Website tĩnh – động và ưu nhược điểm (Phần 1)
1. Website tĩnh
Là những website sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ HTML hoặc DHTML (có đuôi html hoặc htm), chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không đui kèm cơ sở dữ liệu, tức là người dùng sẽ không thể gửi bài, đặt hàng, quản trị viên website không thể thêm bớt hoặc là sửa thông tin sản phẩm. Với những trang web này thì sau khi chúng ta tải trang từ máy chủ xuống, trình duyệt sẽ biên dịch lại mã và sau đó hiển thị nội dung trang web, còn người dùng gần như không thể tương tác với web.
Người ta thường sử dụng trang web tĩnh khi có mục đích tạo nên những website vốn có ít nội dung, nội dung ít cập nhật hoặc thay đổi. Loại web này cũng thích hợp cho những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở giai đoạn mới làm quen với môi trường internet hoặc nhu cầu sử dụng ít.
Ưu điểm của website tĩnh
– Website tĩnh không chứa cơ sở dữ liệu, không mất thời gian truy vấn cơ sở dữ liệu nên chạy rất nhanh, ít tốn tài nguyên máy tính, ít khi bị hack.
– Thiết kế đồ hoạ đẹp: giao diện web tĩnh có thiết kế đẹp, cuốn hút hơn trang web động ở khía cạnh mỹ thuật đồ họa bởi người có thể hoàn toàn tự do thể hiện ý tưởng trên toàn diện tích trang.
– Thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm: do địa chỉ URL của các ngôn ngữ HTML, HTM dùng để tĩnh không bao gồm các dấu chấm hỏi như trang web động, tức không chứa ký tự đặc biệt nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm.
– Chi phí đầu tư thấp: chi phí cho việc thiết kế website tĩnh thấp hơn đáng kể so với website động do khi thiết kế không cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu, thuê chỗ cho cơ sở dữ liệu, lập trình phần mề cho webiste và cũng không phải bỏ chi phí cho việc yêu cầu hệ điều hành tương thích.
Nhược điểm của website tĩnh
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì website tĩnh cũng tồn tại những khuyết điểm. Loại web này được ví như một tờ báo giấy, không tạo được tương tác trực tiếp giữa người dùng và website, người quản trị cũng không thể tự thay đổi nội dung website nên chi phí cho việc sửa nội dung là rất cao.
– Rắc rối trong việc thay đổi hoặc cập nhật thông tin cho web:
Khi muốn thay đổi, cập nhật nội dung thông tin cho website tĩnh thì bạn bắt buộc phải biết về ngôn ngữ HTML, biết cách sử dụng các chương trình thiết kế đồ họa, thiết kế web và các chương trình để upload file lên server.
– Không tạo được sự linh hoạt trong thông tin và cũng không tạo được tương tác trực tiếp với người dùng: vì nội dung của web tĩnh được thiết kế theo dạng cố định, do đó trong trường hợp lượng truy cập tăng cao thì thông tin trên web khó đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
– Khó tích hợp, nâng cấp, mở rộng: bạn sẽ phải đối mặt với việc làm mới lại website khi có nhu cầu nâng cấp, mở rộng một website tĩnh, rất tốn kém và mất thời gian…. (còn tiếp)
Là những website sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ HTML hoặc DHTML (có đuôi html hoặc htm), chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không đui kèm cơ sở dữ liệu, tức là người dùng sẽ không thể gửi bài, đặt hàng, quản trị viên website không thể thêm bớt hoặc là sửa thông tin sản phẩm. Với những trang web này thì sau khi chúng ta tải trang từ máy chủ xuống, trình duyệt sẽ biên dịch lại mã và sau đó hiển thị nội dung trang web, còn người dùng gần như không thể tương tác với web.Người ta thường sử dụng trang web tĩnh khi có mục đích tạo nên những website vốn có ít nội dung, nội dung ít cập nhật hoặc thay đổi. Loại web này cũng thích hợp cho những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở giai đoạn mới làm quen với môi trường internet hoặc nhu cầu sử dụng ít.- Website tĩnh không chứa cơ sở dữ liệu, không mất thời gian truy vấn cơ sở dữ liệu nên chạy rất nhanh, ít tốn tài nguyên máy tính, ít khi bị hack.- Thiết kế đồ hoạ đẹp: giao diện web tĩnh có thiết kế đẹp, cuốn hút hơn trang web động ở khía cạnh mỹ thuật đồ họa bởi ngườicó thể hoàn toàn tự do thể hiện ý tưởng trên toàn diện tích trang.- Thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm: do địa chỉ URL của các ngôn ngữ HTML, HTM dùng đểtĩnh không bao gồm các dấu chấm hỏi như trang web động, tức không chứa ký tự đặc biệt nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm.- Chi phí đầu tư thấp: chi phí cho việc thiết kế website tĩnh thấp hơn đáng kể so với website động do khi thiết kế không cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu, thuê chỗ cho cơ sở dữ liệu, lập trình phần mề cho webiste và cũng không phải bỏ chi phí cho việc yêu cầu hệ điều hành tương thích.Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì website tĩnh cũng tồn tại những khuyết điểm. Loại web này được ví như một tờ báo giấy, không tạo được tương tác trực tiếp giữa người dùng và website, người quản trị cũng không thể tự thay đổi nội dung website nên chi phí cho việc sửa nội dung là rất cao.- Rắc rối trong việc thay đổi hoặc cập nhật thông tin cho web:Khi muốn thay đổi, cập nhật nội dung thông tin cho website tĩnh thì bạn bắt buộc phải biết về ngôn ngữ HTML, biết cách sử dụng các chương trình thiết kế đồ họa, thiết kế web và các chương trình để upload file lên server.- Không tạo được sự linh hoạt trong thông tin và cũng không tạo được tương tác trực tiếp với người dùng: vì nội dung của web tĩnh được thiết kế theo dạng cố định, do đó trong trường hợp lượng truy cập tăng cao thì thông tin trên web khó đáp ứng được nhu cầu của người dùng.- Khó tích hợp, nâng cấp, mở rộng: bạn sẽ phải đối mặt với việc làm mới lại website khi có nhu cầu nâng cấp, mở rộng một website tĩnh, rất tốn kém và mất thời gian…. (còn tiếp)
Đào Thơ