Website nào phải đăng ký với bộ Công Thương

Tại sao phải đăng ký với bộ Công Thương? Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương? Quy trình đăng ký ra sao?… luôn là những câu hỏi được khách hàng đặt ra. Nhằm cung cấp thêm thông tin cho khách hàng. Bài viết dưới đây, Vinalink sẽ giải đáp toàn bộ các câu hỏi về vấn đề này.

1. Tại sao phải đăng ký website với Bộ Công Thương?

Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/3013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 5 tháng 12 năm 2014 và nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại…ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013, yêu cầu tất cả các website đang hoạt động trên internet đều phải thông báo học đăng ký với BCT nếu không sẽ bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng.

Website nào cần phải đăng ký với Bộ Công Thương

Việc đăng kí website với Bộ Công Thương mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân cũng như doanh nghiệp

Ngoài ra, việc đăng kí website với Bộ Công Thương còn giúp nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Website thương mại điện tử khi đăng ký thành công sẽ được gắn 1 logo chứa đường link dẫn tới Cổng thông tin điện tử. Điều này sẽ khiến người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào website, thương hiệu của doanh nhân.

2. Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?

Nếu bạn còn đang thắc mắc rằng website nào phải đăng ký với bộ công thương thì đây chính là câu trả lời cho bạn. Những website phải thông báo với bộ công thương là những website do tổ chức, cá nhân tạo ra để phục vụ xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân đó.

Nhiều người vẫn nghĩ chỉ những website có giao dịch trực tuyến mới cần thông báo Bộ Công Thương. Nghĩa là trên website đó có giỏ hàng, người mua hàng có điền thông tin để đặt hàng. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ!

Những trang web cần phải đăng ký với bộ Công Thương

Những website phải đăng ký với Bộ Công Thương đúng theo quy định

Cụ thể theo quy định của Bộ Công Thương, các website thương mại điện tử là những trang được thiết lập từ trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. Như vậy, những website có giới thiệu dịch vụ, sản phẩm cũng được xem là website thương mại điện tử. Và nhiệm vụ của nó là trưng bày giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nên vẫn cần thông với Bộ Công Thương.

Những website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương:

– Sàn giao dịch thương mại điện tử: Là website cho phép các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức không phải chủ website có thể tiến hành 1 phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán sản phẩm, dịch vụ trên đó (không bao gồm sàn giao dịch chứng khoán).

– Website khuyến mại: Là website được thiết lập để thực hiện khuyến mại dịch vụ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

– Website đấu giá trực tuyến: LÀ website cung cấp giải pháp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không phải chủ website có thể tổ chức đấu giá cho sản phẩm của mình.

Một cá nhân lập 1 website cho phép mọi người đăng tin rao vặt, quảng cáo miễn phí thì có phải đăng ký trang web với Bộ Công Thương không? Câu trả lời là có. Vì website này thuộc vào loại “Sàn giao dịch thương mại điện tử”. Dù chỉ dừng lại ở mức đăng tin, nhưng việc này cũng đã là 1 phần trong quy trình mua bán

3. Quy trình đăng ký website với Bộ Công Thương

Quy trình đăng ký website với Bộ Công Thương

Đăng ký website theo trình tự các bước để đạt hiệu quả cao

Hiện nay đăng ký website với Bộ Công Thương là miễn phí và bạn có thể đăng ký online của Bộ Công Thương. Để chuẩn bị cho việc thông báo hoặc đăng ký bạn cần có đầy đủ các giấy tờ sau: 

– Mã số thuế công ty.

– Bản scan hoặc ảnh chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 1: Đăng ký tài khoản

Đầu tiên bạn nên đăng ký cho mình một tài khoản để, trong mục này bạn cần điền đầy đủ thông tin nhất là những mục được gắn dấu “*” bắt buộc phải nhập đúng. Tài khoản mặc định sẽ lấy mã số thuế doanh nghiệp hoặc cá nhân làm tên tài khoản và nên đăng ký email thường sử dụng để không bỏ lỡ thông tin được gửi về từ Bộ Công Thương.
Sau khi đã hoàn thành các bước nhập thông tin, bạn nhớ ấn nút đăng ký để gửi thông tin đến Bộ Công Thương.

Bước 2: Xác nhận thông tin tài khoản

Sau khi gửi đăng ký bạn sẽ nhận được email  với nội dung cho biết thông tin bạn vừa gửi sẽ được phản hồi trong vòng 3 ngày tới. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Thông tin đăng ký chính xác: bạn sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống.

Thông tin đăng ký không chính xác: bắt buộc bạn phải bổ sung thông tin hoặc đăng ký lại.

Bước 3: Khai báo website thương mại điện tử

Bạn truy cập vào trang http://online.gov.vn đăng nhập vào hệ thống với tên và mật khẩu đã được cấp.

Lựa chọn một hình thức khai báo gồm trong các hình thức sau:

+ Thông báo website: nếu là website bán hàng.

+ Đăng ký website: nếu là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến website được yêu cầu trong bản đăng ký/thông báo.

Tải file scan một trong các loại giấy tờ sau lên:

+ Thương nhân: bản scan giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư/ giấy phép đầu tư.

+ Tổ chức: bản scan quyết định thành lập.

+ Cá nhân: bản scan giấy chứng minh nhân dân.

Chọn “Gửi hồ sơ” để hoàn thành việc đăng ký/thông báo website bán hàng.

Bước 4: Xét duyệt hồ sơ

Sau khi hồ sơ được gửi đi sẽ ở trong trạng thái chờ duyệt, sau 3 ngày bạn sẽ nhận được email xác nhận đã đăng ký thành công hay chưa. Nếu chưa thành công bạn sẽ được yêu cầu cung cấp hoặc chỉnh sửa lại thông tin.

Nếu thành công bạn sẽ nhận được logo xác nhận và đường link để gắn vào nhằm phân biệt với các trang web giả mạo khác.

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc website nào đăng ký Bộ Công Thương, mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng truy cập https://thietkeweb.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 024.3972.6746 – 024.3972.6747 để được tư vấn miễn phí. 

>>> Xem ngay: Công ty thiết kế web nào tốt nhất?