XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
–>
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
—–&—–
DỰ ÁN TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG
ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON
MÔ ĐUN QL1
XÂY DỰNG TRƢỜNG MẦM NON
LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
(Dành cho cán bộ quản lý)
TÀI LIỆU BỔ TRỢ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Như chúng ta đã biết, theo kết quả điều tra EDI Việt Nam, 50,68% trẻ 5-6 tuổi bị thiếu hụt và có nguy cơ
thiếu hụt ở ít nhất một lĩnh vực. Đây là một cảnh báo với Giáo dục mầm non Việt Nam
Để nâng cao chất lượng EDI, đây là thời điểm mà chúng ta cần phải thay đổi và thống nhất quan điểm và
cách thực hiện
Làm thế nào để phát triển chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng
Vì vậy, module này là để giúp cán bộ quản lý hiểu rõ hơn về cách tiếp cận giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và
lập kế hoạch giáo dục dựa trên quan điểm tiếp cận này. Hơn nữa, nhà quản lý cần biết cách vận dụng quan
điểm tiếp cận này vào việc hướng dẫn và hỗ trợ giáo viện thực hiện chương trình giáo dục mầm non một
cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu
giáo dục đã đề ra.
NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Giới thiệu
2. Học tập
3. Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
4. Thiết kế môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
5. Lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
6. Kết luận
7. Kế hoạch hành động cá nhân
GIỚI THIỆU VỀ GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
HỌC TẬP
Học là gì? Làm thế nào để chúng ta biết đƣợc khi nào thì việc học diễn ra?
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
Việc hoc xảy ra
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
2
HỌC TẬP VÀ VUI CHƠI
Trẻ học và học có hiệu quả khi tham gia vào các hoạt động. Trẻ càng tham gia nhiều hoạt động thì học được
càng nhiều. Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ việc học của trẻ
Vui chơi cho trẻ cơ hội đƣợc
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
____________________________________________________
BẢN THÂN TÔI
Khi tôi còn nhỏ
– Thứ mà tôi thích học là …………………………………………………………………………………………………….
– Tôi không thích học về ……………………………………………………………………………………………………..
– Điều mà tôi thích làm nhất là …………………………………………………………………………………………….
– Người có ảnh hưởng nhất đến tôi là ……………………………………………………………………………………
Khi tôi lớn:
– Tôi giỏi ………………………………………………………………………………………………………………………….
– Tôi không giỏi …………………………………………………………………………………………………………………
– Tôi thích học về ……………………………………………………………………………………………………………….
– Tôi không hứng thú học về ……………………………………………………………………………………………….
– Tôi thường học tốt nhất bằng cách ……………………………………………………………………………………..
3
GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Những trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phải
được xây dựng trển cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm
Điều này có nghĩa là chúng ta phải cận trọng để không cố gắng dạy cho trẻ những gì quá khó đối
với trẻ để có thê hiểu hoặc làm
Ví dụ:
Cố gắng dạy trẻ thêm 2 chữ số trước khi trẻ hiểu về số lượng và ý nghĩa của con số
Hoặc: cố gắng dạy một đứa trẻ viết trước khi trẻ có thể tạo được các nét thẳng, nét xiên,
trước khi trẻ biết cầm và sử dụng bút chì, và nhận ra được các con chữ trong bảng chữ cái
Hoặc: mong đợi một đứa trẻ hợp tác tốt với trẻ khác khi trẻ đó vẫn còn hạn chế về kỹ năng
ngôn ngữ tiếng Việt
Để hỗ trợ trẻ học tập, chúng ta cần
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo
Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu , đánh giá đúng và được tôn
trong.
Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công
Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua vui chơi.
Học bằng chơi, chơi mà học
Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang
thực hiện, bằng cách
đặt những câu hỏi mang tính tư duy
lắng nghe trẻ
trò chuyện và giao tiếp với trẻ
chỉ dẫn
đưa ra gợi ý
khuyến khích trẻ
chơi cùng trẻ
củng cố kiến thức và các kĩ năng khác
Hỗ trợ và mở rộng việc học của trẻ
Cách chúng ta nói chuyện với trẻ là vô cùng quan trọng.
Hiện nay, đàm thoại hơn là “thuyết trình theo kịch bản” và được coi là một trong các phương pháp
dạy học quan trọng nhất
4
Đây là mốt số ý kiến về việc giáo viên có thể làm như thế nào để phát triển tư duy và việc học cho
trẻ
Khi trẻ vui chơi, giáo viên có thể phất triển tƣ duy và việc học của trẻ bằng cách
Khuyến khích trẻ thiết lập mỗi quan hệ với những gì trẻ đã biết và có thể làm hoặc với
những kinh nghiệm có sự tương đồng
Sử dụng các từ ngữ để miêu tả những gì trẻ đang làm
Khuyến khích trẻ mở rộng và phát triển các trò chơi tưởng tượng. Ví dụ: Ngồi trên một dụng
cụ nào đó trong góc hoạt động đóng vai và nói “ Tôi khát nước quá. Có thể cho tôi chút gì
đó để uống được không?” Hoặc giả vờ rót và uống một tách trà, rồi nói “Tôi rất thích trà. Ôi,
nó nóng quá. Tôi sẽ phải uống từ từ thôi. Ừm, ngon tuyệt! Có gì để ăn không hả bác?..
Sử dụng các tình huống có vấn đề và các thách thức nảy sinh trong quá trình chơi để khuyến
khích trẻ thảo luận và tìm cách giải quyết. Ví dụ: Tôi đang băn khoăn là chúng ta có thể làm
gì để cho cây cầu có độ cao đủ để cho những chiếc đi chui được qua gầm cầu. Lắng nghe các
ý kiến thảo luận của trẻ và đề xuất thử xem giải pháp đó thế nào “Chúng ta hãy xem làm thế
có được không”
Tập trung vào sự tham gia của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi. Ví dụ: Khi trẻ chơi
ở góc hoạt động gia đình, cô có thể nói “ Làm ơn cho tôi xin một tách trà to hơn được
không?
Giúp đỡ trẻ làm gì đó, ví dụ cầm tay trẻ, cầm đồ vật, minh họa hoặc nói cho trẻ biết việc đó
sẽ được thực hiện như thế nào
Đôi lúc cần duy trì hội thoại và thảo luận giữa cô và trẻ, cả cô và trẻ cùng đưa ra các ý kiến
và lắng nghe lẫn nhau
Chiến lƣợc giúp trẻ phát triển kĩ năng và thành công trong học tập
Kích thích trẻ thử nghiệm và khám phá thông qua các hoạt động trải nghiệm.
Phối hợp hài hòa giữa nhu cầu của trẻ và điều trẻ cần- điều chỉnh nội dụng cho phù hợp với
mức độ phát triển và nhu cầu khác nhau của trẻ
Linh họat trong cách sử dụng các phương pháp, hoạt động học tập.
Sử dụng hội thoại và đặt câu hỏi để tìm thông tin và giúp trẻ thể hiện và phân loại những gì
chúng biết và hiểu
Sử dụng cách động viên, khuyến khích và khen trẻ phù hợp với tình huống và tính cách của
trẻ.
Đưa trẻ đến các góc học tập, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành, vui chơi, tìm tòi,
khám phá.
Cung cấp nhiều cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động mang tính tưởng tượng và sáng tạo
Quan sát, tương tác với trẻ.
Dành thời gian cho trẻ chơi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, quan sát và đưa ra các ý kiến
Tạo cơ hội cho trẻ được chơi một mình và chơi cùng các bạn khác
Linh hoạt, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhu cầu, trình độ phát triển của trẻ.
Cung cấp cho trẻ địa điểm, thời gian hoạt động và đầy đủ phương tiện hoạt động. Cần tận
dụng nguồn vật liệu có sẵn ở địa phương.
Thiết kế bài học mang tính thiết thực, phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ
Tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi có sự hướng dẫn của giáo viên và qua các
giờ học chung theo kế hoạch
Tạo cơ hội cho trẻ được chơi một mình và chơi cùng các bạn khác
5
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
THIẾT KẾ MÔI TRƢỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Như chúng ta đã lưu ý với nhau ở phần trước, việc học và việc dạy không tự nó diễn ra mà nhà quản
lý và giáo viên cần tạo ra các điều kiện để thực hiện . Họ cần suy nghĩ một cách cẩn trọng về môi
trường xã hội- là cách mà giáo viên tương tác với trẻ để hỗ trợ trẻ học tập. Họ cũng cần sắp xếp một
môi trường vật chất và tối đa hóa các cơ hội học tập của trẻ. Điều này đòi hỏi phải được lập kế
hoạch một cách cẩn thận.
MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP
Cách thức mà môi trường học tập (môi trường giáo dục) trong trường MN được thiết kế, sắp xếp sẽ
ảnh hưởng đến:
việc học của trẻ,
cách học của trẻ
cách mà giáo viên dạy.
Môi trường giáo dục có sự ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến
việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không
Môi trường xã hội và môi trường vật chất tác động đến việc cô và trẻ cảm nhận như thế nào, đến
việc sử dụng các nguồn học liệu, vật liệu và phương tiện, đến bản chất tự nhiên của hoạt động vui
chơi của trẻ, và đến sự tương tác giữa cô và trẻ.
Cả hai môi trường bên trong và bên ngoài lớp học đều rất quan trọng đối với việc dạy và học của
cô và trẻ.
Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà
trẻ đang ở đó.Vì vậy trẻ cần có nhiều cơ hội để chơi và học ở cả bên trong và ngoài lớp học.
6
Môi trƣờng học tập lấy trẻ làm trung tâm
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Trẻ có thể:
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Ý nghĩa của sự đa dạng các góc cho trẻ hoạt động trong cùng một thời điểm là gì?
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
THIẾT KẾ MÔI TRƢỜNG
Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc hoạt độngchính được duy trì thường xuyên, chúng không cần
phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này.
Cũng rất quan trọng là việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại. Ví dụ: để thay đổi sự tập trung
của góc hoạt động đóng vai từ trò chơi gia đình sang trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ
trưa bằng cách di chuyển một số giá để để đồ
7
Khi thiết kế các góc hoạt động cần chú ý
Sắp xếp: những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt động động)
Giới hạn không gian: chiếu, giá, đồ dùng
Nhiều góc sẽ ở trong phòng
Kiểu lưu chuyển: đảm bảo rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn
chế tối đa sự cản trở . Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va
chạm vào trẻ khác hay vướng vào đồ vật hoặc bị vấp ngã.
Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng
Các góc phải được bày biện hấp dẫn
Không gian để chơi và lối đi giữa các góc: cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ
để trẻ có thể hoạt động được thoải mái
Không cần thiết phải dành ra một không gian rộng thoáng cố định vì có thể sẽ khó khăn cho
việc sắp xếp các góc hoạt động , hạn chế việc học và chơi của trẻ trong các góc hoạt động
này
HỌC LIỆU VÀ PHƢƠNG TIỆN TRONG GÓC HOẠT ĐỘNG
Điều quan trọng là các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được
lên kế hoạch thật cẩn trọng để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ
tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác
Học liệu và phƣơng tiện trong góc hoạt động hợp lý
Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt
động chơi và học của trẻ
Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ.
Đầy đủ và đa dạng
Phong phú và được bổ sung khi cần
Được bày biên một cách hấp dẫn
Sắp đặt hợp lý và thuận tiện
Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng
Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu
phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương) của trẻ trong
trường và của cộng đồng.
Đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó
8
MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP NGOÀI TRỜI
Nếu chúng ta định tạo nhiều cơ hội cho trẻ phát triển và học tập, chúng ta cần đánh giá cao và tận dụng môi
trường ngoài trời
Các góc hoạt động ngoài trời khác nhau
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Một số phƣơng pháp mà giáo viên có thể hỗ trợ việc học và tƣ duy của trẻ
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Cán bộ quản lí có thể làm gì để cải thiện môi trƣờng hoạt động ngoài trời cho trẻ?
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
9
Giúp trẻ ổn định trong các góc hoạt động
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: bổ sung thêm học liệu,
đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc hoạt động…
Phong phú các góc hoạt động trong lớp và ngoài trời
Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác
nhau
Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương
Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động
Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy
Trẻ có thể chủ động:
tích cực:
vui chơi
tìm tòi khám phá
trải nghiệm
thực hành
sáng tạo
hợp tác
trò chuyện và chia sẻ ý tưởng
LẬP KẾ HOẠCH TRÊN QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
Kế hoạch bằng văn bản là những tài liệu quan trọng ghi lại những dự định về học tập của trẻ và
chiến lược giảng dạy.
Kế hoạch đòi hỏi hiểu biết tốt theo các yêu cầu trẻ em chương trình giáo dục mầm non, cần phải có
nội dung yêu cầu và kết quả mong muốn. Ở Việt Nam lập kế hoạch cũng đưa vào các kết quả về chỉ
số EDI và hỗ trợ để trẻ tiến bộ dựa trên các chỉ số đó.
Kế hoạch phải dựa trên quan sát của các giáo viên và kiến thức của trẻ – phải dựa trên sở thích của
trẻ em, kiến thức, khả năng, đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh văn hóa và nhu cầu của trẻ. Nó có thể
sẽ hữu ích nếu đưa vào những ý tưởng của các bậc cha mẹ và các thành viên cộng đồng.
Các kế hoạch này phải được dựa trên những hiểu biết về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm giáo dục và đảm bảo rằng:
trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình
trẻ học thông qua chơi
10
trẻ học hỏi bằng nhiều cách khác nhau
Giáo viên cần phải suy nghĩ cẩn thận về những gì họ muốn trẻ em để học và làm thế nào điều này
tốt nhất có thể xảy ra thông qua quá trình tham gia và khuyến khích và động viên trẻ.
Giáo viên cần phải suy nghĩ về:
những kinh nghiệm và cơ hội sẽ hỗ trợ được các mục tiêu học tập mong muốn;
sự tương tác và chiến lược giảng dạy để hỗ trợ học tập
yêu cầu thay đổi môi trường học tập trong nhà và ngoài trời
vị trí và thời lượng thực hiện các hoạt động/trải nghiệm
Giáo viên cũng cần suy nghĩ về những kế hoạch cho cả nhóm trẻ và kế hoạch riêng của từng trẻ.
Các kế hoạch cần phải đủ linh hoạt để thích ứng với hoàn cảnh có thể thay đổi đột xuất. Thiếu sự
linh hoạt và quá nhiều cơ cấu, và người lớn kiểm soát quá nhiều có thể hạn chế việc học của trẻ em
và các cơ hội cho giảng dạy.
Các kế hoạch sẽ hiệu quả nhất nếu đưa cả phần tổng kết những hoạt động đã xảy ra và những gì trẻ
đã làm và những gì trẻ đang quan tâm
LẬP
ĐIỀU
CHỈNH
KẾ
HOẠCH
ĐÁNH
GIÁ
THỰC
HIỆN
Quá trình phát triển chương trình giáo dục đòi hỏi giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch Thực
hiện Đánh giá Điều chỉnh Lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo, để đáp ứng với nhu cầu
học tập của trẻ
Vai trò của CBQL là rất quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch và giúp giáo viên độc
lập trongviệc lập kế hoạch – Rút cuộc, giáo viên chính là những người hiểu học sinh của mình nhất
và cần phải biết cái gì phù hợp để cho trẻ học và trẻ làm
11
CBQL có thể làm gì để giúp giáo viên lập kế hoạch theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm?
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
LẬP KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu:
Xác định theo các lĩnh vực phát triển:
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội
Phát triển thẩm mỹ
2. Nội dung
Trả lời các câu hỏi:
Dạy trẻ hiểu gì, biết gì? (Kiến thức gì?)
Dạy trẻ những kỹ năng nào? ( Kỹ năng nào?)
Giáo dục trẻ có thái độ như thế nào với thế giới xung quanh?
3. Hoạt động
Triển khai thực hiện nội dung trên thông qua những hoạt động nào
Học tâp (các môn học: Toán, khám phá MTXQ, tạo hình, Âm nhạc)
Góc hoạt động: Đóng vai, Xây dựng- lắp ghép, Toán và Khám phá, Biểu diễn, Sáchtruyện, Chữ cái….
Hoạt động ngoài trời
Tham quan
Lao động
Lễ hội
4. Kế hoạch thực hiện:
Có nhiều cách để trình bày, tùy vào từng giáo viên. Có thể :
Lập kế hoạch theo các lĩnh vực hoạt động
Lập kế hoạch dựa trên nội dung
Lập kế dựa vào lịch sinh hoạt hàng ngày
12
Lập kế hoạch giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, bởi vì:
Có những nội dung không đưa được vào kế hoạch mà giáo viên cần giải quyết trong hoàn
cảnh thực tế xảy ra (Ví dụ)
Có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi, nên không thực hiện
được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng một nội dung khác (Ví dụ)
Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển
Lập kế hoạch cần phải có suy nghĩ trƣớc và bao gồm các quyết định về
Mục tiêu và kết quả mong đợi với việc học của trẻ
Các trải nghiệm và các cơ hội hỗ trợ những kết quả mong đợi đó
Vật liệu và đồ dùng
Địa điểm và thời gian cho trẻ trải nghiệm
Vai trò của giáo viên – họ sẽ làm gì và nói gì
Nếu một hoạt động không đi theo kế hoạch hoặc nó không diễn ra, giáo viên có thể đánh giá xem
liệu hoạt động đó có phù hợp với trẻ không và có thể tìm kiếm các cơ hội khác để đạt được hoạt
động học tập như đã kỳ vọng cho trẻ.
KẾT LUẬN
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất trong mọi
hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non để đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục
mầm non có hiệu quả, có chất lượng và tất cả trẻ được hưởng lợi từ chương trình này.
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo
dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể
của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục …. Mọi hoạt động đều
hƣớng tới từng trẻ cũng nhƣ từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ đƣợc
học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực.
Thực tiễn giáo dục mầm non của Việt Nam hiện nay đòi hỏi nhà quản lí cần hiểu đúng, hiểu sâu sắc
và vận dụng vào thực tiễn quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong công tác chỉ đạo và hỗ trợ
chuyên môn cho GVMN. Việc hỗ trợ chuyên môn của nhà quản lí cần rất cụ thể, sát thực, linh
hoạt, không áp đặt. Cần khuyến khích sự sáng tạo của GV, tôn trọng giáo viên (bởi giáo viên
là người hiểu trẻ rõ nhất )
13
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÁ NHÂN
Thực tế giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trƣờng anh/chị làm việc/ làm với
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Một điều gì đó có thể đạt mà anh/chị có thể làm để cải thiện môi trƣờng học tập và anh/chị có
thể làm trong
Môi trƣờng học tập trong nhà
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Môi trƣờng học tập ngoài trời
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Một điều gì đó có thể đạt đƣợc mà bạn có thể làm để giúp giáo viên thực hiện phƣơng pháp
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
Làm thế nào bạn có thể làm điều này
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
______________________________________________________________________________
14
Nhờ tải bản gốc