh/

Trang chủ

028.38.213.456 – Chọn phím “0” để gặp Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng

Kiến thức về bệnh