Word 03 Raw – Cũng đã đến lúc nghẹn ngào nói lời chào đến mối tình đầu Một cuốn sách ngọt – Số điện – Studocu

Số điện thoại: «Số_điện_thoại»
Địa chỉ: «Địa_chỉ»

TOÀN CẦU HÓA

Toàn cầu hóa 1 là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế
thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức
hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v… trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm
vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung
và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta
chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ
thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá.

Thời kỳ bắt đầu dùng vàng làm tiêu chuẩn của hệ thống tiền tệ (bản vị vàng) và tự do hoá
trong thế kỷ thứ 19 thường được chính thức gọi là “thời kỳ đầu của toàn cầu hoá”.

BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẦU HÓA

  1. Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những
    vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma
    tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.
    a. Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới
    b. Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
    c. Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như
    Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại
    d. Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm
    như phim ảnh hay sách báo.
  2. Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến
    đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai
    tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.
    a. Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
    b. Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
    c. Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu
    d. Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
    e. Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
    f. Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các
    giao dịch quốc tế
    g. Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v. luật bản quyền
  3. Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới
    lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
    (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:
    1 Globalization

cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận
dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;

Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn
hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông
lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc
quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự ” Mỹ hoá ” thế giới.

Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:

nỗ lực che giấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.

cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự
đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.

Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng
“tiếng Anh toàn cầu” (“globish”, viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh nghèo nàn
do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài. (Lưu ý là
“tiếng Anh toàn cầu” không phải là tiếng Anh cơ bản như trong phiên bản Wikipedia bằng
tiếng Anh đơn giản).

Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới:
thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ
tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh
cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự
trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là “tiếng Anh
toàn cầu” (“globish”) vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm,
ngữ pháp, từ vựng, v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, “tiếng Anh toàn cầu” là
kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho
rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm
giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh – franglais).

Khía cạnh chính trị

Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và
cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp
thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia.
Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can
thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn
đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.

Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn
2 cầu hoá này dựa trên khái niệm “công dân thế giới”, bằng cách kêu gọi mọi người sống trên

2

hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không
thông qua một bức màn “quốc tế”.

Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp
pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân
trên thế giới.

NHỮNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA

ĐỐI VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI

Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn
ngày càng nhanh hơn. Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng
12/2001 thì một năm sau đó, sản lượng khai thác than của nước này bắt đầu tăng mạnh.
Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại Ấn Độ, tuy ở quy mô nhỏ hơn.

Mặt khác, toàn cầu hóa làm tăng lượng khí thải dioxide carbon trên thế giới. Nếu thế giới
đốt than một cách nhanh chóng hơn và không cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch khác,
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu này tiếp tục gia tăng sẽ đe dọa
đến môi trường sống con người.

Thêm vào đó, toàn cầu hóa khiến lãnh đạo các quốc gia gần như không thể dự đoán được
những tác động trên phạm vi toàn cầu từ các quyết định chính sách của họ. Chẳng hạn, nếu
một quốc gia đưa ra quyết định cắt giảm khí thải nhưng lại có thể gián tiếp khuyến khích
hoạt động sản xuất, khai thác than ở nước khác.

Một vấn đề khác là toàn cầu hóa khiến giá dầu thế giới bị đẩy lên cao. Trong lịch sử, thế
giới đã trải qua hai thời kỳ giá dầu đạt đỉnh. Giai đoạn đầu từ năm 1973-1983, xảy ra sau
khi nguồn cung dầu của Mỹ bắt đầu giảm vào năm 1970.

Sau năm 1983, giá dầu trở lại mức từ 30-40 USD/thùng so với giá 20 USD/thùng trước năm
1970 nhờ sản lượng khai thác dầu tại Biển Bắc, Alaska và Mexico tăng và nhu cầu tiêu thụ
dầu giảm.

Giai đoạn thứ hai từ năm 2005 đến nay, trong đó giá dầu tăng cao trở lại và đưa đến nhiều
hệ luỵ hơn, do nguồn cung tăng không đáng kể trong khi nhu cầu sử dụng dầu bùng nổ vì
toàn cầu hóa.

Toàn cầu hóa còn chuyển nhu cầu tiêu thụ dầu từ các nước phát triển sang các nước đang
phát triển. Nguồn cung dầu thế giới không tăng trong khi cầu ngày càng tăng khiến giá dầu
tăng vọt, trở thành môt thác thức nghiêm trọng đối với các nền kinh tế lớn tiêu thụ nhiều
năng lượng như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

như trả tiền lương công nhân thấp; không tuân thủ các quy định về môi trường… Trong đó,
hạ thấp giá trị đồng nội tệ tương đối so với các đồng tiền khác cũng là một sự lựa chọn.

Tuy nhiên, giá cả các mặt hàng nhập khẩu bị đẩy lên do đồng nội tệ được định giá thấp sẽ
dẫn đến mất cân bằng hàng hóa và dịch vụ trên thực tế.

Toàn cầu hóa cũng khiến nhiều quốc gia phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Do toàn cầu hóa,
hàng hóa giá rẻ hơn từ bên ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường trong nước khiến các nước sẽ
không quan tâm sản xuất các mặt hàng đó và ngày càng lệ thuộc vào hàng nhập khẩu.

Trong trường hợp hệ thống thương mại thế giới biến động đột ngột thì vấn đề sẽ trở nên
nghiêm trọng. Ngay cả khi sự phụ thuộc không liên quan đến an ninh lương thực thì sự phụ
thuộc vào các thiết bị, linh kiện sản xuất công nghiệp cũng gây ra nhiều vấn đề đối với nền
kinh tế khi hoạt động nhập khẩu bị gián đoạn.

Cuối cùng, toàn cầu hóa liên kết các nước với nhau, do đó sự sụp đổ của một quốc gia có
khả năng gây ra hiệu ứng đôminô lan truyền sang các quốc gia khác. Lịch sử đã chứng
nhiều nền văn minh khởi đầu từ sơ khai, phát triển rực rỡ và sau đó lụi tàn.

Thế giới hiện nay không quá khác xa với chu kỳ trên là mấy. Sự khác biệt quan trọng chỉ có
thể là số lượng và mức độ tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày nay chặt chẽ hơn. Thất
bại của một quốc gia có nguy cơ kéo theo sự sụp đổ của nhiều quốc gia khác và thậm chí là
cả hệ thống.

Ngược lại, các nền văn minh trong quá khứ, khi mà sự phụ thuộc lẫn nhau không nhiều, sự
sụp đổ của một nước lại là mảnh đất màu mỡ cho phần còn lại phát triển. Nhưng mô hình
này là không thể trong trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay./.