Website động và tĩnh là gì và So sánh điểm khác nhau giữa 2 khái niệm
Trong thời đại công nghệ số, mỗi doanh nghiệp hay công ty đơn vị bất kỳ đều nên sở hữu một trang web của riêng mình. Bạn cũng đang muốn thiết kế một website cho doanh nghiệp của mình? Những khái niệm về website động và website tĩnh làm bạn khá lúng túng?
Vậy hãy tìm hiểu về website động và tĩnh một cách cụ thể hơn ngay trong bài viết dưới đây của Bizfly.
Mục Lục
Website động là gì?
Website động (Dynamic Website) là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ những trang web được hỗ trợ bởi một phần mềm phát triển web. Loại website này được thiết kế có thêm phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu.
Các thông tin hiển thị trên web gọi là cơ sở dữ liệu. Khi người dùng truy cập vào trình duyệt , các cơ sở dữ liệu này sẽ được gửi tới trình duyệt bằng những câu chữ, âm thanh hay dữ liệu số, dạng bảng hoặc nhiều hình thức khác.
Ví dụ nổi bật của một trang web động đó là website thương mại điện tử, trang web bán hàng trực tuyến, các trang mạng thông tin lớn,… Chính vì thế web động được thiết kế để tăng tính tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Website động là gì?
Khi thiết kế website động, nhà lập trình web sẽ phát triển web bằng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến nhất như PHP, ASP.NET, Java,… và sử dụng các cơ sở dữ liệu mạnh như My SQL, Access, MS SQL.
Điều này giúp cho chủ sở hữu web động (Chủ doanh nghiệp) có thể dễ dàng quản trị nội dung và điều hành website của mình. Từ đó, web động luôn luôn được làm mới vì bạn dễ dàng cập nhật thường xuyên thông qua việc sử dụng các công cụ cập nhật phần mềm quản trị web.
Xem thêm: Thiết kế app thương mại điện tử và các mẹo thiết kế thu hút người dùng
Website tĩnh là gì?
Website tĩnh (Static Website) chính là cách gọi khác của những website phiên bản đời đâu, gần như cái tên đã nói lên sự khác biệt rõ ràng đối với website động bên trên.
Là thuật ngữ để chỉ những trang web thường được thiết kế web có nội dùng ít cần thay đổi và cập nhật. Loại web này chỉ là một văn bản HTML đơn thuần, không có cơ sở dữ liệu đi kèm và có nhiệm vụ đăng tải các thông tin giống như một tờ báo.
Từ đó, người dùng khi truy cập vào website này sẽ không thể trò chuyện hay có các hoạt động tương tác nào đối với nó. Nội dung của web tĩnh sẽ được lên khuôn ngay từ lúc lập trình, vì vậy nếu muốn thêm bớt nội dung thì người quản lý phải biết làm lại khuôn mới cũng giống như in lại một tờ báo mới.
Website tĩnh là gì?
Đọc qua về hai khái niệm website động và website tĩnh, chắc hẳn có khá nhiều người dành lời khen cho website động. Nhưng hãy đến ngay với phần tiếp theo để có cái nhìn cụ thể về ưu nhược điểm của hai loại website này nhé.
Trong trường hợp mọi người muốn tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống cấu tạo và giao diện cơ bản của một website thì hãy tham khảo thêm thông tin tại bài viết Website là gì? Lợi ích, cấu tạo cơ bản và giao diện hoạt động của website
So sánh website động và tĩnh
Ưu điểm
Trước hết, chúng ta sẽ cập nhật những ưu điểm của một website tĩnh như sau:
- Chi phí thiết kế rẻ: Web tĩnh không phải xây dựng cơ sở dữ liệu hay lập trình phần mềm phức tạp như web động nên sẽ không tốn kém gì. Nếu có thì cũng mất một số khoản phí nhỏ cho việc thuê cơ sở dữ liệu hoặc chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích.
- Thân thiện với các công cụ tìm kiếm: Địa chỉ của trang tĩnh thường là .html, .htm,… nên sẽ dễ dàng tương thích khi được người dùng tìm kiếm trên các công cụ trình duyệt ( search engine).
- Tốc độ truy cập nhanh: Web tĩnh thực chất là những văn bản HTML nên sẽ thường load với tốc độ nhanh chóng hơn là những trang web sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu.
- Giao diện đẹp mắt: Web tĩnh thường được trình bày bằng những phần mềm đồ họa mới lạ nên sẽ cuốn hút người dùng hơn.
So sánh website động và tĩnh
Tiếp theo, phiên bản website đời sau – web động có những ưu điểm vượt trội gì so với web tĩnh:
- Dễ dàng quản lý web: Chính vì website động được truy cập dữ liệu và có khả năng xử lý các thông tin nên quản trị viên dễ dàng cập nhật các nội dung làm mới website một cách thường xuyên hơn.
- Tương tác cao: Website động được thiết kế hiện đại hơn cũng chính vì tính năng tương tác nhanh chóng giữa chủ website với người dùng ( người truy cập web). Từ đó hai bên sẽ dễ dàng trao đổi thông tin để đạt được hiệu quả nhanh chóng mà cả hai đều mong muốn.
- Tiềm năng phát triển web lớn: Nhờ vào tính tương tác cao vượt trội so với web tĩnh nên nhiều doanh nghiệp thiết kế web động sẽ đầu tư với quy mô lớn nhằm mục đích quảng bá, cung cấp sản phẩm dịch vụ một cách chuyên nghiệp hơn.
- Nâng cấp thường xuyên và nhanh chóng: Website động sẽ có nhiều tính năng linh hoạt hơn website tĩnh nên nó dễ dàng được nâng cấp và bảo trì sao cho trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website luôn thú vị và cuốn hút họ ở lại web lâu hơn.
Nhược điểm
Ngoài ra thì bạn cũng cần nắm được một vài nhược điểm của web động để xem xét doanh nghiệp của mình liệu có phù hợp hay không.
- Chi phí thiết kế cao: Đương nhiên rồi, với nhiều tính năng hiện đại, có thể xử lý thông tin và kết nối được nhiều khách hàng tiềm năng nên bạn sẽ cần đầu tư một khoản tiền không nhỏ để tạo sự chuyên nghiệp của website doanh nghiệp bạn đến với khách hàng mỗi khi truy cập.
- Cần thêm bộ phận hỗ trợ: Với chi phí thiết kế cao bên trên cùng với cấu trúc thiết kế không hề đơn giản nên nếu một khi đầu tư vào web động có quy mô lớn thì chắc chắn doanh nghiệp bạn cần tuyển thêm một bộ phận hỗ trợ chuyên ngành về mảng Công nghệ thông tin để có thể giúp website hoạt động ổn định.
Còn nhược điểm của website tĩnh là gì?
- Hạn chế trong việc quản lý web: Web tĩnh ban đầu đã được thiết kế trong một khuôn có sẵn nên nếu muốn cập nhật nội dung hay có thay đổi gì thì bạn sẽ gặp nhiều hạn chế.
- Khó nâng cấp và bảo trì: Web tĩnh được ví như là một tờ giấy báo chúng ta cầm trên tay và đọc, nếu muốn nâng cấp tờ báo đó thì chỉ có cách bạn vứt tờ báo cũ đấy đi và cầm một tờ báo mới in ra.
- Không có tính tương tác: Trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ như hiện nay, một trang web khi mất công sức xây dựng nên mà không có tính tương tác sẽ là một hạn chế đáng lo ngại đối với nhiều chủ website. Bởi người dùng luôn đòi hỏi web sang phải thường xuyên cập nhật các thông tin, sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện, các chương trình khuyến mãi thì mới thu hút được họ. Cũng chính vì lý do này mà web tĩnh dần mất đi vị thế của nó.
Khi nào lên sử dụng website động và tĩnh?
Khi nào nên dùng website động
Web động sẽ là website đa dạng hơn trong việc lựa chọn mục đích sử dụng, bạn có thể làm web tin tức, blog cá nhân hay những trang web cho doanh nghiệp mang tầm cỡ lớn hơn như website thương mại điện tử bán hàng hay web giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Khi nào lên sử dụng website động và tĩnh?
Khi nào nên dùng website tĩnh
Từ những ưu nhược điểm của web tĩnh đã nhắc đến bên trên, nếu như doanh nghiệp của bạn nhỏ thì bạn có thể thuê một người chuyên viết về web hoặc nếu muốn tiết kiệm hơn thì có thể tự học làm website để quản trị web tĩnh.
Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn lựa chọn được website động hay tĩnh cho doanh nghiệp của mình. Nếu quy mô nhỏ và mới bắt đầu tập tành tương tác trên Internet hãy chọn web tĩnh, nếu quy mô lớn cần sự tương tác cao với người dùng hãy làm web động.
Nếu bạn là một người không có kinh nghiệm cũng như kiến thức về code, lập trình web tuy nhiên vẫn muốn sở hữu một trang web phục vụ mục đích viết blog hay thậm chí là bán hàng thì hãy lựa chọn những đơn vị thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp như Bizfly Website.
Đọc thêm: Các hình thức Marketing trong thương mại điện tử phổ biến hiện nay